Tổng tư lệnh
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 10/2021) |
Tổng tư lệnh (總司令) được dùng để chỉ người nắm giữ chức vụ chỉ huy quân đội, hay mở rộng là toàn bộ các lực lượng vũ trang trên một khu vực địa lý cấp quốc gia hoặc tương đương. Trong tổ chức quân sự của một quốc gia, Tổng tư lệnh là chức vụ cao nhất. Chức vụ Tổng tư lệnh của một quốc gia thường do Nguyên thủ quốc gia đó nắm giữ, tùy thuộc theo thiết chế chính trị như: Tổng thống, Chủ tịch nước, Quốc vương, Nữ hoàng, Nhà lãnh đạo, Lãnh tụ tối cao, Tổng Bí thư,... Một số trường hợp do thủ tướng (không phải nguyên thủ quốc gia) là người đứng đầu chính phủ làm Tổng tư lệnh như trường hợp của Nhật Bản.
Việt Nam
sửaỞ Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người duy nhất giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng đến hiện tại chức vụ này đã bị bãi bỏ. Dưới đây là những chức danh lãnh đạo cao cấp của các lực lượng vũ trang nhân dân:
- Tổng Bí thư (kiêm nhiệm Bí thư Quân ủy Trung ương) là chức danh lãnh đạo cao nhất của Quân đội nhân dân
- Chủ tịch nước nắm quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân[1]
- Thủ tướng nắm quyền phó thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (kiêm nhiệm Phó Bí thư Quân ủy Trung Ương) là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ
- Bộ trưởng Bộ Công an (kiêm nhiệm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương) là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Tham khảo
sửa- ^ Võ Hải (22 tháng 3 năm 2016). “Chủ tịch nước: 'Quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang có nhiều vướng mắc'”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.