Tội phạm ở Hồng Kông

Tội phạm ở Hồng Kông hiện diện dưới nhiều hình thức. Các hành vi tội phạm phổ biến nhất là trộm cắp, hành hung, phá hoại, tội phạm ma túy, buôn bán tình dục, và tội phạm liên quan đến băng đảng Hội Tam Hoàng. Năm 2015, Hồng Kông một trong những nơi có tỷ lệ giết người thấp nhất thế giới, ngang với Nhật Bản nhưng cao hơn Ma CaoSingapore.[1] Xem thêm Danh sách các nước theo tỷ lệ giết người cố ý.

Xe cảnh sát ở Hồng Kông

Thống kê sửa

Tỉ lệ tội phạm[2] 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số vụ giết người 66 69 52 45 34 35 18 36 47 35 17 27 62 27 22 28
Tỉ lệ giết người 1,0 1,0 0,8 0,7 0,5 0,5 0,3 0,5 0,7 0,5 0,2 0,4 0,9 0,4 0,3 0,4

Tính đến năm 2015, hành vi tội phạm ở Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 36 năm.[3] Có 10.889 trường hợp tội phạm bạo lực được ghi nhận ở Hồng Kông. Ngoài ra, nơi đây cũng xảy ra 22 vụ giết người, 5.360 vụ xô xát và tấn công gây thương tích nghiêm trọng, 223 vụ cướp, 2.579 vụ trộm và 70 vụ cưỡng hiếp. Trong thập niên 2000, số lượng và tỷ lệ các vụ giết người cao nhất rơi vào năm 2002. Năm 2011 có tỷ lệ và số vụ giết người thấp nhất, 17 (0,2 vụ giết người trên 100.000 người; thấp nhất thế giới). Tỷ lệ giết người tăng 129,6% trong năm 2013 so với năm 2012 (bao gồm cả 39 nạn nhân của vụ chìm phà đảo Nam Nha).[2]

Các tội danh phổ biến nhất ở Hồng Kông là tội phạm bất bạo động. Đã có 27.512 trường hợp trộm cắp được thực hiện ở Hồng Kông trong năm 2015. Các hình thức ăn cắp phổ biến nhất là trộm cắp linh tinh, trộm đồ, móc túi và trộm xe.[2] Tội phạm hình sự cũng là một tội phạm phổ biến ở Hồng Kông, với 5.920 trường hợp được báo cáo trong năm 2015.[4]

Tội phạm có tổ chức sửa

Các hành vi tội phạm ở Hồng Kông thường được gây ra bởi các hội tam hoàng. Các tội danh liên quan đến bộ ba thông thường bao gồm tống tiền, đánh bạc bất hợp pháp, buôn bán ma túylừa đảo.[5] Tân Nghĩa An (một trong những hội tam hoàng lớn nhất thế giới), được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1919. Nó được cho có 55.000 hội viên trên toàn thế giới.[6] Đối thủ của Tân Nghĩa An là băng 14K. 14K được thành lập tại Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1945 và dời đến Hồng Kông năm 1949. Theo lời kể của tội phạm người Anh Colin Blaney trong cuốn tự truyện Undesirables, các nhóm tội phạm có tổ chức người Anh được biết đến với tên gọi Wide Awake Firm và Inter City Jibbers chuyên trộm đồ trang sức và móc túi cũng từng hoạt động ở Hồng Kông.[7]

Ngoài ra, các tổ chức tội phạm trong và ngoài còn thực hiện hành vi buôn bán tình dục ở Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông.[8][9] Nhiều gái nhà thổ Hoa lục ở Hồng Kông được cho là nạn nhân của mua bán tình dục.[10]

Buôn bán tình dục sửa

Nạn bán tình dục là một trong những vấn đề ở Hồng Kông. Phụ nữ và trẻ em gái người Hồng Kông và kể cả nước ngoài bị ép làm gái mại dâm trong các nhà thổ, tư gia và cơ sở kinh doanh trong thành phố.[11][12][13][14]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Countries ranked by Intentional homicides (per 100,000 people)”. www.indexmundi.com.
  2. ^ a b c “Crime Statistics Comparison”. Lực lượng cảnh sát Hồng Kông.
  3. ^ “Crime rates in Hong Kong last year at its lowest in 36 years”. South China Morning Post. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ Chan, Bernard (ngày 22 tháng 2 năm 2013). “Falling crime rate a Hong Kong success to celebrate” (bằng tiếng Anh). South China Morning Post. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “Crime Trends in Hong Kong”. Đại học Hồng Kông. 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ Shanty, Frank; Mishra, Patit Paban. Organized crime: from trafficking to terrorism (ấn bản 2). tr. 16. ISBN 1576073378.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Blaney, Colin (2014). Undesirables. John Blake. tr. 240–242. ISBN 978-1782198970.
  8. ^ “Vietnam's Human Trafficking Problem Is Too Big to Ignore”. The Diplomat. ngày 8 tháng 11 năm 2019.
  9. ^ “2018 Trafficking in Persons Report: China”. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
  10. ^ “Human trafficking in Hong Kong: hidden in plain sight”. South China Morning Post Magazine. ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  11. ^ “New ways to help Hong Kong's human trafficking victims”. CN Monitor. ngày 22 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “Human trafficking in Hong Kong: hidden in plain sight”. South China Morning Post. ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  13. ^ “Fed up with human trafficking, Hong Kong migrant workers hold vigil demanding justice”. South China Morning Post. ngày 25 tháng 2 năm 2018.
  14. ^ “Hong Kong must lead the fight against human trafficking, rather than just do the bare minimum”. South China Morning Post. ngày 8 tháng 7 năm 2016.