Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thưQuân ủy Trung ương. Các Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn và kiểm tra công tác chính trị và công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân.[1]

Tổng cục Chính trị
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thành lập22 tháng 12 năm 1944; 79 năm trước (1944-12-22)
Phân cấpCơ quan (Nhóm 2)
Nhiệm vụLà cơ quan Chính trị đầu ngành
Bộ phận của Bộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huy61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Khẩu hiệuTrung thành, kiên định, gương mẫu, tiêu biểu, nguyên tắc, dân chủ, chủ động, sáng tạo, nhạy bén, sắc sảo, đoàn kết, thống nhất, quyết chiến, quyết thắng
Chỉ huy
Chủ nhiệm
Chủ nhiệm đầu tiên

Lịch sử sửa

Cơ quan tiền thân của Tổng cục chính trị là Cục Chính trị, được thành lập tháng 9 năm 1945 theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm quản lý công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang do Việt Minh lãnh đạo, mà nòng cốt là Việt Nam Giải phóng quân. Lãnh đạo đầu tiên của Cục là Văn Tiến Dũng[2].

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Kháng chiến Ủy viên Hội được thành lập với Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch. Đến ngày 25 tháng 3 năm 1946, với Sắc lệnh số 34-NV của Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến ký, đã đặt Chính trị Cục trở thành một trong 10 cơ quan chuyên môn của Bộ Quốc phòng. Lãnh đạo Cục Chính trị là Hoàng Đạo Thúy với chức vụ Cục trưởng Chính trị Cục. Từ ngày 24 tháng 4 năm 1946, Hoàng Văn Hoan thay thế giữ chức Cục trưởng.

Bên cạnh đó, ngày 6 tháng 5 năm 1946, Kháng chiến Ủy viên Hội đổi tên thành Quân sự Ủy viên Hội theo Sắc lệnh 60-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi tắt là Quân ủy hội. Một Cục Chính trị khác được thành lập trực thuộc Quân ủy hội, do Trần Huy Liệu giữ chức Chính trị Cục trưởng, với Trần Độ làm phụ tá[3].

Mãi đến cuối tháng 11 năm 1946, Bộ Quốc phòng được sáp nhập với Quân sự Ủy viên Hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, do Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc theo Sắc lệnh 230-SL ngày 30 tháng 11 năm 1946 của Chủ tịch nước. Cục Chính trị của Bộ Quốc phòng và Cục Chính trị của Quân ủy hội sáp nhập lại thành Cục Chính trị, trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Lãnh đạo Cục Chính trị một lần nữa giao cho Văn Tiến Dũng (quyền Cục trưởng từ tháng 12 năm 1946, chính thức từ ngày 12 tháng 2 năm 1947). Từ ngày 18 tháng 10 năm 1949, Cục trưởng Cục Dân quân Lê Liêm kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị.

Tháng 7 năm 1950, Cục Chính trị được nâng lên thành Tổng cục chính trị, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam theo tinh thần Sắc lệnh 121-SL ngày 11 tháng 7 năm 1950. Mãi đến sau năm 1975, khi Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chấm dứt hoạt động, Tổng cục chính trị chuyển về thành một cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết ố 51-NQ/TW về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, ngoài cấp trưởng đứng đầu một đơn vị thì còn có Chính ủy, Chính trị viên (trước là cấp phó về chính trị).[4]

Theo đó ngày 21 tháng 11 năm 2011, Ban Bí thư ra Quy định số 50-QĐ/TW về Tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm xác định đúng vai trò, chức năng và hoàn thiện cơ chế thực hiện theo Nghị quyết 51/2005/Bộ Chính trị.[4]

Lãnh đạo hiện nay sửa

Chức vụ Họ và tên Cấp bậc Năm sinh Quê quán Đảm nhiệm từ Chức vụ trong Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ nhiệm Lương Cường   1957 Phú Thọ Tháng 4 năm 2016 Ủy viên Bộ Chính trị
Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương
Phó Chủ nhiệm Trịnh Văn Quyết

 

1966 Hải Dương Tháng 4 năm 2021 Ủy viên Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương
Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Gấu   1967 Bến Tre Tháng 1 năm 2022 Ủy viên Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương
Phó Chủ nhiệm Lê Quang Minh   1968 Ninh Bình Tháng 12 năm 2022 Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị

Tổ chức sửa

Tên đơn vị Ngày thành lập Trần quân hàm Địa chỉ
Văn phòng Tổng cục 11.5.1946

(77 năm, 303 ngày)

Thiếu tướng Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Cục Hậu cần 20.9.1951

(72 năm, 171 ngày)

Đại tá Ngõ 14 Lý Nam Đế, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cục Chính trị 31.10.1949

(74 năm, 130 ngày)

Thiếu tướng Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Cục Tổ chức 6.5.1946

(77 năm, 308 ngày)

Trung tướng Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Cục Cán bộ 28.2.1947

(77 năm, 10 ngày)

Trung tướng Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Cục Bảo vệ an ninh Quân đội 20.7.1950

(73 năm, 233 ngày)

Thiếu tướng Số 72 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội
Cục Tuyên huấn 11.5.1946

(77 năm, 303 ngày)

Trung tướng Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Cục Dân vận 1.5.1947

(76 năm, 313 ngày)

Thiếu tướng Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Cục Chính sách 26.2.1947

(77 năm, 12 ngày)

Thiếu tướng Số 38A, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương 13.11.1961

(62 năm, 117 ngày)

Trung tướng Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Tòa án Quân sự Trung ương 13.9.1945

(78 năm, 178 ngày)

Trung tướng Số 25, Lý Nam Đế, Hà Nội
Viện kiểm sát Quân sự Trung ương 12.5.1961

(62 năm, 302 ngày)

Trung tướng Số 5, Hoàng Diệu, Hà Nội
Ban Công đoàn Quốc phòng 6.3.1949

(75 năm, 3 ngày)

Đại tá Số 25A Phan Đình Phùng, Hà Nội
Ban Thanh niên Quân đội 8.2.1952

(72 năm, 30 ngày)

Đại tá Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Ban Phụ nữ Quân đội 10.3.1993

(30 năm, 365 ngày)

Đại tá Số 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội 23.9.1955

(68 năm, 168 ngày)

Đại tá Số 101 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội
Báo Quân đội nhân dân 20.10.1950

(73 năm, 141 ngày)

Thiếu tướng Số 7, Phan Đình Phùng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam 17.7.1956

(67 năm, 236 ngày)

Đại tá Số 28A Điện Biên Phủ, Điện Bàn, Q. Ba Đình, Hà Nội
Điện ảnh Quân đội nhân dân 17.8.1960

(63 năm, 205 ngày)

Đại tá Số 17 Lý Nam Đế, Quán Thánh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 11.7.1950

(73 năm, 242 ngày)

Đại tá Số 23 Lý Nam Đế,, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tạp chí Quốc phòng toàn dân 1.4.1948

(75 năm, 343 ngày)

Thiếu tướng Số 38A, Lý Nam Đế, Hà Nội
Tạp chí Văn nghệ quân đội 1.1.1957

(67 năm, 68 ngày)

Đại tá Số 4 Lý Nam Đế, Quán Thánh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội 19.5.2011

(12 năm, 295 ngày)

Thiếu tướng Số 165 Xã Đàn, Q. Đống Đa, Hà Nội
Thư viện Quân đội 15.11.1957

(66 năm, 115 ngày)

Đại tá Số 83 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đoàn 871[5] 7.8.1971

(52 năm, 215 ngày)

Đại tá Số 676 Nguyễn Văn Cừ, Đức Giang, Q. Long Biên, Hà Nội
Công ty in Quân đội 1 27.07.1993

(30 năm, 226 ngày)

Đại tá Số 21, Lý Nam Đế, P. Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Công ty in Quân đội 2 5.8.1975

(48 năm, 217 ngày)

Đại tá 65 Hồ Văn Huê, Phường 9, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội 15/3/1951

(72 năm, 360 ngày)

Đại tá Đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Nhà hát Kịch nói Quân đội 10/1/1955

(69 năm, 59 ngày)

Đại tá Số 2, ngõ 65 Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Công ty HACOTA Đại tá Số 161-163, Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sĩ quan Chính Trị 14/01/1976

(47 năm)

Trung tướng XGP6+WMG, đường Sĩ Quan Chính Trị, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Nhà Hát Chèo Quân Đội

Hệ thống cơ quan chính trị trong quân đội sửa

  • Tổng cục Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Cục Chính trị thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Tổng cục, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân đoàn, Binh chủng, Học viện Quốc phòng và tương đương.
  • Phòng Chính trị thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh và tương đương.
  • Ban Chính trị thuộc các Trung đoàn, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và tương đương.

Khen thưởng sửa

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị qua các thời kỳ sửa

Bài chi tiết: Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị qua các thời kỳ sửa

Bài chi tiết: Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Chú thích sửa

  1. ^ “Số: 50-QĐ/TW VỀ TỔ CHỨC CƠ QUAN CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Việt Nam năm 2011”.
  2. ^ Từ điển bách quan quân sự Việt Nam 2004. Tr. 985.
  3. ^ Trần Độ, "Chúng tôi làm báo Vệ Quốc Quân" (Hồi ký).
  4. ^ a b Quy định số 50-QĐ/TW ngày 21/11/2011 về tổ chức cơ quan chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam
  5. ^ NGUYỄN THẾ TRUNG (29 tháng 7 năm 2021). “Đoàn 871 phát huy truyền thống, nâng cao chất lượng quản lý học viên”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ a b “Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Tổng cục chính trị”.
  7. ^ a b “Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Tổng cục chính trị”.