Terminologia Anatomica

Các tác phẩm bằng văn bản là định nghĩa có thẩm quyền của phiên bản năm 1998 của tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ giải phẫu người.

Terminologia Anatomica (viết tắt là TA; tạm dịch: Thuật ngữ giải phẫu) là tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ giải phẫu người, được phát triển bởi Ủy ban Liên đoàn về thuật ngữ giải phẫu (FCAT) và Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội của các nhà Giải phẫu học (IFAA) và được xuất bản vào năm 1998.[1] Nó thay thế tiêu chuẩn trước đó, Nomina Anatomica.[2] Thuật ngữ giải phẫu bao gồm các thuật ngữ cho khoảng 7500 cấu trúc giải phẫu học đại thể người.[3] Vào tháng 4 năm 2011, Terminologia Anatomica đã được đăng tải trực tuyến bời Chương trình Quốc tế Liên đoàn về các thuật ngữ giải phẫu (FIPAT), tổ chức kế nhiệm cho FCAT.

Danh mục các cấu trúc giải phẫu sửa

Terminologia Anatomica chia các cấu trúc giải phẫu thành các mục chính như sau (Tiêu chuẩn Latinh nằm trong ngoặc):

A01: Giải phẫu tổng quan (anatomia generalis) sửa

  • Các thuật ngữ chung (anatomia generalissima) [1]
  1. Các bộ phận cơ thể người
  2. Các mặt phẳng, trục và định khu

A02: Xương (ossa) sửa

  • Các thuật ngữ chung [2]
  1. Sọ
  2. Các xương sọ
  3. Cột sống
  4. Các xương chi trên
  5. Các xương chi dưới

A03: Khớp (juncturae) sửa

  • Các thuật ngữ chung [3]
  1. Các khớp hộp sọ
  2. Các khớp cột sống
  3. Các khớp ngực
  4. Joints of pelvic girdle
  5. Các khớp chi trên
  6. Các khớp chi dưới

A04: Cơ (musculi) sửa

  • Các thuật ngữ chung [4]
  1. Các cơ vùng đầu
  2. Các cơ vùng cổ
  3. Các cơ vùng lưng
  4. Các cơ vùng ngực
  5. Các cơ vùng bụng
  6. Các cơ vùng chi trên
  7. Các cơ vùng chi dưới
  8. Các bao gântúi hoạt dịch

A05: Hệ tiêu hóa (systema digestorium) sửa

  1. Miệng
  2. Họng
  3. Hầu
  4. Thực quản
  5. Dạ dày
  6. Ruột non
  7. Ruột già
  8. Gan, túi mật
  9. Tụy

A06: Hệ hô hấp (systema respiratorium) sửa

  1. Mũi
  2. Thanh quản
  3. Khí quản
  4. Phế quản
  5. Phổi

A07: Lồng ngực (cavitas thoracis) sửa

A08: Hệ tiết niệu (systema urinarium) sửa

  1. Thận
  2. Niệu quản
  3. Bàng quang
  4. Niệu đạo nữ
  5. Niệu dạo nam

A09: Hệ sinh dục (systemata genitalia) sửa

  1. Cơ quan sinh dục trong của phụ nữ
  2. Cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ
  3. Cơ quan sinh dục trong của nam giới
  4. Cơ quan sinh dục ngoài của nam giới
  5. Đáy chậu

A10: Khoang chậu và ổ bụng (cavitas abdominis et pelvis) sửa

A11: Tuyến nội tiết (glandulae endocrinae) sửa

  1. Tuyến yên
  2. Tuyến tùng
  3. Tuyến giáp trạng
  4. Tuyến cận giáp
  5. Tuyến thượng thận
  6. Tiểu đảo tụy

A12: Hệ tim mạch (systema cardiovasculare) sửa

  • Các thuật ngữ chung [5]
  1. Tim
  2. Động mạch
  3. Tĩnh mạch
  4. Lymphatic trunks and ducts

A13: Hệ bạch huyết (systema lymphoideum) sửa

  1. Các cơ quan bạch huyết nguyên phát
  2. Các cơ quan bạch huyết thứ phát
  3. Các hạch bạch huyết định khu

A14: Hệ thần kinh (systema nervosum) sửa

  • Các thuật ngữ chung [6]
  1. Hệ thần kinh trung ương
    1. Màng não
    2. Tủy sống
    3. Não
    4. Hành não
    5. Cầu não
    6. Trung não
    7. Tiểu não
    8. Gian não
    9. Đoan não
  2. Hệ thần kinh ngoại vi
    1. Các dây thần kinh sọ
    2. Các dây thần kinh tủy
  3. Hệ thần kinh tự chủ

A15: Bộ phận giác quan (organa sensuum) sửa

  1. Cơ quan khứu giác (mũi và các cấu trúc liên quan) - Xem thêm: khứu giác.
  2. Mắt và các cấu trúc liên quan (Thị giác).
  3. Tai (Thính giác).
  4. Cơ quan vị giác (lưỡi và các cấu trúc liên quan) - Xem thêm: Vị giác.

A16: Vỏ bọc (integumentum commune) sửa

  1. Mô dưới da

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ "Terminologia Anatomica" tại Từ điển Y học Dorland
  2. ^ Terminologia Anatomica: International Anatomical Terminology. New York: Thieme Medical Publishers. 1998. ISBN 0-86577-808-6.
  3. ^ result&resnum=3&ct=result#PPA666,M1 Connecting Medical Informatics And... - Google Book Search Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). books.google.com. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoài sửa