Tết Dương lịch

Lễ chào mừng năm mới, lễ này được cử hành vào ngày 1 tháng 1 theo Dương Lịch hằng năm

Tết Dương lịch, hay Tết Tây, hay Tết Quốc Tế (tiếng Anh: New Year's Day, New Year's hoặc New Year) là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius, là dịp lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.[2]

Tết Dương lịch
Tết Dương lịch
Pháo hoa bắn tại Thành phố México lúc nửa đêm vào ngày Tết Dương lịch năm 2013
Cử hành bởiNhững người dùng lịch Gregorius
Ý nghĩaNgày đầu tiên của năm theo lịch Gregorius
Ngày1 tháng 1
Hoạt độngThực hiện quyết định đầu năm, dịch vụ nhà thờ, diễu hành, sự kiện thể thao, pháo hoa[1]
Liên quan đếnGiao thừa, Mùa Giáng sinh
Tần suấtHằng năm

Vào thời kỳ tiền cơ đốc giáo theo lịch Julius, ngày này được dành tặng cho Janus, một vị thần của cửa vào và sự khởi đầu, tên vị thần này cũng được đặt tên cho tháng 1 (January). Là một ngày trong lịch Gregorius của người Cơ đốc giáo, ngày Tết Dương lịch đánh dấu theo nghi thức trong Lễ cắt bao quy đầu của Giêsu, cũng được tiến hành trong giáo hội Luther và giáo hội Alica.[3][4]

Pháo hoa tại Luân Đôn vào ngày Tết Dương lịch được bắn lúc nửa đêm.
Cụng ly chúc mừng năm mới dương lịch

Ngày nay, khi hầu hết các quốc gia sử dụng lịch Gregorius cũng như lịch De facto, Tết Dương lịch có thể coi là ngày lễ chung lớn nhất, thường có pháo hoa bắn vào lúc nửa đêm khi năm mới bắt đầu theo múi giờ. Những truyền thống của ngày Tết Dương lịch trên toàn cầu bao gồm quyết định đầu năm, dịch vụ nhà thờ và đi lễ tại nhà thờ hoặc gọi điện cho bạn bè và gia đình, tổ chức tiệc mừng.[1]

Lịch sử sửa

Mesopotamia (Iraq) đã thiết lập khái niệm về chào mừng năm mới vào năm 2000 trước Công Nguyên, đó là tổ chức lễ mừng năm mới vào lúc điểm xuân phân, tức là giữa tháng 3.[5][6] Lịch La Mã ban đầu được công bố vào ngày 1 tháng 3 đánh dấu năm mới. Lịch chỉ kéo dài 10 tháng bắt đầu từ tháng 3. Năm mới bắt đầu vào tháng 3 khi đó vẫn được phản ánh trong một số tên tháng của năm mới hiện tại. Tháng 9 đến tháng 12 ban đầu được xếp từ tháng 7 đến tháng 10.

January Kalends (tiếng Latinh: Kalendae Ianuariae) được tổ chức làm năm mới tại một vài thời điểm sau khi nó trở thành ngày tấn phong cho các quan chấp chính mới vào năm 153 trước Công nguyên. Một loạt thảm họa, trong đó đáng chú ý là cuộc nổi dậy thất bại của Marcus Aemilius Lepidus vào năm 78 trước Công nguyên, đã gây mê tín cho phép các ngày hội chợ của Rome rơi vào ngày đầu tháng 1, và các vị giáo hoàng đã sử dụng nhuận để tránh xảy ra điều này.[7][8]

Vào thế kỷ thứ VII, giữa các tín đồ Pagan của VlaanderenHà Lan có một phong tục trao đổi quà vào ngày đầu tiên của năm mới. Phong tục này bị thánh quan Eligius phản đối và cảnh báo người Hà Lan và Flemish rằng: "(Không được) làm vetulas, những đồ vật nhỏ bé, hoặc đặt bàn vào ban đêm để trao đổi quà Năm mới hoặc cung cấp đồ uống thừa (một phong tục khác của Yule)".[9] Tuy nhiên vào ngày người Cơ đốc giáo của châu Âu tổ chức lễ mừng năm mới, họ trao đổi quà Giáng sinh vì Tết Dương lịch rơi vào 12 ngày của mùa Giáng sinh theo lịch nghi thức của người Cơ đốc phương Tây;[10] phong tục trao đổi quà Giáng sinh của người Cơ đốc bắt nguồn từ việc các đạo sĩ phương Đông tặng quà cho vị chúa Giê-su nhỏ.[11][12]

Tết và Ngày đầu năm mới trong các lịch khác sửa

 
Các quốc gia có ngày lễ chính của năm mới không phải là ngày 1 tháng 1.

Trong các nền văn hóa theo truyền thống hoặc hiện đang sử dụng lịch khác ngoài lịch Gregorius, Tết Dương lịch cũng luôn được coi là sự kiện quan trọng trong năm. Ngoài dương lịch, tại nhiều quốc gia còn ăn Tết theo lịch riêng địa phương, có thể là âm lịch, lịch Hồi giáo, lịch Do Thái, lịch Iran,...

Châu Phi sửa

  • Nayrouz và Enkutatash là hai ngày mừng Năm Mới của người Copt ở Ai Cậpngười Ethiopia. Cả hai lễ hội này thường diễn ra vào ngày 11 hoặc 12 tháng 9, tùy thuộc vào năm nhuận của lịch Gregory. Nayrouz kế thừa truyền thống của lễ mừng năm mới Ai Cập cổ đại có tên Wept Renpet, còn Enkutatash đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa mùa hè.
  • Lễ hội Odunde còn được gọi là "Năm mới của Châu Phi", được tổ chức tại Philadelphia, PennsylvaniaHoa Kỳ vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 6. Trong khi tên dựa theo nền văn hóa Yobura Châu Phi, ngày lễ cũng đánh dấu lễ kỷ niệm lớn nhất của người Châu Phi trên thế giới, dù ít hay nhiều cũng bắt đầu bằng một truyền thống địa phương.[13]
  • Người Sotho ở LesothoNam Phi tổ chức lễ Selemo sa Basotho vào ngày 1 tháng 8, đánh dấu thời điểm cuối mùa đông ở Nam Bán cầu. Lễ hội này dựa theo lịch Sotho và bao gồm các nghi lễ như Mokete wa Lewa, một lễ mừng diễn ra sau mùa thu hoạch.

Đông Á sửa

  • Tết Trung Quốc là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch. Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác cũng chào đón năm mới theo lịch Âm vào cùng dịp này với các phong tục tập quán phong phú. Ngày lễ thường rơi vào khoảng từ 20 tháng 1 đến 20 tháng 2.[14] Ngày lễ được bắt đầu bằng lễ cúng tổ tiên và thần linh, sau đó là đêm giao thừa tưng bừng với tiếng trống, pháo hoa và các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng, đốt pháo.[15]
  • Tết Ba Tư Nowrūz (tiếng Ba Tư: نوروز‎, IPA: [nouˈɾuːz], nghĩa là "Ngày mới") là tên gọi Năm mới của người Iran/Ba Tư[16][17][18][19], theo lịch Iran với các lễ kỷ niệm truyền thống.Nowruz đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân và bắt đầu năm mới theo lịch Iran. Nó được tổ chức vào ngày Xuân phân ở Bắc bán cầu, thường rơi vào ngày 21 tháng 3 hay ngày trước hoặc ngày sau đó, tùy theo nơi cử hành.[20]
  • Tết Nhật Bản (tiếng Nhật: shōgatsu 正月 (Chính Nguyệt) hay là oshōgatsu) cũng tương ứng với lễ mừng năm mới của Tết Trung Quốc, Tết Hàn QuốcTết Việt Nam theo âm lịch và theo ảnh hưởng Vòng văn hóa Đông Á. Kể từ năm 1873, Nhật Bản theo lịch Gregorian và năm mới là ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm, được tổ chức trong nhiều thế kỷ và đã phát triển phong tục độc đáo của riêng mình.
  • Seollal (Tiếng Hàn설날; RomajaSeollal; McCune–ReischauerSŏllal) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới cũng là ngày đầu tiên của năm mới âm lịch của Hàn QuốcTriều Tiên. Đây thường là ngày lễ quan trọng nhất theo truyền thống. Người Hàn QuốcTriều Tiên cũng thường đón mừng năm mới dương lịch vào ngày 1 tháng 1 hằng năm[21][22]. Tết âm lịch Hàn Quốc và Triều Tiên kéo dài 3 ngày và quan trọng hơn tết dương lịch.[23][24]

Đông Nam Á sửa

  • Tết Nguyên Đán thường biết với tên gọi ngắn là Tết, là dịp nghỉ lễ quan trọng và phổ biến nhất tại Việt Nam, thường rơi vào giữa 20 tháng 1 và 20 tháng 2. Đây là Năm mới của người Việt báo hiệu mùa xuân về dựa theo lịch của Trung Quốc.
  • Năm mới của người Campuchia (Chol Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, được tổ chức vào 13 tháng 4 hoặc 14 tháng 4.[25][26] Có ba ngày trong Năm mới của người Khmer: ngày đầu tiên gọi là "Moha Songkran", ngày thứ hai là "Virak Wanabat" và ngày cuối cùng là "Virak Loeurng Sak".[27]
  • Năm mới của người Thái tổ chức vào 13 và 14 tháng 4, có tên gọi là "Songkran" theo ngôn ngữ địa phương. Mọi người dân Thái thường có tục té nước vào nhau để cầu may.[28][29]
  • Tết té nước năm mới của Myanmar có tên gọi là Thingyan, thường rơi vào giữa tháng tư (theo lịch Miến Điện cổ). Ngày lễ diễn ra trong 4 hoặc 5 ngày năm mới.[30] Theo truyền thống, thời điểm diễn ra Tết được tính theo âm lịch Miến Điện nhưng ngày nay được cố định từ ngày từ 13 đến 16 tháng 4, trùng vào dịp lễ Phục Sinh của các nước phương Tây. Tết Thingyan là một ngày lễ quan trọng nhất trong các kỳ nghỉ lễ và là một phần của kỳ nghỉ hè sau một năm học.[31][32] Té nước là một phần đặc trưng nhất của lễ hội này và thường diễn ra vào 4 ngày đầu tiên của kỳ lễ.[33][34]
  • Tết Nguyên Đán Việt Nam là ngày lễ quan trọng và phổ biến nhất ở Việt Nam, thường rơi vào khoảng thời gian từ 20 tháng Giêng đến 20 tháng Hai âm lịch. Đây là tết cổ truyền của người Việt.[35][36]

Sao Hỏa sửa

Theo quy ước của NASA, năm Sao Hỏa bắt đầu vào ngày Xuân phân Bắc, tức ngày Xuân phân của bán cầu Bắc[37]. Gần đây nhất, Ngày Tết Sao Hỏa[38] (năm Sao Hỏa 37) trùng với ngày 26 tháng 12 năm 2022 theo lịch Gregorian của Trái Đất.[39] Ngày Tết Sao Hỏa của năm Sao Hỏa 38 sẽ trùng với ngày 12 tháng 11 năm 2024.

Phong tục và lễ kỷ niệm truyền thống và hiện đại sửa

Giao thừa sửa

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới.[40] Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc. Vào dịp này, nhiều quốc gia phương Tâyphương Đông thường tổ chức bắn pháo hoa[41][42][43] hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ (tất niên) và đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút 0 giây ngày 1 tháng 1.[44][45]

Lễ kỉ niệm quốc gia sửa

 
Thiệp chúc mừng Giáng sinh và Năm mới.
  • Trên khắp Vương quốc Anh diễn ra nhiều lễ kỉ niệm trên các hòn đảo, đặc biệt là tại Scotland.
    • Tại Luân Đôn, hàng ngàn người tập trung dọc đập sông Thames để xem pháo hoa quanh Mắt Luân Đôn. Năm mới thường chính thức bắt đầu khi chuông đồng hồ Big Ben điểm 12 giờ.
    • Tại Scotland có nhiều phong tục độc đáo liên quan đến Năm mới. Bữa tiệc ở phố Princes tại Edinburgh là một trong những ví dụ điển hình. Trong lễ mừng năm mới kéo dài ba ngày tại Edinburgh, hàng ngàn người dự hội cầm đuốc đi khắp các con phố của Old Town, từ Quảng trường quốc hội đến đồi Calton.[cần dẫn nguồn] Ngoài ra còn có một số phong tục đáng chú ý khác như lễ hội thường niên Loony Dook tổ chức ở cửa sông Firth of Forth, khi hàng ngàn người ngâm mình trần vào nước lạnh trong thời tiết lạnh giá; hay phong tục mời những chàng trai cao ráo, da ngăm đen và đẹp trai làm khách đầu tiên đến nhà trong năm mới để mang vận may đến cho gia chủ.[46]
    • Tại xứ Wales, Calennig được tổ chức với những buổi lễ thu hút hàng ngàn người đến thủ đô Cardiff.
  • Tại Hy LạpCộng hòa Síp, gia đình và người thân tắt đèn lúc nửa đêm, sau đó ăn mừng năm mới bằng việc cắt bánh vassilopita (một loại bánh của Basil), thường chứa trong đó một đồng xu hoặc vật có giá trị tương đương. Ai thắng sẽ có may mắn cả năm.[47]
  • Tại Pháp,[48] một số đề cập đến thời tiết là dự đoán của năm đó: gió thổi phía đông, sẽ có trái cây trĩu quả; gió thổi phía tây, đàn gia súc và cá sẽ đông đúc; gió thổi hướng nam sẽ có thời tiết thuận lợi cả năm và gió thổi hướng bắc thì mùa màng sẽ thất bại. Mọi người đều muốn ăn bánh mì nướng cho năm mới.

Âm nhạc sửa

Âm nhạc liên quan đến Tết Dương lịch đều có cả thể loại cổ điển và đại chúng, và cũng có bài hát Giáng sinh tập trung vào Năm mới đến trong mùa nghỉ lễ và Giáng sinh.

  • Johann Sebastian Bach, trong Orgelbüchlein đã sáng tác ba bài hợp xướng cho năm mới, bao gồm Helft mir Gotts Güte preisen ["Help me to praise God's goodness"] (BWV 613); Das alte Jahr vergangen ist ["The old year has passed"] (BWV 614); và In dir ist freude ["In you is joy"] (BWV 615).[49]
  • The year is gone, beyond recall là một bài thánh ca Ki-tô giáo truyền thống để gửi lời cảm ơn năm mới, có niên đại từ 1713.[50]
  • "Auld Lang Syne" của Robert Burns.[51]

Múi giờ sửa

Bởi vì có nhiều múi giờ khác nhau trên thế giới, năm mới xảy ra khắp nơi liên tục khi ngày bắt đầu năm mới đến. Múi giờ đầu tiên đánh dấu năm mới là phía tây đường đổi ngày quốc tế, nằm ở quần đảo Line, một phần lãnh thổ của Kiribati, và có múi giờ 14 tiếng trước giờ Phối hợp Quốc tế, vì thế quần đảo Line cũng là nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.[52][53][54]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Mehra, Komal (2006). Festivals Of The World. Sterling Publishers. tr. 69. ISBN 9781845575748. In many European countries like Italy, Portugal and Netherlands, families start the new year by attending church services and then calling on friends and relatives. Italian children receive gifts or money on New Year's Day. People in the United States go to church, give parties and enjoy other forms of entertainment.
  2. ^ Anthony Aveni, "Happy New Year! But Why Now?" in The Book of the Year: A Brief History of Our Seasonal Holidays (Oxford: Oxford University Press, 2003), 11–28.
  3. ^ McKim, Donald K. (1996). Dictionary of Theological Terms. Westminster John Knox Press. tr. 51. ISBN 0664255116.
  4. ^ Hobart, John Henry (1840). A Companion for the festivals and fasts of the Protestant Episcopal Church. Stanford & Co. tr. 284.
  5. ^ Brunner, Borgna. “A History of the New Year”. Infoplease.com. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  6. ^ Andrews, Evan (ngày 31 tháng 12 năm 2012). “5 Ancient New Year's Celebrations”. History News. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  7. ^ Macrobius, Book I, Ch. xiii, §17.
  8. ^ Kaster (2011), tr. 163.
  9. ^ Quoting the Vita of St. Eligius written by Ouen.
  10. ^ Forbes, Bruce David (ngày 1 tháng 10 năm 2008). Christmas: A Candid History. University of California Press. tr. 114. ISBN 9780520258020. Some people referred to New Year's gifts as "Christmas presents" because New Year's Day fell within the twelve days of Christmas, but in spite of the name they still were gifts given on January 1.
  11. ^ Collins, Ace (ngày 4 tháng 5 năm 2010). Stories Behind the Great Traditions of Christmas. Harper Collins. tr. 88. ISBN 9780310873884. Most people today trace the practice of giving gifts on Christmas Day to the three gifts that the Magi gave to Jesus.
  12. ^ Berking, Helmuth (ngày 30 tháng 3 năm 1999). Sociology of Giving. SAGE Publications. tr. 14. ISBN 9780857026132. The winter solstice was a time of festivity in every traditional culture, and the Christian Christmas probably took its place within this mythical context of the solar cult. Its core dogma of the Incarnation, however, solidly established the giving and receiving of gifts as the structural principle of that recurrent yet unique event. 'Children were given presents as the Jesus child received gifts from the magi or kings who came from afar to adore him. But in reality it was they, together with all their fellow men, who received the gift of God through man's renewed participation in the divine life' (ibid.: 61).
  13. ^ Gregg, Cherri (13 tháng 5 năm 2013). “Oshunbumi Fernandez, Caring Through Culture and Odunde 365”. CBS Philadelphia. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  14. ^ Helmer Aslaksen, “The Mathematics of the Chinese Calendar” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2021.
  15. ^ Wei, Liming (2010). Chinese Festivals: Traditions, Customs and Rituals . Beijing. tr. 62–64. ISBN 9787508516936.
  16. ^ “Norouz Persian New Year”. British Museum. ngày 25 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2010.
  17. ^ “General Assembly Fifty-fifth session 94th plenary meeting Friday, ngày 9 tháng 3 năm 2001, 10 a.m. New York” (PDF). United Nations General Assembly. ngày 9 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2010.
  18. ^ “Nowrooz, a Persian New Year Celebration, Erupts in Iran – Yahoo! News”. News.yahoo.com. ngày 16 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2010.
  19. ^ “U.S. mulls Persian New Year outreach”. Washington Times. ngày 19 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2010.
  20. ^ “Iran Public Holidays 2017”. Mystery of Iran. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  21. ^ “설 – 한국민족문화대백과사전”. encykorea.aks.ac.kr (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  22. ^ Kim, Myeong-ja (2010). [Lunar New Year]. Encyclopedia of Korean Culture (bằng tiếng Hàn). Academy of Korean Studies. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018.
  23. ^ Nguyen, Anna (ngày 12 tháng 2 năm 2007). “Korean New Year”. The Arkansas Traveler. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.
  24. ^ Hyung-Jin Kim. "South Korean babies born Dec. 31 legally become 2-year-olds the very next day." Lưu trữ 15 tháng 11 2021 tại Wayback Machine Denver Post. 12 April 2016. Retrieved 30 December 2021.
  25. ^ “LỄ HỘI CHÔL CHNAM THMÂY CỦA DÂN TỘC KHMER TẠI TP.HCM”. bandantoc.hochiminhcity.gov.vn. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  26. ^ “Vài nét về lễ, tết của người Khmer Nam bộ”. soctrang.dcs.vn. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  27. ^ “LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER”. kiengiang.gov.vn. 27 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  28. ^ "Nam Ob Thai" – Mùi hương độc đáo của Tết năm mới Songkran tại Thái Lan”. VOV.VN. 12 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  29. ^ “Tưng bừng không khí Tết Songkran tại Thái Lan”. Báo Nhân Dân điện tử. 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  30. ^ “Đàn ông nước nào dùng hôn gió để gọi bia?”. Báo điện tử Tiền Phong. 19 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  31. ^ “Sôi động Tết Lào, Thái Lan, Campuchia và Mianma”. dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  32. ^ Nam, Nguyen. “Tháng 4: Đặc sắc phong tục đón Tết cổ truyền của một số nước Đông Nam Á”. dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  33. ^ baotintuc.vn (30 tháng 3 năm 2023). “Đặc sắc lễ hội nước Thingyan của người Myanmar”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  34. ^ “Người dân Myanmar tưng bừng đón Tết té nước Thingyan”. Báo Văn hóa. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  35. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (6 tháng 12 năm 2023). “NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  36. ^ “Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận”. www.binhthuan.dcs.vn. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  37. ^ “Happy New Year on Mars”. www.esa.int (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  38. ^ “Best Christmas Gifts 2023: Clear Your List With These 62 Ideas”. CNET (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  39. ^ Howell, Elizabeth (26 tháng 12 năm 2022). “Happy New Year on Mars! NASA rings in Red Planet year 37”. Space.com. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  40. ^ “Ý nghĩa đặc biệt của thời khắc Giao thừa và những điều nên làm”. laodong.vn. 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  41. ^ ONLINE, TUOI TRE (31 tháng 12 năm 2022). “Pháo hoa lung linh khắp thế giới chào đón năm 2023”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  42. ^ Dương, Quỳnh. “Hộp quà tết”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  43. ^ Hà, Liên (31 tháng 12 năm 2022). “Chiêm ngưỡng pháo hoa, trình diễn đón năm mới 2023 trên khắp thế giới”. Báo Kinh tế đô thị - Đọc tin tức thời sự kinh tế 24h mới nhất. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  44. ^ News, V. T. C. (31 tháng 12 năm 2019). “Ngày cuối năm: Đêm giao thừa ý nghĩa thế nào?”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  45. ^ “Watch Night services provide spiritual way to bring in New Year”. The United Methodist Church. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011. The service is loosely constructed with singing, spontaneous prayers and testimonials, and readings, including the Covenant Renewal service from The United Methodist Book of Worship (pp. 288–294).
  46. ^ Những phong tục đón năm mới "độc đáo" nhất trên thế giới. Dân Việt. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017
  47. ^ Kochilas, Diane. The Glorious Foods of Greece. HarperCollins. tr. 828. ISBN 9780061859588. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  48. ^ Yue Feng biên tập (1991). 世界节 [World Festival]. Amazon.com (bằng tiếng Trung).
  49. ^ Orgelbüchlein: with alternating chorales Lưu trữ 2017-12-01 tại Wayback Machine. libweb.grinnell.edu.
  50. ^ THE YEAR IS GONE, BEYOND RECALL Lưu trữ 2018-09-16 tại Wayback Machine. hymntime.com
  51. ^ In the words of the Bard Lưu trữ 2018-09-13 tại Wayback Machine. scotland.org
  52. ^ World Time Zone. “UTC+14”. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
  53. ^ Harris, Aimee (tháng 4 năm 1999). “Millennium: Date Line Politics”. Honolulu Magazine. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2006.
  54. ^ Greenwich (2008). “Greenwich Meantime, Kiribati”. Kiribati Map. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2008.

Thư mục sửa

Liên kết ngoài sửa