Từ Huệ (chữ Hán: 徐惠; 627 - 650), còn được gọi là Từ Hiền phi (徐賢妃), là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, vị Hoàng đế thứ hai của nhà Đường.

Từ Hiền phi
徐賢妃
Đường Thái Tông phi
Thông tin chung
Sinh627
Mất650 (24 tuổi)
An tángChiêu lăng (昭陵)
Phu quânĐường Thái Tông
Lý Thế Dân
Tên đầy đủ
Từ Huệ
(徐惠)
Tước hiệu[Tài nhân; 才人]
[Tiệp dư; 婕妤]
[Sung dung; 充容]
[Hiền phi; 賢妃]
(truy phong)
Thân phụTừ Hiếu Đức
Thân mẫuKhương thị

Bà là một tài nữ văn thơ nổi danh đương thời, được đánh giá là nữ thi nhân đầu tiên thời Đường sơ, và là một trong số hiếm hoi thuộc ba ngàn tần phi cũng như tác phẩm của mình được ghi vào sách sử[1]. Bà là phi tần đầu tiên được ghi vào Liệt truyện của Cựu Đường thư, sau đó là Tân Đường thư.

Xuất thân sửa

Từ Huệ người ở huyện Trường Thành (長城) thuộc Hồ Châu (nay là huyện Trường Hưng, thành phố Hồ Châu của tỉnh Chiết Giang), xuất thân danh môn Trường Thành Từ thị (長城徐氏), là một nhánh của Đông Hải Từ thị (東海徐氏) thuộc Đông Hải quận (東海郡; nay là huyện Đàm Thành, thành phố Lâm Nghi của tỉnh Sơn Đông)[2].

Đây là một dòng họ quý tộc rất lâu đời, đến đời của Từ Huệ là đời thứ 4, hậu duệ của Từ Nguyên hầu Từ Văn Chỉnh (徐文整) thời Nam Lương. Tằng tổ là Thái thú Thủy An Từ Tổng Chi (徐综之) thời Nam Trần. Tổ phụ là Từ Phương Quý (徐方贵), là Huyện lệnh của huyện Lâm Chân, Diên Châu; tổ mẫu Giang Hạ Hoàng thị (江夏黄氏), là con gái Hoàng Công thời Nam Trần, được tặng làm Thẩm Quốc Trung Vũ công (沈国忠武公), chức Tư không[3]. Cha là Từ Hiếu Đức (徐孝德), đương giữ chức Thứ sử Quả Châu (nay là Nam Sung, thuộc tỉnh Tứ Xuyên). Đương thời, Từ Hiếu Đức cũng là người hay chữ, có văn tập gồm 10 quyển là Từ Hiếu Đức tập (徐孝德集), đều có ghi chép trong Cựu Đường thư phần Kinh tịch chí (经籍志) và Tân Đường thư phần Nghệ văn chí (艺文志). Mẹ bà là Khương thị (姜氏), vì có con gái vào cung nên được phong làm Chính tứ phẩm "Kim Thành quận quân" (金城郡君). Trong nhà bà có một người anh trai tên Từ Tề Anh (徐齐婴), làm Huyện lệnh của huyện Phù Phong thuộc Kỳ Châu; em trai tên Từ Tề Đam (徐齐聃), giữ chức "Tây Thai xá nhân" (西台舍人), về sau tặng làm Thứ sử Tứ Châu[4]; em út Từ Tề Trang (徐齐庄), làm "Điện trung Thượng thực Trực tưởng" (殿中尚食直长). Ngoài ra, bà còn có một người em gái Từ thị, sau là Tiệp dư của Đường Cao Tông Lý Trị. Cháu trai bà, tức Từ Kiên (徐坚), con trai Từ Tề Đam, về sau cũng có công trạng, vào đời Đường Huyền Tông là trọng thần, được tặng "Thái tử Thiếu bảo" (太子少保).

Từ nhỏ Từ Huệ đã sớm hiểu biết, 5 tháng biết nói, 4 tuổi đã thông thạo những sách như Mao Thi, Luận ngữ, 8 tuổi thuộc được thơ văn. Có lần, Từ Hiếu Đức sai Từ Huệ vịnh lại bài thơ Ly tao của Khuất Nguyên, bà lập tức viết ra bài "Tiểu sơn thiên" (小山篇), viết rằng: 「"Ngưỡng u nham nhi lưu phán, phủ quế chi dĩ ngưng tưởng. Tương thiên linh hề thử ngộ, thuyên hà vi hề độc vãng?"; 仰幽巖而流盼,撫桂枝以凝想。將千齡兮此遇,荃何為兮獨往?」. Cha bà vô cùng kinh ngạc. Lúc đó cả ba người nhà họ Từ đều giỏi văn thơ, nên người đời so sánh với nhà họ Ban của thời Hán. Từ Huệ còn giỏi thi ca, cầm kỳ họa phẩm, sau khi đọc được thơ của Từ Huệ thì biết không thể che giấu, truyền bá ra ngoài[5][6].

Nhập cung Đường sửa

Năm Trinh Quán, nghe đến tiếng giỏi thơ, Từ Huệ được Đường Thái Tông vời vào cung, sách phong làm Tài nhân, hàng Chính ngũ phẩm[7]. Từ Huệ với tài năng, trình độ của mình rất được Đường Thái Tông ưu ái nể phục, phong lên thành Tiệp dư, hàng Chính tam phẩm. Tuy là tần phi đắc sủng, nhưng Từ Huệ cử chỉ trang nhã, trọng biết đối nhân xử thế rất chừng mực, khiến Đường Thái Tông cũng lấy lễ đối đãi, phong cha bà làm Viên ngoại lang bộ Lễ, rồi sắc phong bà làm Sung dung (充容), hàng Chính nhị phẩm[8].

Những năm cuối Trinh Quán, Thái Tông thường xuyên chinh phạt biên cương, quốc khố cạn kiệt. Năm Trinh Quán thứ 22 (648), tháng 4, Thái Tông giá hạnh Ngọc Hoa cung, Từ Huệ thân là Sung dung được bồi hầu. Từ Huệ thấy Đường Thái Tông có ý tu sửa cung điện trong hoàn cảnh này, bèn quyết định can ngăn[9][10][11][12]:

Trong Tân Đường thư chỉ ghi phân đoạn này, thực tế thượng tấu của bà rất dài, gồm 3 bài được chép trong Cựu Đường thư. Đường Thái Tông tâm đắc hành động của Từ Huệ liền khen ngợi và ban thưởng hậu hĩnh cho bà, nhưng không rõ ông có nghe theo hay không bởi vì hai sách Đường thư đều không nói rõ. Dẫu Thái Tông nghe hay không nghe, đây cũng chính là nét son chói lọi trong suốt cuộc đời của Từ Huệ và hậu thế đều đánh giá cao về hành động này[13][14].

Năm Trinh Quán thứ 23 (649), Đường Thái Tông giá băng, Từ Huệ vì quá đau lòng dẫn đến tâm bệnh, không chịu uống thuốc mà nói:「"Ta thụ long ân thâm hậu, hy vọng sau khi tạ thế được hầu hạ Tiên Đế trong lăng tẩm của Ngài, đó là tâm nguyện cuối cùng của ta"」. Sau đó bà liền viết 1 bài thơ thất ngôn biểu đạt tâm nguyện này[15][16]. Sang năm sau, tức là năm Vĩnh Huy nguyên niên (650), Từ Sung dung qua đời ở tuổi 24. Đường Cao Tông Lý Trị cảm thương, truy phong tước vị Hiền phi (賢妃), lại được "Bồi táng" (陪葬; nghĩa là "táng theo hầu") cho Đường Thái Tông tại Chiêu lăng (昭陵), bà được chôn bên khu địa thất phía Tả[17][18].

Tác phẩm sửa

Từ Huệ là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc đời nhà Đường, được cho là đã viết khoảng một nghìn bài thơ, nhưng chỉ có 5 bài tồn tại đến ngày hôm nay. Một hôm, Đường Thái Tông cho triệu các phi tần, nàng phải trang điểm nên đến trễ. Hoàng đế nổi giận, nàng đã dâng bài thơ về sau được gọi là Tiến Thái Tông thi (进太宗诗)[19][20][21]:

进太宗诗
...
朝来临镜台
妆罢暂徘徊
千金始一笑
一召讵能来
Tiến Thái Tông thi
...
Triêu lai lâm kính đài
Trang bãi tạm bồi hồi
Thiên kim thủy nhất tiếu
Nhất triệu cự năng lai ?
Thơ dâng Thái Tông
...
Buổi sáng đến ngồi trước kính soi,
Điểm trang xong vẫn mãi bồi hồi.
Ngàn vàng một nụ cười ban sớm,
Chỉ lệnh ai vời phải đến ngay ?

Ngoài ra, Từ Huệ còn nhiều bài thơ nổi tiếng khác, như Trường Môn oán (长门怨); Thu phong Hàm Cốc ứng chiếu (秋风函谷应诏); Phú đắc bắc phương hữu giai nhân (赋得北方有佳人), Phụng hòa ngự chế tiểu sơn phú (奉和御制小山赋), Gián Thái Tông tức binh bãi dịch sơ (谏太宗息兵罢役疏).

Đánh giá sửa

Xem thêm sửa

Trong văn hoá đại chúng sửa

Năm Tên phim Diễn viên
1981 Đường Thái Tông
(唐太宗)
Hoa Văn Y
华文漪
1983 Thiên chi Kiêu nữ
(天之骄女)
Trương Thụy Xuân
张瑞春
1995 Võ Tắc Thiên
(武则天)
Lý Kiến Quần
李建群
2007 Trinh Quán chi trị
(贞观之治)
Vương Khiết Hi
王洁曦
2014 Võ Mỵ Nương truyền kỳ
(武媚娘传奇)
Trương Quân Ninh
張鈞甯

Chú thích sửa

  1. ^ Paul W. Kroll, "The Life and Writings of Xu Hui (627-650), Worthy Consort, at the Early Tang Court" in Asia Major, Third Series, Vol. 22 No. 2 (2009), pp. 35–64.
  2. ^ “Đại đường cố Quang Lộc đại phu hữu Tán kỵ Thường thị Tập Hiền viện học sĩ tặng Thái tử thiếu bảo Đông Hải Từ Văn Công thần đạo bi minh (đường · trương cửu linh)”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ [Từ Phương Quý mộ chí; 徐方贵墓志]: 夫人江夏黄氏,陈司空沈国忠武公之女也。
  4. ^ Nay là những vùng Tứ huyện, Thiên Trường, Hu Dị, Minh Quang, Tứ Hồng, tỉnh An Huy, vùng Đông Bắc
  5. ^ 《新唐書·卷七十六》: 太宗賢妃徐惠,湖州長城人。生五月能言,四歲通《論語》、《詩》,八歲自曉屬文。父孝德,嘗試使擬《離騷》為《小山篇》曰:「仰幽巖而流盼,撫桂枝以凝想。將千齡兮此遇,荃何為兮獨往?」孝德大驚,知不可掩,於是所論著遂盛傳。
  6. ^ 《新唐書·卷五十一》: 太宗賢妃徐氏,名惠,右散騎常侍堅之姑也。生五月而能言,四歲誦《論語》、《毛詩》,八歲好屬文。其父孝德試擬《楚辭》,云「山中不可以久留」,詞甚典美。自此遍涉經史,手不釋卷。
  7. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:太宗闻之,召为才人。
  8. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:手未尝废卷,而辞致赡蔚,文无淹思。帝益礼顾,擢孝德水部员外郎,惠再迁充容。
  9. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:贞观末,数调兵讨定四夷,稍稍治宫室,百姓劳怨。
  10. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:惠上疏极谏,且言:“东戍辽海,西讨昆丘,士马罢耗,漕饷漂没。捐有尽之农,趋无穷之壑;图未获之众,丧已成之军。故地广者,非常安之术也;人劳者,为易乱之符也。”
  11. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:又言:“翠微、玉华等宫,虽因山藉水,无筑构之苦,而工力和僦,不谓无烦。有道之君,以逸逸人;无道之君,以乐乐身。”
  12. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:又言:“伎巧为丧国斧斤,珠玉为荡心鸠毒,侈丽纤美,不可以不遏。志骄於业泰,体逸於时安。”
  13. ^ 唐会要·卷三十(宋·王溥)
  14. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:其剀切精诣,大略如此。帝善其言,优赐之。
  15. ^ 《旧唐书·列传第一》:……追思顾遇之恩,哀慕愈甚,发疾不自医。病甚,谓所亲曰:“吾荷顾实深,志在早殁,魂其有灵,得侍园寝,吾之志也。”
  16. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》: 帝崩,哀慕成疾,不肯進藥,曰:「帝遇我厚,得先狗馬侍園寢,吾誌也。」復為詩、連珠以見意。
  17. ^ 《新唐书·列传第一·后妃上》:永徽元年卒,年二十四,赠贤妃,陪葬昭陵石室。
  18. ^ 《旧唐书·列传第一》: 永徽元年卒,時年二十四,詔贈賢妃,陪葬於昭陵之石室。
  19. ^ 《唐语林·贤媛》。《唐诗纪事卷三》,《大唐传载》:上都崇圣寺有徐贤妃妆殿,太宗曾召妃,久不至,怒之,因进诗曰:“朝来临镜台,妆罢暂徘徊。千金始一笑,一召讵能来?”
  20. ^ 《诗女史纂》:尝召充容,久不至,怒之,因进诗曰:“朝来临镜台,妆罢暂徘徊。千金始一笑一召讵能来?”帝大悦。
  21. ^ 《情史》: 唐太宗尝召徐贤妃(妃名惠,湖州人,八岁曾拟《离骚》),不至,怒之。贤妃进诗曰: “朝来临镜台,妆罢且徘徊。千金始一笑,一召讵能来?” 以娇语解围。

Tham khảo sửa