Tai nạn máy bay B-2 tại Căn cứ không quân Andersen năm 2008

Vào ngày 23 tháng 2 năm 2008, Spirit of Kansas, một máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Không quân Hoa Kỳ, đã bị rơi trên đường băng ngay sau khi cất cánh từ Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Máy bay bị phá hủy hoàn toàn, nhưng cả hai thành viên phi hành đoàn đã kịp thời nhảy dù ra khỏi máy bay và thoát nạn.[1] Vụ tai nạn này đánh dấu tổn thất đầu tiên của máy bay ném bom B-2, và tính đến năm 2022 nó vẫn là vụ tai nạn duy nhất của dòng máy bay này. Với thiệt hại ước tính khoảng 1,4 tỷ USD, nếu chỉ tính riêng chi phí của chiếc máy bay thì đây là vụ tai nạn tốn kém nhất trong lịch sử Không quân Hoa Kỳ.[2][3][4]

Tai nạn máy bay B-2 tại Căn cứ không quân Andersen năm 2008
Tai nạn của Spirit of Kansas
Tai nạn
Ngày23 tháng 2 năm 2008 (2008-02-23)
Mô tả tai nạnTai nạn khi cất cánh do thất tốc
Địa điểmCăn cứ không quân Andersen, Guam
13°35′13″B 144°56′19″Đ / 13,58694°B 144,93861°Đ / 13.58694; 144.93861
Máy bay
Dạng máy bayNorthrop Grumman B-2 Spirit
Tên máy baySpirit of Kansas
Hãng hàng khôngUSAF
Số đăng ký89-0127
Xuất phátCăn cứ không quân Andersen, Guam
Điểm đếnCăn cứ không quân Whiteman, Missouri
Số người2
Phi hành đoàn2
Tử vong0
Bị thương2
Sống sót2

Tai nạn sửa

 
89-0127 Spirit of Kansas, chiếc Northrop Grumman B-2 Spirit của USAF liên quan đến vụ tai nạn, được chụp vào ngày 19 tháng 7 năm 1997.

Vào ngày 23 tháng 2 năm 2008, một chiếc B-2 đã bị rơi trên đường băng ngay sau khi cất cánh từ Căn cứ không quân Andersen ở Guam.[1] Chiếc B-2, biệt danh Spirit of Kansas, có số hiệu 89-0127 và thuộc biên chế Phi đoàn Ném bom số 393, Không đoàn Ném bom 509, đóng ở Căn cứ Không quân Whiteman, Missouri, đã bay được 5.100 giờ bay[5]. Đây là vụ tai nạn đầu tiên của một chiếc B‑2.[6]

Phi hành đoàn gồm hai sĩ quan (Thiếu tá Ryan Link và Đại úy Justin Grieve) đã cố gắng điều khiển chiếc máy bay ném bom nhưng họ đã thất bại, và khi một trong những đầu cánh của chiếc máy bay tiếp xúc với mặt đất, họ đã phải nhảy dù thoát ra và sống sót sau vụ tai nạn. Chiếc B-2 bị phá hủy hoàn toàn, tổng thiệt hại ước tính khoảng 1,4 tỷ USD.[7][8] Con số này tương đương với khoảng 1,58 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018.

Theo Air Force Times, không có đạn dược nào trên máy bay.[4]Báo cáo về vụ tai nạn của Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ nói rằng "vật liệu tuyệt mật" đã được chất lên máy bay ném bom vào buổi sáng mà chiếc máy bay đang trở về Căn cứ Không quân Whiteman "sau một đợt triển khai kéo dài 4 tháng để hỗ trợ sự hiện diện liên tục của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.[8]

Tại Bệnh viện Hải quân Guam, sau khi đánh giá thương tích, một phi công đã được xuất viện còn người thứ hai phải nhập viện. Một chiếc B-2 đang ở trên không đã được gọi trở lại Andersen sau vụ tai nạn, nơi nó và những chiếc B-2 khác nằm dưới đất cho đến khi cuộc điều tra ban đầu về vụ tai nạn hoàn tất. Sáu chiếc Boeing B‑52 của Phi đoàn Ném bom 96, Không đoàn Ném bom số 2 tại Căn cứ Không quân Barksdale, Louisiana, đã được triển khai để thay thế cho những chiếc B‑2 tại Andersen.[1][9]

Chỉ huy trưởng của Không đoàn Ném bom 509, Chuẩn tướng Garrett Harencak, sau sự việc trên đã tạm ngừng hoạt động bay đối với tất cả 20 chiếc B ‑ 2 còn lại để xem xét các thủ tục. Harencak gọi việc ngừng bay này là "tạm dừng an toàn" và tuyên bố rằng những chiếc B‑2 sẽ tiếp tục bay nếu được yêu cầu hoạt động ngay lập tức.[10] Đội bay B‑2 trở lại trạng thái bay vào ngày 15 tháng 4 năm 2008.[11]

Điều tra sửa

Kết quả điều tra cho biết chiếc B‑2 bị rơi sau "cơn mưa nặng hạt" khiến hơi ẩm xâm nhập vào các cảm biến dữ liệu không khí. Dữ liệu từ các cảm biến được sử dụng để tính toán nhiều yếu tố bao gồm cả vận tốc và độ cao. Vì ba đầu dò áp suất không hoạt động được[8] - do ngưng tụ bên trong các thiết bị, không phải do lỗi bảo trì - các máy tính điều khiển chuyến bay đã tính toán góc tấn công và tốc độ bay của máy bay không chính xác. Dữ liệu về tốc độ bay không chính xác trên màn hình buồng lái đã dẫn đến việc máy bay quay vòng ở tốc độ 12 hải lý trên giờ (22 km/h) chậm hơn so với chỉ định. Do góc tấn công bị cảm nhận sai nên máy tính tạo nên góc mũi cao đột ngột, lên tới 30 độ. Sự kết hợp giữa tốc độ cất cánh chậm và góc tấn công cực hạn với lực cản không khí, dẫn đến việc thất tốc không thể cứu vãn, máy bay rung lắc, chạy lệch khỏi đường băng rồi lao xuống đất. Cả hai thành viên phi hành đoàn đã thoát khỏi máy bay ngay sau khi đầu cánh trái bắt đầu khoét sâu mặt đất dọc theo đường băng. Máy bay chạm đất, lộn nhào và phát nổ sau khi nhiên liệu bốc cháy.[8][12][13]

Trong văn hóa đại chúng sửa

Vụ tai nạn của "Spirit of Kansas" đã được giới thiệu trong tập 3, mùa thứ 22 của chương trình Mayday, có tựa đề "Stealth Bomber Down" (tạm dịch:Vụ rơi máy bay ném bom tàng hình).

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Michael Lavitt "B‑2 Crashes on Takeoff From Guam." Aviation Week, 23 February 2008. Lưu trữ 17 tháng 1 2012 tại Wayback Machine
  2. ^ Editorial Staff (5 tháng 6 năm 2008). “Update: B-2 Crash Caused By Waterlogged Sensors”. AVweb (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Raymond Whitaker (25 tháng 2 năm 2008). “The Most Expensive Air Crash in History”. Common Dreams (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ a b Đăng Nguyễn (27 tháng 2 năm 2008). “Lần duy nhất oanh tạc cơ B-2 đáng sợ nhất thế giới nổ tung”. Dân Việt. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ David Cenciotti (23 tháng 2 năm 2018). “Insane videos show the $1.4 billion destruction of a B-2 stealth bomber that crashed 10 years ago today”. Business Insider. The Aviationist. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Jacopo Prisco (29 tháng 1 năm 2020). “B-2 Spirit: The $2 billion flying wing”. CNN.
  7. ^ “Air Force: Moisture caused $1.4 billion bomber crash”. CNN. Associated Press. 6 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ a b c d Air Combat Command, Accident Investigation Board, "Summary of Facts", "B-2A, S/N 89-0127, 20080223 KSZL501A"; link: AFD-080605-054 Lưu trữ 4 tháng 3 2016 tại Wayback Machine, hosted by GlenPew.com
  9. ^ “B-2 stealth bomber crashes on Guam”. NBC News. Associated Press. 23 tháng 2 năm 2008. Truy cập 22 Tháng Một năm 2017.
  10. ^ Barbara Starr (25 tháng 2 năm 2008). “B-2 bomber flights on 'pause' after crash”. CNN. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ Stephen Linch. "B-2s return to flight after safety pause", USAF, 21 April 2008. Lưu trữ 17 tháng 10 2008 tại Wayback Machine
  12. ^ “Air Force: Sensor Moisture Caused 1st B-2 Crash”. NBC News. Associated Press. 5 tháng 6 năm 2008.
  13. ^ Noah Shachtman (6 tháng 6 năm 2008). “Video: Stealth Bomber Crashes”. Wired. Lưu trữ bản gốc 14 tháng Mười năm 2008.

Liên kết ngoài sửa