Tấn công Kinshasa tháng 12 năm 2013

bắt giữ các nhà báo của Đài Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Congo ở Kinshasa

Các vụ tấn công tại Kinshasa, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo do những người ủng hộ nhà lãnh đạo tôn giáo Paul Joseph Mukungubila tiến hành nhằm vào các cơ quan truyền hình, sân bay và một căn cứ quân sự tại thủ đô vào ngày 30 tháng 12 năm 2013. Lực lượng an ninh quốc gia phản ứng, hạ sát khoảng 54 kẻ tấn công. Có thêm 47 người ủng hộ Mukungubila thiệt mạng trong các vụ đụng độ riêng rẽ tại các thành phố LubumbashiKolwezi và khoảng 100 người bị bắt giữ.[1]

Các vụ tấn công Kinshasa tháng 12 năm 2013

Sân bay N'djili
Thời gian30 tháng 12 năm 2013
Địa điểm
Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo
Kết quả Lực lượng chính phủ giành lại quyền kiểm soát khu vực
Tham chiến
Những người ủng hộ Paul Joseph Mukungubila Cộng hòa Dân chủ Congo Lực lượng an ninh CHDC Congo
Thương vong và tổn thất
103 thiệt mạng, 100 bị bắt giữ Một binh sĩ thiệt mạng, một nhân viên Liên Hợp Quốc bị thương

Tấn công sửa

Các cuộc tấn công của những người cầm dao nhằm vào các cơ quan truyền thông, sân bay quốc tế N'Djili và doanh trại quân đội Đại tá Tshatshi từ khoảng 7.00 giờ sáng theo múi giờ địa phương.[2] Nhà lãnh đạo tôn giáo và nguyên ứng cử viên tổng thống Paul Joseph Mukungubila nhận trách nhiệm về tình trạng bạo lực. Một đại tá quân đội bị thiệt mạng trong giao tranh tại căn cứ quân đội song bộ trưởng Bộ thông tin là Lambert Mende tuyên bố rằng chính phủ sẽ duy trì trật tự "bằng bất cứ giá nào" và nói rằng không có cơ hội để những kẻ tấn công "duy trì vị trí của chúng, thậm chí chỉ là một tiếng".[2][3] Mende nói rằng 54 người tấn công bị hạ sát.[1] Một công dân Congo làm việc cho chương trình MONUSCO của Liên Hợp Quốc bị thương do hỏa lực tại sân bay.[2]

Người của Mukungubila buộc hai nhân viên truyền thông phải đọc một tuyên bố chính trị chỉ trích Tổng thống Joseph Kabila trên sóng truyền hình. Tuyên bố nói rằng "Gideon Mukungubila đến để giải phóng các bạn khỏi ách nô lệ của người Rwanda", một ám chỉ đến việc nhậm chức của phụ thân của Kabila do nhân vật này trở thành tổng thống nhờ binh sĩ được Rwanda ủng hộ trong cuộc nổi dậy 1996–1997.[3] Chính phủ có thể ngắt phát sóng.[2]

Hậu quả sửa

Mukungubila bác bỏ việc ông tiến một cuộc đảo chính và tuyên bố bạo lực là phản ứng của những người theo ông trước sự quấy nhiễu của chính phủ. Để đối phó với các cuộc tấn công, các chốt kiểm soát cảnh sát và quân sự được thiết lập khắp Kinshasa.[3] Một cuộc giao tranh riêng rẽ giữa lực lượng an ninh và tay súng tại Lubumbashi thuộc tỉnh Katanga ban đầu được cho là bắt nguồn từ một chương trình giải trừ quân bị và không liên quan đến các cuộc tấn công tại Kinshasa.[3] Tuy nhiên, các nguồn sau đó cho biết rằng giao tranh tại Lubumbashi diễn ra khi các lực lượng an ninh tấn công một nhà thờ có liên hệ với Mukungubila, hạ sát 45 người.[1][4] Một số vụ bắt giữ được tiến hành tại Lubumbashi.[3] Có thêm một người thiệt mạng trong một sự cố có liên quan tại Kolwezi.[1]

Phiến quân Mai Mai cũng chiếm sân bay tại Kindu thuộc tỉnh Maniema trước khi bị các lực lượng Liên Hợp Quốc và chính phủ đẩy lui trong cùng ngày, song không rõ sự kiện này có liên quan đến tình hình tại Kinshasa hay không.[2] Chính phủ ban hành một lệnh bắt giữ đối với Mukungubila.[1]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e “Congo Issues Warrant for Prophet After 101 People Killed (2)”. Bloomberg Business Week. ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ a b c d e “UPDATE 4-Congo's army repels attacks in Kinshasa, dozens killed”. Reuters. ngày 30 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ a b c d e “DR Congo 'repulses' TV, airport and army base attacks”. BBC News. ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ “Congo army clashes with Mukungubila's followers in Lubumbashi”. Reuters Africa. ngày 30 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.