Tủa Chùa

Huyện thuộc tỉnh Điện Biên

Tủa Chùa là một huyện thuộc tỉnh Điện Biên, Việt Nam.[4][5]

Tủa Chùa
Huyện
Huyện Tủa Chùa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhĐiện Biên
Huyện lỵThị trấn Tủa Chùa
Trụ sở UBNDTổ dân phố Thắng Lợi II, thị trấn Tủa Chùa
Phân chia hành chính1 thị trấn, 11 xã
Thành lập1955[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°50′52″B 103°20′35″Đ / 21,84778°B 103,34306°Đ / 21.84778; 103.34306
MapBản đồ huyện Tủa Chùa
Tủa Chùa trên bản đồ Việt Nam
Tủa Chùa
Tủa Chùa
Vị trí huyện Tủa Chùa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích684,15 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng61.559 người[2]
Mật độ89 người/km²
Dân tộcThái, Kinh, H'Mông, Dao...
Khác
Mã hành chính098[3]
Biển số xe27-L1/T1
Số điện thoại0230.3.845.165
Số fax0230.3.845.163
Websitehuyentuachua.dienbien.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Tủa Chùa nằm ở phía đông bắc tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 118 km, có vị trí địa lý:

Địa hình huyện chủ yếu là núi thấp với các đỉnh Na Tung cao 1.585 m ở phía đông nam, Phình Ho cao 1.585 m ở phía tây bắc và cao nguyên Sín Chải dạng cao nguyên đá vôi. Có sông Đà chảy qua ranh giới phía đông và phía bắc của huyện, sông Nậm Mức chảy qua ranh giới phía tây của huyện để nối vào sông Đà tại phía tây bắc huyện này trong địa giới xã Lao Xả Phình.

Hành chính

sửa

Huyện Tủa Chùa có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tủa Chùa (huyện lỵ) và 11 xã: Huổi Só, Lao Xả Phình, Mường Báng, Mường Đun, Sín Chải, Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Trung Thu, Tủa Thàng, Xá Nhè.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Tủa Chùa
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người) Mật độ (người/km²)
Thị trấn (1)
Tủa Chùa 14,49 8.287 571
Xã (11)
Huổi Só 63,42 2.850 44
Lao Xả Phình 49,91 2.858 57
Mường Báng 56,30 5.756 102
Mường Đun 37,56 4.279 113
Sín Chải 88,75 5.340 60
Sính Phình 70,13 7.020 100
Tả Phìn 50,89 4.080 80
Tả Sìn Thàng 50,50 4.390 86
Trung Thu 53,53 3.590 67
Tủa Thàng 87,51 5.740 65
Xá Nhè 61,17 7.369 120
Toàn huyện 684,15 61.559 89
Nguồn: Niên giám tỉnh Điện Biên năm 2022[2]

Lịch sử

sửa

Địa bàn huyện Tủa Chùa vốn là đất Mường Báng xưa.

Ngày 18 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 606/NĐ-TTg[1] về việc thành lập châu Tủa Chùa (nay là huyện Tủa Chùa) trên cơ sở 49.120 ha diện tích tự nhiên, gồm 8 xã với hơn 10.000 người[6] của châu Mường Lay.

Châu Tủa Chùa bao gồm 8 xã: Tà Phình (tức Tả Phìn), Lao Sà Phình (Lao Xả Phình), Sìn Phình (Sính Phình), Sin Chai (Sín Chải), Ta Sin Thang (Tả Sìn Thàng), Trung Thu, Quyết Tiến, Cộng Hòa.

Ngày 15 tháng 12 năm 1977, 3 xã: Mường Báng, Mường Đun, Xá Nhè được chuyển từ huyện Tuần Giáo về huyện Tủa Chùa quản lý. Đồng thời, sáp nhập xóm Phảng Củ và xóm Háng Chưa của xã Xá Nhè vào xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo.[7]

Ngày 2 tháng 1 năm 1989, chia xã Mường Báng thành 2 đơn vị hành chính: xã Mường Báng và thị trấn Tủa Chùa.

Ngày 26 tháng 12 năm 2003, tỉnh Lai Châu được tách thành tỉnh Lai Châu mới và Điện Biên, huyện Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên.[8]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, mở rộng thị trấn Tủa Chùa trên cơ sở sáp nhập một phần diện tích và dân số của xã Mường Báng. Huyện Tủa Chùa có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.[9]

Kinh tế

sửa

Trồng ngô, lúa, chè, bông, trẩu, đồng cỏ. Cây ăn quả. Chăn nuôi bò, trâu, ong mật, dê. Trồng cây chủ để khai thác cánh kiến. Khai thác dược liệu, đặc sản rừng. Chế biến chè, nông sản.

Dân số

sửa

Huyện Tủa Chùa có diện tích 68.414,88 ha, dân số năm 2022 là 61.559 người. Trong đó, dân số thành thị là 8.287 người và dân số nông thôn là 53.272 người.[2]

Huyện có diện tích tự nhiên 68.414,88 ha, dân số năm 2020 là 61.017 người, với 7 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%.[10]

Huyện Tủa Chùa có diện tích 67.941 ha, dân số năm 2012 là 50.033 người.

Huyện có diện tích 679,41 km², dân số năm 2009 là 47.279 người,[11] mật độ dân số đạt 70 người/km².

Du lịch

sửa

Động Xá Nhè là hang động dạng karst trong núi đá vôi ở xã Xá Nhè[12], động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia ngày 10/3/2014.[13]

Giao thông

sửa

Quốc lộ 6 chạy qua phía tây huyện tới thị xã Mường Lay, đường thủy trên sông Đà. Tuyến đường từ Quốc lộ 6 lên đến trung tâm huyện dài 19 km là tuyến đường giao thông nối huyện với các huyện bạn và giao lưu về kinh tế.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Nghị định số 606/NĐ-TTg ngày 18/10/1955 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập châu Tủa Chùa thuộc Khu tự trị Thái – Mèo.
  2. ^ a b c d Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2023). Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2022. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên. tr. 30, 31. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  5. ^ Thông tư 47/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Điện Biên. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  6. ^ “Quá trình hình thành và phát triển huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên”. Trang thông tin điện tử huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. 20 tháng 6 năm 2016.
  7. ^ Quyết định số 328-CP năm 1977
  8. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  9. ^ “Nghị quyết 815/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Điện Biên”.
  10. ^ “Giới thiệu chung về Huyện Tủa Chùa”. Trang thông tin điện tử huyện Tủa Chù, tỉnh Điện Biên.
  11. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (Hà Nội. Biểu 2, tr.9) (30 tháng 6 năm 2010). “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ”. Tổng cục Thống kê.
  12. ^ Hoài Nam (19 tháng 12 năm 2014). “Động Xá Nhè hoang sơ, kỳ bí”. Báo điện tử Dân Việt. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2018.
  13. ^ Hồng Quyên (Tổng Hợp) (28 tháng 8 năm 2015). “Điện Biên – Động Xá Nhè”. Trung tâm Công nghệ thông tin Cinet. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2018.

Tham khảo

sửa