Thành ngạnh

loài thực vật

Thành ngạnh[3] hay còn gọi là lành ngạnh nhỏ[4] (danh pháp hai phần: Cratoxylum maingayi) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hypericaceae được Dyer mô tả khoa học lần đầu năm 1874.[2] Phần chữ thứ hai trong danh pháp loài -maingayi được đặt vinh danh Alexander Carroll Maingay.[5] Cây phân bổ ở rừng núi đất thấp[5] khu vực đất liền Đông Nam Á và các đảo Sumatra, Borneo.

Cratoxylum maingayi
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malpighiales
Họ (familia)Hypericaceae
Chi (genus)Cratoxylum
Loài (species)C. maingayi
Danh pháp hai phần
Cratoxylum maingayi
Dyer[2]
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Cratoxylum acuminatum Merr.
  • Cratoxylum harmandii Pierre
  • Cratoxylum parvifolium Merr.
  • Cratoxylum subglaucum Merr.

Thành ngạnh là cây bụi lớn đến gỗ nhỏ, cao từ 5 - 10m, đường kính thân cây có thể tới 10 cm. Vỏ cây mịn hoặc có vết rạn. Lá đơn mọc đối. Phiến lá hình trứng ngược, cuống lá đỏ. Hoa không lông, có màu hồng nhạt, cánh hoa có vảy tiết bên dưới gốc.[3] Quả nang tròn, kích thước cóthể tới 1,5 cm.[5]

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Cratoxylum maingayi. Sách Đỏ IUCN Version 2014.1. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources. 1998. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ a b c Cratoxylum maingayi Dyer”. The Plant List 2013. Truy cập 24 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ a b Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 1; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 464.
  4. ^ Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000; Trang 86.
  5. ^ a b c Wong, K. M. (1995). Cratoxylum maingayi Dyer”. Trong Soepadmo, E.; Wong, K. M. (biên tập). Tree Flora of Sabah and Sarawak. (free online from the publisher, lesser resolution scan PDF versions). 1. Forest Research Institute Malaysia. tr. 225–226. ISBN 983-9592-34-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.

Tham khảo sửa