Tằm ăn dâu, hay Tàm thực (chữ Hán giản thể: 蚕食策略, "Tàm thực sách lược"[1]) là một sách lược chính trị thường được dán nhãn chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc liên quan các biện pháp và hành động xâm lấn dài hạn đối với lãnh thổ và lãnh hải các nước láng giềng.[2] Chiến lược này chia nhỏ các mục tiêu và xâm chiếm từng bước, từng phần nhỏ trong một thời gian dài theo kiểu gặm nhấm. Chiến lược này được xem là cắt lát salami kiểu Trung Quốc.[3][4] Một cách trái ngược, truyền thông Trung Quốc cũng sử dụng "Tàm thực sách lược" để chỉ việc các quốc gia láng giềng xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải của họ.[1]

Hình tượng

Tằm ăn dâu cũng đề cập đến quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam của Đại Việt trong nhiều thế kỷ, để tạo nên lãnh thổ Việt Nam như ngày nay.[5]

Lịch sử sửa

Trung Quốc sửa

Trọng tâm của chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc là mở rộng lãnh thổ của nước này, điều này đã diễn ra không ngừng trong lịch sử, xuyên suốt từ thời cổ đại, với việc mở rộng của nước Sở, quốc gia chư hầu rộng nhất của nhà Chu và là nước mở rộng mạnh nhất Trung Hoa về phía nam, về sau được thúc đẩy bởi nhà Tần (thế kỷ 3 TCN)[6] và tiếp theo là nhà Hán (từ thế kỷ 2 TCN), cho đến các triều đại sau. Việc mở rộng là theo nhiều hướng, cả phía nam, phía tây và phía bắc. Nhưng việc mở rộng không phải lúc nào cũng suôn sẻ, các triều đại Trung Quốc luôn gặp phải sự phản kháng.[6] Sách lược của hầu hết các triều đại Trung Quốc là "Tằm ăn dâu", tiến hành xâm lấn các nước xung quanh từng bước để mở rộng đất đai, đẩy xa dần biên giới của Trung Quốc. Sách lược này không chỉ diễn ra bằng chiến tranh, mà cả diễn ra trong thời bình. Theo cách diễn giải của Binh pháp Tôn Tử là "Bất chiến tự nhiên thành" (không đánh mà vẫn thắng), một sách lược xâm lược lãnh thổ nước khác mà không cần dùng đến chiến tranh.

Việt Nam sửa

Chính sách "Tàm thực" thường được gắn liền với vai trò của Nguyễn Cư Trinh trong thế kỷ 18, ông là người đã đệ trình chính sách này cho chúa Nguyễn Phúc Khoát qua nhiều mưu kế để từng bước sáp nhập đất đai ở phương Nam, nhập vào chủ quyền của người Việt.[7][8]

Tằm ăn dâu trên biển sửa

Chiến lược này diễn ra chậm rãi, kiên trì qua một thời gian dài, lấn chiếm dần từng mảnh nhỏ lãnh thổ láng giềng, trong giai đoạn hiện nay, "Tằm ăn dâu" được tiến hành trên các vùng biển để mở rộng từng bước, lấn chiếm lãnh hải[9][10] mà Trung Quốc gọi là vùng biển lịch sử. Việc mở rộng chậm rãi này diễn ra âm thầm, cũng như chiếm đóng từng phần nhỏ theo thời gian, rất khó dẫn đến bùng nổ phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng bằng biện pháp chiến tranh.[2][11]

Các bước đi chủ yếu của "Tằm ăn dâu trên biển":

  • Mở rộng từng bước: năm 1956, chiếm một phần Hoàng Sa, đến 1974 tiến chiếm toàn bộ quần đảo này. Năm 1988, tiến chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Chiếm Đá Vành Khăn năm 1995. Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough.[12]
  • Tuyên bố và xác lập chủ quyền: cho cải tạo, bồi lấp các đảo đá và bãi cạn, bãi ngầm thành các đảo nhân tạo lớn, thông qua đó, tuyên bố chủ quyền, đòi hỏi sở hữu hợp pháp lãnh hải xung quanh và vùng đặc quyền kinh tế.
  • Chớp thời cơ: Lợi dụng tình hình xung đột gia tăng ở một khu vực trên thế giới, như Trung Đông,...khi các cường quốc bị cuốn hút đến các sự kiện diễn ra ở đó, Trung Quốc sẽ thực hiện gia tăng các hành động trên các vùng biển tiếp giáp với các nước láng giềng.[13] Một ngạn ngữ cổ Trung Quốc là "Thừa nước đục thả câu", hay "Thanh đông kích tây".
  • "Mềm nắn, rắn buông": khi có phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng Trung Quốc có thể sẽ mềm dịu trong các biện pháp phản ứng, tạm thời lùi dần, nhưng sẽ lấn dần khi có điều kiện thuận lợi. Biện pháp này cũng thường đi kèm trả đũa, như phản ứng trước các động thái chính trị kiên quyết của chính phủ nước láng giềng, Trung Quốc sẽ thực hiện các chính sách cấm vận, ngăn cản hoạt động thương mại giữa hai nước.[14]
  • Tăng dần hiện diện: đưa càng nhiều người đến định cư trên các đảo, thúc đẩy hoạt động du lịch và thăm dò khai thác. Hàng chục ngàn tàu cá được triển khai đánh bắt.
  • Quân sự hóa: củng cố các đảo nhân tạo,[15][16] cho đặt căn cứ quân sự, các thiết bị radar và quân nhân đến đồn trú.[11][17] Mở các sân bay lớn.
  • Lập vùng nhận dạng phòng không: đây là bước đi khẳng định chủ quyền và đe dọa các nước xung quanh.[11]
  • Chờ thời đánh chiếm: phần cuối của "Tằm ăn dâu" là bước đi hoàn tất, nếu cần thiết sẽ sử dụng biện pháp quân sự, cho quân đánh chiếm.[18]

Sử dụng trong chính trị sửa

"Tằm ăn dâu" được mô tả như một chiến lược loại bỏ từng bước các đối thủ chính trị trong một bộ máy nhà nước.[19]

Sử dụng trong kinh doanh sửa

Quản trị doanh nghiệp sửa

"Tằm ăn dâu" cũng được dùng trong các lĩnh vực khác như kinh doanh, chỉ việc chiếm dần một thị trường qua việc chiếm dần từng thị phần nhỏ một cách lâu dài[20][21] hoặc chỉ sự kiên trì xây dựng một cơ sở kinh doanh hay một doanh nghiệp.[22] Tằm ăn dâu thường bắt đầu với doanh nghiệp vừa và nhỏ tích lũy mọi nguồn lực, kinh nghiệm, đào tạo đội ngũ,...từng bước mở rộng, trước hết với thị trường yếu và các đối thủ cạnh tranh yếu.[23]

Tác giả Nhất Thúc Xuân (_叔春) trong quyển 史玉柱最有价值的商_博弈 (Canh bạc_Kinh doanh có giá trị nhất của Trị Đích Thương)[a] xuất bản năm 2008, viết về chiến lược Tàm thực trong kinh doanh có 3 bước, để doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu quốc gia. Ba bước được gọi là Điểm, Đường và Bề mặt. Cơ sở đầu tiên của doanh nghiệp nhỏ khi mới thành lập gọi là điểm, mở rộng thị trường trong trung hạn chỉ là đường, trở thành thương hiệu hàng đầu tại thị trường mục tiêu mới là mấu chốt.[24]

Đàm phán trong mua và bán hàng sửa

Tằm ăn dâu cũng là loại chiến thuật ở cấp độ mua và bán hàng. Cả bên bán hàng và mua hàng đều sử dụng loại chiến thuật này trong đàm phán. Chẳng hạn là việc trả giá, kỳ kèo từng bước của người mua hàng.[25] Người bán hàng cũng có thể sử dụng việc thách giá và giả vờ nhượng bộ.

Chiến thuật này được đánh giá có hiệu quả cao, thúc đẩy đối phương nhượng bộ từng bước thường có kết quả tốt. Nhưng cũng có rủi ro nếu o ép đối phương quá mức có thể dẫn đến thất bại trong một cuộc đàm phán.[26]

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Trị Đích Thương (Shi Yuzhu)

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Nhẫm Nhiễm (荏苒) (ngày 6 tháng 6 năm 2020). “中印边境冲突进入多发期?印度为何屡次在班公湖出手” (bằng tiếng Trung). dwnews.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2020.
    Trích:
    "...尤其是印度基于蚕食策略经常在一些地区越线巡逻以制造既成事实 (Tạm dịch: Chính Ấn Độ thường xuyên tuần tra xuyên giới tuyến ở một số khu vực dựa trên chiến lược tàm thực để tạo nên sự việc đã rồi)"
  2. ^ a b Vivek Mishra (18 tháng 8 năm 2017). “Doklam And Beyond: India Must Brace For China's Land-Maritime 'Salami Slicing' (bằng tiếng Anh). huffingtonpost.in. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập 5 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ Prabhash K Dutta (7 tháng 12 năm 2017). “What is China's salami slicing tactic that Army chief Bipin Rawat talked about?” (bằng tiếng Anh). indiatoday.in. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Gideon Rachman (4 tháng 8 năm 2016). “Easternisation: War and Peace in the Asian Century” (bằng tiếng Anh). Random House. Truy cập 28 tháng 6 năm 2020., tr 108
  5. ^ Tuấn Đạt (29 tháng 4 năm 2018). “Nguyễn Cư Trinh – người mở cõi đất An Giang”. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ a b 練乙錚 (6 tháng 1 năm 2018). “從歷史角度看香港地位屬性” (bằng tiếng Trung). thestandnews.com. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ Chính sách Tàm thực của Nguyễn Cư Trinh
  8. ^ Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Về nhân vật Nguyễn Cư Trinh nhân đọc cuốn “Quốc Sử Quán qua Châu bản triều Nguyễn (1802 - 1945)”
  9. ^ Hoàng Tuất (theo Gazeta. ru) (16 tháng 6 năm 2014). “Trung Quốc: Chiêu "Tằm ăn dâu" ở Biển Đông”. antg.cand.com.vn. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ 黎堡 (3 tháng 7 năm 2019). “美军高官:美国缺乏清晰策略应对中国灰色地带挑战” (bằng tiếng Trung). voachinese.com. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
    Trích:
    ...Các chuyên gia quốc phòng gọi chiến lược Tàm thực Trung Quốc với mỗi bước đi không gây ra xung đột quân sự là một thách thức trên vùng xám (防务专家们将中国这种每一个步骤本身不至引起军事冲突的蚕食策略称为灰色地带的挑战)
  11. ^ a b c “Toan tính từng bước của Trung Quốc ở Biển Đông”. antv.gov.vn. 10 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ Tobias Burgers và Scott N. Romaniuk (10 tháng 9 năm 2019). “Why Isn't China Salami-Slicing in Cyberspace?” (bằng tiếng Anh). thediplomat.com. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập 5 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ Đông Bình (23 tháng 8 năm 2014). “Hillary Clinton tiết lộ sách lược Biển Đông, sớm liên hệ với Việt Nam”. giaoduc.net.vn. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  14. ^ Phong Vân (21 tháng 3 năm 2017). “Tổng thống Philippines lo bị "diệt vong", Trung Quốc lấn tới ở Scarborough?”. viettimes.vn. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ Dương Ngọc (24 tháng 8 năm 2019). “Chiến lược "tằm ăn dâu" của Trung Quốc”. nld.com.vn. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ Anh Duy (25 tháng 7 năm 2015). “Trung Quốc có thể dùng đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự”. congan.com.vn. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ Văn Khoa (1 tháng 1 năm 2018). “Biến động tiềm ẩn ở Biển Đông”. thanhnien.vn. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  18. ^ “Không gian sinh tồn của dân tộc đang bị thách thức”. vietnamnet.vn. 22 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập 22 tháng 6 năm 2020.
  19. ^ 许梦儿 (13 tháng 11 năm 2016). “独家:李源潮十九大去向(上)” (bằng tiếng Trung). epochtimes.com. Bản gốc lưu trữ 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập 27 tháng 6 năm 2020.
  20. ^ “透视陆资蚕食策略!入股鲸吞台企不手软” (bằng tiếng Trung). epochtimes.com. 3 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập 27 tháng 6 năm 2020.
  21. ^ “20亿美元收购Vizio 贾跃亭的"激进"美国梦” (bằng tiếng Trung). tech.sina.com.cn. 30 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập 27 tháng 6 năm 2020.
  22. ^ “80年前广州牙刷品牌用"一毛不拔"做广告语” (bằng tiếng Trung). chinanews.com. 17 tháng 9 năm 2015. Truy cập 27 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ Nhất Hoạt (_越) 2009, tr. Xem.
  24. ^ Nhất Thúc Xuân (_叔春) 2008, tr. Xem.
  25. ^ Tống Chân Hách Trữ (宋振赫著) 2012, tr. Xem.
  26. ^ Lỗ Tiểu Huệ (鲁小慧), Tôn Dũng (孙勇) 2012, tr. Xem.

Sách sửa

Đọc thêm sửa