Thành viên:Mine Fellucia/nháp/Phú nhị đại
Phú nhị đại ([fû.âɚtâi]; tiếng Trung: 富二代; bính âm: Fù'èrdài; nghĩa đen 'thế hệ giàu có đời thứ hai') là một thuật ngữ tiếng Trung được dùng để chỉ đến thế hệ con cái của giới nhà giàu mới nổi (nouveau riche) tại Trung Quốc.[1][2][3] Cụm từ này nói chung mang hàm nghĩa tiêu cực, thường được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông cũng như trong các cuộc tranh luận hàng ngày ở Trung Quốc bởi nó tổng hợp một số vấn đề đạo đức có liên quan tới xã hội Trung Quốc hiện đại.[4][5]
Thế hệ phú nhị đại là những người con trai lẫn con gái của giới nhà giàu mới nổi tại Trung Quốc trong những năm đầu đổi mới kể từ cuối thập niên 1970 trở đi.[6] Xuyên suốt thời kỳ này, ở khu vực mà sáng kiến của tư nhân được đền đáp bằng sự giàu có thì nhiều người giàu Trung Quốc mới đã nổi lên từ thời kỳ xã hội chủ nghĩa trước đó. Trong khi những cá nhân giàu có này có thể đạt đến một nấc thang địa vị kinh tế xã hội mới nhờ những sáng kiến và nỗ lực của bản thân mình, hoặc nhờ vào việc gia nhập đội ngũ những thành phần quyền lực của đảng cầm quyền, con cái của họ thường được tận hưởng cuộc sống đủ đầy sung túc cũng như có một đường đời bằng phẳng, dễ dàng hơn nhiều.[7][8]
Nhiều đại gia Trung Quốc gửi con em họ ra nước ngoài để học tập.[2] Điều này đặc biệt đúng ở Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều khu vực ở Canada, những nơi mà ta thường thấy các du học sinh Trung Quốc khá giả nhập học lái những chiếc xe đắt tiền cũng như khoác lên mình những bộ quần áo và phụ kiện hàng hiệu gắn nhãn giá vốn ngoài tầm với so với đại bộ phận sinh viên Bắc Mỹ và châu Âu.[9][10] Các trường đại học có được cái nhìn thiện cảm với du học sinh kiểu này vì họ giúp tạo ra nhiều thu nhập hơn và có xu hướng trả mức học phí cao hơn.[11][12]
Thuật ngữ phú nhị đại còn được sử dụng một cách giới hạn như một danh xưng chung dành cho bất kỳ ai có phụ huynh giàu có và được thừa hưởng những đặc quyền về giáo dục. Các nhân vật không phải người Trung Quốc như Fidel Castro (Cuba) và Donald Trump (Mỹ) cũng được truyền thông nước này gọi là phú nhị đại.[13]
Từ nguyên
sửaCụm từ "Phú nhị đại" (Fuerdai) dịch theo nghĩa đen là ‘thế hệ giàu có đời thứ hai’ và ban đầu chỉ đến hậu duệ của các Phú nhất đại (Fuyidai), nói về những cá nhân sinh trưởng trong các gia đình có địa vị kinh tế xã hội cao. Phú nhị đại sau đó được hợp nhất vào định nghĩa cuộc sống khá giả lên thông qua thừa kế, đối lập với tự thân làm ra.
Các nhân vật phú nhị đại ngày càng gia tăng độ phủ sóng trên truyền thông, với xu hướng tăng lên trong việc dùng thuật ngữ này theo kiểu nhạo báng.[14] Mô tả về phú nhị đại theo góc nhìn này nhấn mạnh các yếu tố buông thả bản thân quá mức với những lối sống tiêu xài hoang phí và phóng đại tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật chất.[15]
Lịch sử
sửaNguồn gốc
sửaTầng lớp phú nhị đại nổi lên khoảng hai thập kỷ sau thời điểm bắt đầu cải cách kinh tế ở Trung Quốc năm 1978[16] được cho là vì sự di cư ồ ạt của dòng người Trung Quốc sống ở nông thôn tiến vào các vùng đô thị, bao gồm cả Thâm Quyến và Thượng Hải. Các chính sách như Chính sách Mở cửa đã cho phép nước này xác lập tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc, xấp xỉ 9,6% hàng năm từ thời điểm bắt đầu cải cách năm 1979 cho đến năm 2016.[16] Sự gia tăng mạnh mẽ về của cải đã góp phần vào việc gia tăng nhanh chóng sự giàu có của các hộ gia đình, lên đến đỉnh điểm là sự xuất hiện của tầng lớp Phú nhất đại (tiếng Trung: 富一代; bính âm: Fùyīdài; nghĩa đen 'thế hệ giàu có đời thứ nhất'; [fû.ítâi]).
Các phú nhị đại bắt đầu nổi lên như một sự tiếp nối thế hệ Phú nhất đại, họ sinh ra trong thập niên 1980,[14] hưởng những lợi ích của việc cải thiện chất lượng sống thông qua thụ hưởng những thành quả phát triển kinh tế của Trung Quốc. Khởi phát từ thập niên 2010, các Phú nhị đại bước đầu trở thành một đối tượng đang lên bao phủ rộng khắp trên truyền thông nước này, nhắm kỹ vào cách hành xử của họ như thái độ hư hỏng, không tán thành địa vị tài chính của họ và việc tiêu xài quá mức vào các món đồ xa xỉ gây tổn hại cho công chúng.[14] Thêm nữa là, sự trỗi dậy của các phương tiện truyền thông mạng xã hội và các nghiên cứu cấp ba trên phạm vi quốc tế về dân số trẻ của Trung Quốc đã xoáy sâu hơn thái độ thù ghét thấy rõ đối với tầng lớp Phú nhị đại của cả cộng đồng dân chúng Trung Quốc rộng lớn hơn. Các trường hợp bất mãn tột độ sau đó với những người kể trên cũng đã xảy ra, bao gồm báo cáo về sự nhạo báng những người giàu Trung Quốc bị ám sát, phản ánh thái độ khinh bỉ đang leo thang.
Xem thêm
sửa- Bá nhị đại (miền Bắc Việt Nam)
- Con ông cháu cha
- Thổ hào (Trung Quốc)
- Công tử Bạc Liêu (miền nam Việt Nam thời cận đại)
Tham khảo
sửa- ^ Rebecca Ford (ngày 4 tháng 11 năm 2016). “'Crazy Rich Asians' Author on Extravagant Chinese Spending Habits: "It Was Like Giving a Pubescent Kid an Amex Black Card"”. Hollywood Reporter. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
- ^ a b Fan Jiayang (ngày 22 tháng 2 năm 2016). “The Golden Generation Why China's super-rich send their children abroad. [Thế hệ Vàng Tại sao giới siêu giàu Trung Quốc gửi con ra nước ngoài]”. New Yorker. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
- ^ Danny Hakim (ngày 18 tháng 4 năm 2017). “Ivanka Trump's Global Reach, Undeterred by a White House Job [Sự vươn tầm toàn cầu của Ivanka Trump, không nản lòng vì công việc trong Nhà Trắng]” – qua NYTimes.com.
- ^ Jemimah Steinfeld (ngày 28 tháng 2 năm 2015). Little Emperors and Material Girls: Sex and Youth in Modern China [Các tiểu Hoàng đế và các cô nàng ưa vật chất: Tình dục và giới trẻ ở Trung Quốc hiện đại]. I.B.Tauris. tr. 57–. ISBN 978-1-78076-984-4.
- ^ Frank Shyong. “To be young, rich and Chinese in America: Amid all that flashy spending, a sense of loss”. Thời báo Los Angeles (Los Angeles Times). Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
- ^ “Check Out the Insanely Lavish Lives of the Rich Kids of China”. Cosmopolitan. ngày 14 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
- ^ “Children of the Yuan Percent: Everyone Hates China's Rich Kids”. Bloomberg. ngày 30 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2015.
- ^ Nina Xiang (ngày 19 tháng 10 năm 2015). “Are China's Fuerdai Wisely Investing, Or Wasting Their Parents' Money?”. Forbes. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
- ^ “Young, rich and Chinese: it's life in the fast lane for the emerging class of fuerdai”. South China Morning Post. ngày 19 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.
- ^ “Chinese Students Major in Luxury Cars”. Bloomberg. ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2015.
- ^ Annual Financial Statements - The University of Queensland (PDF). 2020. ISSN 1837-6606.
- ^ Robinson, Natasha. “Australian universities risk catastrophe due to over-reliance on Chinese students, expert warns”. ABC News.
- ^ “卡斯特罗:反叛的富二代”. Sina Images. ngày 18 tháng 2 năm 2014.
- ^ a b c Zhu, Shengjun (tháng 10 năm 2017). “New Generation, New Path: Industrial Restructuring Led by China's "Notorious" Fuerdai Generation*”. The China Review. 17 (3): 1–30.
- ^ Rahman, Osmud; Fung, Benjamin C. M.; Chen, Zhimin (tháng 1 năm 2020). “Young Chinese Consumers' Choice between Product-Related and Sustainable Cues—The Effects of Gender Differences and Consumer Innovativeness”. Sustainability (bằng tiếng Anh). 12 (9): 3818. doi:10.3390/su12093818.
- ^ a b Fuzhan, Xie (ngày 3 tháng 4 năm 2019). “China's Economic Development and Development Economics Innovation”. Social Sciences in China. 40 (2): 100–110. doi:10.1080/02529203.2019.1595082. ISSN 0252-9203.
Liên kết ngoài
sửa- "Fuerdai - The New Agents of Value Deterioration", an article published by the Thinking Chinese portal.