Tự do tư tưởng
Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Thường thì những quan điểm đó trái với quan điểm của đa số tại thời điểm có ý kiến. Quyền tự do này có liên hệ chặt chẽ với khái niệm tự do ngôn luận.
Một phần của loạt bài về |
Tự do |
Theo định nghĩa |
Theo hình thức |
---|
Tự do hội họp và lập hội |
Các loại khác |
Kiểm duyệt |
Giải thích
sửaTừ chối quyền tự do tư tưởng của một người là từ chối quyền tự do căn bản nhất của con người, quyền suy nghĩ về chính bản thân họ.
Đây là quyền tự do quan trọng được nêu trong luật nhân quyền của Liên hiệp quốc. Ở Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UNDP) nêu rõ:
- Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, ý thức về đạo đức và tôn giáo; quyền này cũng bao gồm quyền thay đổi niềm tin hay tôn giáo, cho dù một mình hay trong cộng đồng và ở nơi riêng tư hay chốn công cộng, để bày tỏ niềm tin hay tôn giáo của mình khi giáo huấn, thực hành, thờ cúng và làm lễ."
Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp Quốc cũng nêu rõ rằng Điều 18 là điều khoản bắt buộc đối với các thành viên Liên hiệp Quốc:
- "phân biệt tự do tư tưởng, ý thức về đạo đức, tôn giáo hay niềm tin với quyền tự do biểu thị tôn giáo hay niềm tin. Không cho phép bất cứ hạn chế nào về tự do tư tưởng, ý thức đạo đức hay tự do theo một tôn giáo hay niềm tin nào. Những quyền tự do này được bảo vệ vô điều kiện."[1]
Tương tự, Điều 19 của UNDP cũng bảo đảm rằng " Mọi người đều có quyền tự do biểu thị ý kiến và tự do ngôn luận của mình; quyền này bao gồm tự do giữ quan điểm của minh mà không bị quấy rầy..."
Kiểm duyệt Internet và tự do tư tưởng
sửaMột số nước như Iran,[2] Ả Rập Xê Út, Ai Cập,[3] Trung Quốc[4] thường tìm cách kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet. Tháng 10 năm 2006, giới chức Iran đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ internet giảm tốc độ truy cập của các máy tính cá nhân và các quán cafe internet.[5]
Tham khảo
sửa- ^ “General Comment No. 22: The right to freedom of thought, conscience and religion (Art. 18):. 30/07/93. CCPR/C/21/Rev.1/Add.4, General Comment No. 22. (General Comments)”. United Nations Human Rights Website - Treaty Bodies Database. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights. ngày 30 tháng 7 năm 1993. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2007.
- ^ Iranian bloggers rally against censorship BBC News ngày 11 tháng 12 năm 2003
- ^ Egyptian blogger sentenced to jail Al Jazeera ngày 22 tháng 2 năm 2007
- ^ “Internet Censorship - law & policy around the world”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
- ^ Blocking Information In Iran Voice of America
Xem thêm
sửaLiên kết ngoài
sửa- George Botterill and Peter Carruthers, 'The Philosophy of Psychology', Cambridge University Press (1999), p3
- The Hon. Sir John Laws, 'The Limitations of Human Rights', [1998] P.L. Summer, Sweet & Maxwell and Contributors, p260
- Islam and the Freedom of Thought and Belief[liên kết hỏng]Abu Abdullah al-Nakhli (talk) 11:35, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Freedom of Thought - Iranian Underground Art Movement
- Dictionary of the History of Ideas: Academic Freedom Lưu trữ 2006-07-21 tại Wayback Machine
- The Beckley Foundation - a charitable trust that promotes the investigation of consciousness
- www.medienhilfe.org Internationale Medienhilfe (IMH) - International organization for press freedom
- The Center for Cognitive Liberty & Ethics - a network of scholars elaborating the law, policy and ethics of freedom of thought
- Information about Casey Hardison Lưu trữ 2008-05-31 tại Wayback Machine - the first individual in the UK to use an elaborate freedom of thought argument to challenge drug prohibition in court
- John Bagnell Bury (1861-1927) A History of Freedom of Thought - E-book online (Copyright expired)