Hubert Pierlot (bên trái), Thủ tướng chính phủ lưu vong, tháng 4 năm 1944.

Chính phủ Bỉ ở Luân Đôn (tiếng Pháp: Gouvernement belge à Londres, tiếng Hà Lan: Belgische regering in Londen), cũng gọi bằng Chính phủ Pierlot thứ tư, là chính phủ lưu vong của nước Bỉ trong Thế chiến lần thứ hai, bao gồm ba trụ cột là Đảng Công giáo, Đảng Tự do và Đảng Lao động. Sau khi Đức xâm lược Bỉ vào tháng 5 năm 1940 thì chính phủ của Thủ tướng Hubert Pierlot đầu tiên dời về BordeauxPháp, rồi đến Luân Đôn, nơi tự phong làm đại biểu Bỉ chính đáng duy nhất trước Đồng Minh.

Mặc dù mất hết thực quyền trong nước, chính phủ vẫn thống trị Congo và đàm phán với những nước đồng minh khác về việc xây dựng lại sau chiến tranh. Những hiệp định làm trong thời chiến bao gồm thành lập Benelux và gia nhập Liên hợp quốc. Chính phủ cũng có sức ảnh hưởng Lực lượng Bỉ tự do và cố duy trì liên lạc với phong trào kháng chiến ngầm.

Lịch sử sửa

Giữa hai Thế chiến, chính trường Bỉ Đảng Công giáo chi phối, thường liên minh với Đảng Lao động Bỉ hay Đảng Tự do. Thập kỷ 30 các đảng phát xít bắt đầu nổi lên, đảng Rex nối tiếng nhất, giành được 11% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 1936.[1] Chính sách ngoại giao và nội bộ của Bỉ xây dựng trên tính trung lập, rời bỏ hiệp ước, liên minh quốc tế và duy trì quan hệ bang giao tốt với Anh, Pháp và Đức.[2]

Mặc dù đứng giữa, Bỉ vẫn bị quân Đức thình lình xâm lược vào ngày 10 tháng 5 năm 1940. Sau 18 ngày chiến đấu quân đội Bỉ đầu hàng vào ngày 28 tháng 5 và đất nước bị chính quyền quân sự Đức quản chế; giữa 600,000[3] và 650,000 trai tráng Bỉ (gần 20% dân số nam của nước) động viên chiến đấu.[4]

Khác với Hà Lan hay Luxembourg có vua lưu vong cùng chính phủ, Vua Leopold III hàng quân Đức chung với quân đội, trái với lời khuyên của chính phủ. Những ngày trước khi đầu hàng có đồn rằng ông thử thành lập chính phủ mới do Henri De Man tả khuynh, thân phát xít lãnh đạo, nhưng không thực hiện được.[5] Leopold III tiếp tục bị Đức giam lỏng đến khi chiến tranh kết thúc.[5] Chính phủ lưu vong thử thương lượng trong ít lâu, chính quyền Đức ban hành sắc lệnh cấm thành viên chính phủ Bỉ về nước; việc thương lượng bỏ dở.[6]

Dời về Luân Đôn sửa

Ở Pháp tạm thời sửa

 
Mặt bắc Eaton Square ở Luân Đôn, nơi chính phủ dời về vào năm 1940 và ở đến tháng 9 năm 1944.

Chính phủ Bỉ ở Pháp đã dự tính cùng chính phủ Pháp của Thủ tướng Paul Reyaund di dời đến các thuộc địa của Pháp để tiếp tục chiến đấu.[6] Chính phủ lưu vong tạm đặt ở Limoges, nơi họ bị chính phủ Pháp ép lên án việc Leopold đầu hàng.[7] Tại Bỉ chính phủ quân sự cộng tác với Đức do Tướng quân Alexander von Falkenhasen lãnh đạo, là quý tộc và lính chuyên nghiệp.[8] Tuy nhiên, khi Philippe Pétain thân Đức thay thế Reynaud thì kế hoạch hỏng.[6] Bất chấp thái độ thù địch của chính quyền Vichy mới, chính phủ Pierlot vẫn ở Pháp. Ngày 16 tháng 9 năm 1940 chính quyền Petain viết thư đòi giải tán chính phủ Bỉ, bấy giờ ở Bordeaux:

Chính phủ Bỉ ở Pháp bấy lâu nay không còn thật quyền sẽ quyết định tự giải tán. Vài thành viên sẽ tiếp tục ở Pháp, trong khi thành viên khác thì sẽ xuất dương. Quyết định này là một phần của việc đóng cửa sứ quán các nước bị Đức chiếm đóng, Đệ tam đế quốc đã báo chính phủ Pháp cần phải làm chuyện này.

— Thư từ chính phủ Vichy Pháp, ngày 16 tháng 9 năm 1940.[9]

Di dời về Luân Đôn sửa

Trong khi chính phủ Pierlot vẫn còn ở Pháp, ngày 21 tháng 6 Bộ trưởng y tế Bỉ Marcel-Henri Jaspar đến Luân Đôn. Ông Jaspar tin rằng chính phủ sẽ hàng quân Đức nên quyết tâm ngăn chặn chuyện này. Jaspar đàm phán với Charles De Gaulle và phát biểu trên Đài BBC vào ngày 23 tháng 6, nói rằng ông đang lập chính phủ thay thế để tiếp tục chiến đấu.[5] Lập trường bị chính phủ Pierlot ở Bordeaux chỉ trích và Jaspar bị đại sứ Bỉ ở Luân Đôn Emile de Cartier de Marchienne tiếp đón lạnh nhạt.[5] Jaspar, thị trưởng Antwerp, nhà xã hội chủ nghĩa Camille Huysmans, cùng các "nhà phiến loạn Luân Đôn" khác thành lập chính phủ riêng vào ngày 5 tháng 7 năm 1940. Tuy nhiên, Anh ngần ngại công nhận chính phủ này.[5]

"Chính phủ Bỉ hiện tại là tàn dư, nhưng, theo tôi hiểu, có thể nói là tàn dư từ huyết thống không thể chối cãi."

Alexander Cadogan của Bộ ngoại giao Anh, tháng 12 năm 1940.[10]

Thách thức với quyền hành khiến chính phủ Pierlot phản ứng,[5] Albert de Vleeschauwer, là Bộ trưởng thuộc địa duy nhất có quyền hành ngoài Bỉ, đến Luân Đôn cùng ngày chính phủ Jaspar-Huysman thành lập,[5] cùng Camille Gutt tự mình đến sớm sau đó thành lập "Chính phủ hai người" lâm thời ở Luân Đôn có Anh chấp nhận;[5] Gutt đẩy De Vleeschauwer ngoài lề, từ đấy ông chỉ là vai phụ trong chính phủ.[11] Hai người đợi Paul-Henri Spaak và Pierlot gia nhập, bắt giữ ở Tây Ban Nha trên đường từ Pháp,[5] cặp đôi đến Luân Đôn vào ngày 22 tháng 10 năm 1940, đánh dấu thời kỳ "Chính phủ bốn người" bắt đầu và chính đáng hóa chính phủ bằng sự hiện diện của Thủ tướng Bỉ đắc cử cuối cùng. Anh nghị ngờ nhiều bộ trưởng Bỉ cùng quy mô và tính chính đáng của chính phủ, nhưng khi Thủ tướng đến thì miễn cưỡng công nhận.

Phần lớn chính phủ Bỉ tọa lạc (Thường chỉ dùng từ này cho các công trình) ở Eaton Square trong khu vực Belgravia của Luân Đôn, trước chiến tranh là nơi Đại sứ quán Bỉ ở. Các bộ chính phủ khác nằm gần Hobart Place, Belgrave Square và Knightsbridge.[12] Các văn phòng chính phủ Bỉ nằm gần các chính phủ lưu vong khác, bao gồm của Luxembourg ở Wilton Crescent[13] và Hà Lan ở Piccadilly.[14] Khoảng 30 thành viên Quốc hội Bỉ thoát Bỉ thành công cư trú ở Luân Đôn Congo thuộc Bỉ.[15] (lặp từ)

Tháng 12 năm 1940 chính phủ Anh công nhận "chính phủ bốn người" làm đại diện hợp pháp của Bỉ, có địa vị ngang các chính phủ lưu vong khác

Chính phủ bệ hạ công nhận bốn bộ trưởng Bỉ cấu thành Chính phủ Bỉ ở Luân Đôn làm chính phủ hợp hiến và chính đáng của Bỉ, có thẩm quyền hành sử "toàn quyền" nhân danh Quốc gia chủ quyền Bỉ.[16]

Cơ cấu sửa

Ban đầu chỉ có bốn bộ trưởng, chính phủ sớm có vô số người khác tham gia, gồm chính khách lẫn công chức trong vài bộ của chính phủ, hầu hết làm việc cho Bộ thuộc địa, tài chính, ngoại giao và quốc phòng, nhưng có bộ phận tối thiếu cho các bộ khác.[17] Tháng 5 năm 1941, có gần 750 người làm việc cho chính phủ ở Luân Đôn về mọi mặt.[17] (Dịch máy cụm từ "in all capacities")

"Chính phủ bốn người" sửa

 
Hotel Majestic ở Barcelona. Pierlot cùng Spaak thoát khỏi cảnh sát Tây Ban Nha ở khách sạn mà đến Anh vào mùa thu năm 1940, kỷ niệm bằng tấm bản trên tòa nhà.
[5] Chức vụ Tên Đảng
style="background: Bản mẫu:Catholic Party (Belgium)/meta/color; width:1em" |   Thủ tướng – Giáo dục và Quốc phòng Hubert Pierlot Công giáo
style="background: Bản mẫu:Socialist Party (Belgium)/meta/color; width:1em" |   Ngoại giao, Thông tin và Tuyên truyền Paul-Henri Spaak Lao động
  Tài chính kinh tế Camille Gutt Vô đảng phái (nhà kỹ trị)
style="background: Bản mẫu:Catholic Party (Belgium)/meta/color; width:1em" |   Thuộc địa và tư pháp Albert de Vleeschauwer Công giáo

Bộ trưởng vô đặc vụ sửa

 
Frans Van Cauwelaert, Nghị trưởng Viện dân biểu ở Pháp, tháng 6 năm 1940. Trong chiến thời, ông cách xa chính phủ, ở New York City.
[18] Tên Đảng Tên Đảng
  Henri J. Denis Vô đảng phái (nhà kỹ trị)   Charles d'Aspremont Lynden Công giáo
  Paul-Émile Janson  

(đến năm 1943)

Tự do   Arthur Vanderpoorten  

(đến tháng 1 năm 1943)

Tự do
  Léon Matagne Lao động   August de Schryver(đến ngày 3 tháng 5 năm 1943) Công giáo
  Eugène Soudan Lao động

Thay đổi sửa

  • 19 tháng 2 năm 1942
    • Julius Hoste (Đảng viên tự do) trở thành Thứ trưởng giáo dục.[19]
    • Henri Rolin (Đảng viên lao động) trở thành Thứ trưởng quốc phòng.[20]
    • Gustave Joassart (nhà kỹ trị) trở thành Thứ trưởng viện trợ tị nạn, lao động và phúc lợi xã hội.[19]
  • 2 tháng 10 năm 1942
    • Antoine Delfosse (Đảng viên công giáo) trở thành Bộ trưởng tư pháp, thông tin và tuyên truyền.[19]
    • Henri Rolin (Đảng viên lao động) thôi giữ chức Thứ trưởng quốc phòng sau cuộc binh biến nhỏ trong Lực lượng Bỉ tự do.[20] Chức vụ do Hubert Pierlot đảm nhiệm, trở thành Bộ trưởng quốc phòng bên cạnh các chức vụ hiện có.[20]
  • Tháng 1 năm 1943
    • Arthur Vanderpoorten (Đảng viên tự do), trước đấy từ chối theo chính phủ đến Luân Đôn, bị Đức bắt giam ở Pháp,[19] sau này mất ở trại tập trung Bergen-Belsen.
  • 3 tháng 5 năm 1943
    • August de Schryver (Đảng viên công giáo) trở thành Bộ trưởng nội vụ và nông nghiệp, sau khi làm Bộ trưởng vô đặc vụ.[19]
  • 6 tháng 4 năm 1943
    • August Balthazar (Đảng viên lao động) trở thành Bộ trưởng công chính và vận tải.[19]
  • 16 tháng 7 năm 1943
    • Gustave Joassart (nhà kỹ trị) thôi giữ chức Thứ trưởng viện trợ tị nạn, lao động và phúc lợi xã hội.[19]
  • 3 tháng 9 năm 1943
    • Joseph Bondas (Đảng viên lao động) trở thành Thứ trưởng viện trợ tị nạn, lao động và phúc lợi xã hội.
    • Raoul Richard (nhà kỹ trị) trở thành Thứ trưởng thái cấu.[19]
  • 30 tháng 3 năm 1943
    • Paul Tschoffen (Đảng viên công giáo) trở thành Bộ trưởng quốc gia[19]
  • 6 tháng 6 năm 1944
    • Paul Tschoffen (Đảng viên công giáo) trở thành Thủ não Cục dân chính[19]

Vai trò sửa

Chính phủ lưu vong đảm nhiệm công việc của một chính phủ quốc gia, nhưng cũng đại diện lợi ích Bỉ với Khối đồng minh, Paul-Henri Spaak bình luận rằng "tất cả còn sót lại của Bỉ tự do, hợp pháp, tất cả có quyền thay mặt Bỉ mà hành sử quyền hành, đều ở Luân Độn."[21]

Sứ quán Anh ở Bỉ do Đại sứ Lancelot Oliphant gắn liền với chính phủ lưu vong. Tháng 3 năm, 1941 Mỹ cũng phái Đại sứ Anthony Biddle Jr. đến chính phủ lưu vong của Bỉ, Ba Lan và Na Uy để thay mặt Hoa Kỳ, Liên Xô tuy cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bỉ vào tháng 5 năm 1941 (bị Hiệp ước Xô-Đức bấy giờ hữu hiệu), nhưng tái thiết sứ quán với chính phủ lưu vong sau chiến dịch Barbarossa và nâng cấp thành Đại sứ quán vào năm 1943.[22]

Dân tị nạn Bỉ sửa

 
Trẻ em tị nạn Bỉ ở Luân Đôn năm 1940

Một trong những vấn đề cấp bách nhất mà chính phủ lưu vong phải giải quyết vào năm 1940 là tình hình dân tị nạn Bỉ ở Anh, năm 1940 ít nhất 15,000 thường dân Bỉ đến Anh, nhiều người không có tài sản.[23] Ban đầu chính phủ Anh làm việc với dân tị nạn, nhưng vào tháng 9 năm 1940 chính phủ lưu vong thành lập Cục dân tị nạn trung ương để cung cấp hỗ trợ vật chất và việc làm cho người Bỉ ở Anh.[24]

Công chúng Anh rất chống đối dân tị nạn Bỉ vào năm 1940, bởi tin rằng Bỉ phản bội Khối đồng minh năm ấy,[25] báo cáo Mass Observation Anh ghi nhận "thù ý ngày càng tăng với dân tị nạn Bỉ ở Anh,"[26] quan hệ mật thiết với quyết định đầu hàng của Leopold III.[27]

Chính phủ cũng đảm nhiệm cung cấp hoạt động xã hội, giáo dục và văn hóa cho dân tị nạn Bỉ, năm 1942 tán trợ thành lập Viện nghiên cứu Bỉ ở Luân Đôn để giải trí cộng đồng tị nạn Bỉ.[17] Đến năm 1943, có bốn trường học Bỉ ở Anh gồm 330 học sinh ở Penrith, Braemar, Kingston và Buxton.[28]

Lực lượng Bỉ tự do sửa

Trong một buổi phát thanh của Đài Pháp, sớm sau khi Bỉ đầu hàng, Pierlot kêu gọi thành lập quân lưu vong để tiếp tục chiến đấu:

 
Victor van Strydonck de Burkel ở Luân Đôn, 1943. Van Strydonck đã phong làm Nam tước vì dẫn đầu cuộc xung phong ky binh vào năm 1918.

With the same youthful courage that responded to the government's call, reunited with the elements of the Belgian military in France and Great Britain, a new army will be levied and organized. It will go into the line alongside those of our allies ... all the forces we have will be put at the service of the cause which has become ours ... It is important to assure immediately and in a tangible way, the solidarity which continues to unite the powers which have given us their support ...

— Hubert Pierlot, Speech on French Radio, ngày 28 tháng 5 năm 1940[29]

Có vài lính Bỉ giải cứu từ Dunkirk trong Chiến dịch Dynamo cùng kiều bào Bỉ ở Anh, chính phủ lưu vong phê chuẩn việc thành lập Doanh địa quân sự Bỉ ở Tenby, Wales.[30] Đến tháng 7 năm 1940, có 462 người Bỉ, tăng đến 700 vào tháng 8,[30] binh lính tổ chức thành Tiểu đoàn Fusilier thứ nhất cùng tháng và chính phủ bổ nhiệm Trung tướng Raoul Daufresne de la Chevalerie làm tư lệnh, Victor van Strydonck de Burkel làm tổng thanh tra của lực lượng mới.[31] Phi công Bỉ tham gia Trận Anh và sau thành công trong việc thúc đẩy thành lập hai phi đội toàn Bỉ trong Không quân Anh[32] và một bộ phận Bỉ trong Hải quân.[33]

Trong những chiến niên đầu, quan hệ chính phủ với quân đội trung thành với Vua lẫn chính phủ lưu vong căng thẳng, Lực lượng Bỉ tự do, đặc biệt bộ binh huấn luyện từ năm 1940, đổ lỗi chính phủ vì không được chiến dấu. Tháng 11 năm 1942, 12 lính Bỉ làm cuộc binh biến do không được chủ động,[34] nhưng đến năm 1943 thì lập trường vương khuynh của quân đội đã tiết chế, cho phép chính phủ lấy lại được sự ủng hộ của quân đội.[35]

Hiệp ước và đàm phán sửa

 
Poster depicting the flags of the "United Nations", including Belgium, that signed the Declaration of 1942.

Tháng 9 năm 1941, chính phủ Bỉ ký Hiến chương Đại Tây Dương ở Luân Đôn cùng với các chính phủ lưu vong khác, chấp nhận các mục tiêu chung mà Khối đồng minh mong đạt được sau chiến tranh,[36] năm sau chính phủ ký Tuyên bố Liên hợp quốc vào tháng 1 cùng 26 nước khác, ấn định tiền lệ cho việc thành lập Liên hợp quốc vào năm 1945.[37]

Từ năm 1944, Khối đồng minh ngày càng quan tâm thành lập cơ sở của châu Âu hậu chiến, chính thức hóa bằng vô số hiệp ước và hiệp định năm 1944. Tháng 7,Camille Gutt tham dự Hội nghị Bretton Woods ở Mỹ thay mặt chính phủ Bỉ, nơi thành lập Hệ thống Bretton Woods quản chế tiền bạc. Trong quá trình đàm phán, Gutt làm trung gian cho các đại biểu của nước Đồng minh quan trọng.[38] Theo hiệp định, hối suất đồng Franc Bỉ sẽ phụ thuộc đồng đô-la Mỹ sau chiến tranh, Gutt thì được bổ nhiệm làm chủ nhiệm đầu tiên của Quỹ tiền bạc quốc tế.[39]

Tháng 9 năm 1944, chính phủ lưu vong Bỉ, Hà Lan và Luxembourg bắt đầu kế hoạch hiệp định về việc thành lập Benelux,[40] là Hiệp định quan thuế Luân Đôn ký kết vào ngày 5 tháng 9 năm 1944, chỉ vài ngày trước khi chính phủ Bỉ trở về Brussels sau giải phóng.[41] Benelux khuếch trương Liên minh tiền chiến của Bỉ và Luxembourg, trở thành cơ sở của QuyeLiên minh kinh tế Benelux sau năm 1958.[40]

Quyền hành sửa

Khác với nhiều chính phủ lưu vong khác buộc phải phụ thuộc ủng hộ tài chính từ Khối đồng minh, chính phủ Bỉ có thể tự tài trợ độc lập, phần lớn vì duy trì quyền kiểm soát kho dự trữ vàng của Bỉ đã chuyển bí mật đến Anh vào tháng 5 năm 1940 trên Tàu A4.[42] Chính phủ Bỉ cũng kiểm soát Congo thuộc Bỉ xuất khẩu số lượng vật liệu thô lớn (bao gồm cao su, vàng và urani) mà Khối đồng minh dùng vào công việc chiến tranh.[42]

Chính phủ Bỉ xuất bản công báo riêng từ Luân Đôn, là tờ Tạp chí quan phương.[43]

Lập trường sửa

Quan hệ với Leopold III sửa

 
Vua Leopold III, năm 1934, quyết định ở lại Bỉ làm tù binh thay vì theo chính phủ lưu vong

Mặc dù phải sinh hoạt theo hiến pháp, Vua Bỉ có vai trò chính trị quan trọng trước chiến tranh. Quyết định hàng quân Đức mà chẳng hỏi ý kiến bộ trưởng xúc phạm nội các Bỉ.[5] Thái độ nhà Vua làm suy yếu tính chính đáng và đáng tin của chính phủ. Những năm chiến tranh đầu nhiều người, kể cả nhân vật trong Lực lượng Bỉ tự do, xem Vua là "chính phủ" thay thế, chính phủ chính quy ở Luân Đôn ngày càng mất quyền hành. Sau này chính phủ thay đổi lập trường, ít thù địch nhà vua hơn.[5] Bỉ bắt đầu tuyên truyền đặt nặng tư cách "liệt sĩ", tù binh của Leopold III và tả ông là chịu đựng nỗi đau đớn chung với đất nước.[5] Trong bài phát biểu trên đài vào ngày 10 tháng 5 năm 1941 (kỷ niệm tròn một năm Đức xâm lược), Pierlot bày tỏ rằng "tù vương của chúng ta tượng trưng đất nước bị sát hại của chúng ta. Hãy ủng hộ ông. Hãy hết lòng với ông như chúng tôi vậy."[44]

Theo Hiến pháp Bỉ năm 1831 chính phủ Bỉ có quyền không chấp nhận ý nguyện của nhà Vua nếu ông không còn sức trị vì.[45] Dưới sức ép của chính phủ Pháp, ngày 28 tháng 5 năm 1940 chính phủ Pierlot tuyên bố nhà Vua bị quân xâm lược khống chế nên không thể trị nước, tạo nền móng pháp luật vũng chắc. Chính phủ tự phong làm chính phủ chính quy duy nhất.[7][45] Tuy nhiên, không chịu tuyên bố lập nước cộng hoà.[7] Theo luật chỉ nhà Vua có quyền tiếp đón lĩnh sự và ký kết hiệp ước, nhưng trên thật tế hai quyền này chính phủ lưu vong hành sử một mình trong suốt chiến tranh.[16]

Sau khi chính phủ về Bỉ, vấn đề quốc vương vẫn lôi thôi. Sớm sau giải phóng Charles, Công tước Flander là anh của Leopold được chỉ định làm vương nhiếp chính vào ngày 20 tháng 9 năm 1944.[46]

Quan hệ với phe kháng chiến sửa

"Chúng tôi hoàn toàn tin khả năng giải cứu khỏi vòng nô lệ Đức của Anh ... Chúng tôi nhận quyền chia sẻ gánh nặng và vinh dự của cuộc chiến bằng tư nguyên giản dị, nhưng không nhất thiết không đáng kể, của mình. Chúng tôi không phải lũ theo thất bại ..."

Camille Huysmans trong buổi phát thanh ngày 23 tháng 6 năm 1940.[10]

 
Dụng phẩm cho Phe kháng chiến do phi cơ Anh thả xuống ở nông thôn phía bắc của Brussels.

Chính phủ Jaspar-Huysmans kêu gọi tổ chức kháng chiến ở Bỉ chiếm đóng từ Luân Đôn, ngay cả trước khi Pháp đầu hàng vào năm 1940.

Chính phủ chính quy kiểm soát được các buổi phát thanh tiếng Pháp, Hà Lan đến Bỉ chiếm đóng, do Radio Belgique của Đài BBC phát sóng sau khi đến Luân Đôn. Đài phát thanh cần thiết để phe kháng chiến cùng công chúng nắm được tình hình và do nhà báo Paul Lévy điều hành.[47] Trong số người làm việc ở đài có Victor de Laveleye, cựu bộ trưởng từng làm phát thanh viên, là người công nhận khởi xướng phong trào "V for Victory".[48]

Trong những chiến niên đầu, chính phủ cảm thấy khó liên lạc được với phe kháng chiến trong nước. Tháng 5 năm 1941, quân đoàn Bỉ phái một thành viên để cố thiết lập liên lạc, nhưng mất một năm mới đến Luân Đôn. Liên lạc phát thành thành lập cuối năm 1941 trong thời gian ngắn nhưng rất trục trặc giữa 1942 và 1943. Kết nối thường trực (tên mã "Stanley") với nhóm lớn nhất, Armée Secrète, chỉ thành lập vào năm 1944.[49]

Sự cách ly của chính phủ lưu vong với các sự kiện ở Bỉ nghĩa là nhiều nhóm kháng chiến, đặc biệt những nhóm có quan điểm chính trị khác chính phủ, có nhiều nghi vấn. Chính phủ thì sợ rằng nhóm kháng chiến sẽ biến thành dân quân chính trị không kiểm soát được sau giải phóng, thách thức địa vị chính phủ là nguy hại ổn định chính trị.[50] Bất luận, phe kháng chiến thường phụ thuộc tiền bạc, thiết bị và dụng phẩm mà chỉ chính phủ lưu vong cùng Cục đặc tác Anh mới cung cấp được.[49] Trong chiến tranh, chính phủ lưu vong đưa 124-245 triệu francs, hoặc thả bằng dù hay hay chuyển bằng tài khoản ngân hàng ở Bồ Đào Nha đến chỉ Armée Secrète. Số tiền nhỏ hơn cung cấp các nhóm khác.[49]

Chính phủ lưu vong thử tái lập quan hệ với phe kháng chiến vào tháng 5 năm 1944 bằng cách thành lập "Ủy ban phối hợp" gồm đại biểu của những nhóm quan trọng như Légion Belge, Mouvement National Belge, Groupe GFront de l'Indépendance.[51] Tuy nhiên, ủy ban hóa ra thừa vì giải phóng vào tháng 9.

Quay về Bỉ sửa

Quân đồng minh vào Bỉ ngày 1 tháng 9 năm 1944,[52] ngày 6 Vệ binh Wales giải phóng thủ đô Brussels,[52] Chính phủ lưu vong về Brussels vào ngày 8 tháng 9 năm 1944.[23] "Kế sách Gutt", kế hoạch của Camille Gutt nhằm tránh lạm phát lan tràn bằng cách hạn chế nguồn tiền, thi hành rất thành công.[53]

Ngày 26 tháng 9, Pierlot thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc mới ở Brussels (Pierlot V), gồm nhiều bộ trưởng (kể cả "bộ tứ") từ Luân Đôn, nhưng lần đầu tiên cũng có cộng sản.[54] Tháng 12 năm 1944, chính phủ tam phương thành lập, Pierlot vẫn làm Thủ tướng. Năm 1945, cuối cùng Pierlot, Thủ tướng từ 1939, bị nhà xã hội chủ nghĩa Achille Van Acker thay thế.[55]

Chính phủ lưu vong là một trong các chính phủ cuối cùng có những đảng truyền thống chỉ đạo Bỉ từ khi khai quốc tiếp tục tồn tại. Năm 1945, Đảng lao động đổi tên thành Đảng xã hội chủ nghĩa, Đảng công giáo trở thành Đảng xã hội cơ đốc.[56][57]

Xem thêm sửa

  • Bỉ trong Thế chiến thứ hai
  • Đức chiếm đóng Bỉ trong Thế chiến thứ hai
  • Congo thuộc Bỉ trong Thế chiến thứ hai
  • Pháp quốc tự do
  • Chính trị Bỉ

Tham khảo sửa

  1. ^ Bonney, Richard (2009). Confronting the Nazi war on Christianity: the Kulturkampf Newsletters, 1936–1939. Oxford: Peter Lang. tr. 175–6. ISBN 978-3-03911-904-2.
  2. ^ Amersfoort, Herman; Klinkert, Wim (eds.) (2011). Small Powers in the Age of Total War, 1900–1940. Leiden: Brill. tr. 243–4. ISBN 90-04-20321-4.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Bailly, Michel (ngày 2 tháng 2 năm 1990). “Forces et faiblesses de l'armée belge en 1940 à la veille de la guerre”. Le Soir. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ Various authors (1941). Belgium: The Official Account of What Happened, 1939–40. London: Belgian Ministry of Foreign Affairs. tr. 99.
  5. ^ a b c d e f g h i j k l m Yapou, Eliezer (2006). “Belgium: Disintegration and Resurrection”. Governments in Exile, 1939–1945. Jerusalem.
  6. ^ a b c Wullus-Rudiger, Jacques-Armand (1945). La Belgique et la Crise Européene, 1914–1945. II: 1940–1945. Éd. Berger-Levrault. tr. 36. OCLC 004156520.
  7. ^ a b c Knight, Thomas J. (tháng 3 năm 1969). “Belgium Leaves the War, 1940”. The Journal of Modern History. 41 (1): 52. doi:10.1086/240347. JSTOR 1876204.
  8. ^ Geller, Jay Howard (tháng 1 năm 1999). “The Role of Military Administration in German-occupied Belgium, 1940–1944”. Journal of Military History. 63 (1): 52. doi:10.2307/120335. JSTOR 120335.
  9. ^ Wullus-Rudiger, Jacques-Armand (1945). La Belgique et la Crise Européene, 1914–1945. II: 1940–1945. Éd. Berger-Levrault. tr. 37. OCLC 004156520.
  10. ^ a b Yapou, Eliezer (2006). “Belgium: Disintegration and Resurrection”. Governments in Exile, 1939–1945. Jerusalem.
  11. ^ Van der Wee, Herman; Verbreyt, Monique (2009). A Small Nation in the Turmoil of the Second World War: Money, Finance and Occupation (Belgium, Its Enemies, Its Friends, 1939-1945) . Leuven: Leuven University Press. tr. 237–238. ISBN 9789058677594.
  12. ^ Laporte, Christian (ngày 1 tháng 9 năm 1994). “Quatre ans à Londres: Eaton Square, Petite Belgique”. Le Soir. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2013.
  13. ^ “Welcome”. Embassy of Luxembourg in London. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2013.
  14. ^ “Plaque: Netherlands Government in exile”. London Remembers. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  15. ^ “Back To Normal”. News From Belgium. IV (39). ngày 7 tháng 10 năm 1944.
  16. ^ a b Talmon, Stefan (2001). Recognition of Governments in International Law, with particular reference to Governments in Exile . Oxford: Oxford University Press. tr. 130. ISBN 978-0-19-924839-1. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Talmon130” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  17. ^ a b c Conway, Martin; Gotovitch, José biên tập (2001). Europe in Exile: European Exile Communities in Britain 1940–45 (ấn bản 1). New York: Berghahn. tr. 55–6. ISBN 1-57181-503-1.
  18. ^ Talmon, Stefan (2001). Recognition of Governments in International Law, with particular reference to Governments in Exile (Reprint. ed.). Oxford: Oxford University Press. p. 130. ISBN 978-0-19-924839-1.
  19. ^ a b c d e f g h i j "Le gouvernement Pierlot IV (1940–1944)". Histoire-des-belges.be. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.
  20. ^ a b c Conway, Martin; Gotovitch, José, eds. (2001). Europe in Exile: European Exile Communities in Britain 1940–45 (1st ed.). New York: Berghahn. p. 92. ISBN 1-57181-503-1.
  21. ^ “Why Belgium Fights On: Civilisation will Perish if Nazis Win”. The Mercury. ngày 13 tháng 3 năm 1941. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
  22. ^ Wullus-Rudiger, Jacques-Armand (1945). La Belgique et la Crise Européene, 1914–1945. II: 1940–1945. Éd. Berger-Levrault. tr. 40. OCLC 004156520.
  23. ^ a b Conway, Martin; Gotovitch, José biên tập (2001). Europe in Exile: European Exile Communities in Britain 1940–45 (ấn bản 1). New York: Berghahn. tr. 61. ISBN 1-57181-503-1.
  24. ^ Conway, Martin; Gotovitch, José biên tập (2001). Europe in Exile: European Exile Communities in Britain 1940–45 (ấn bản 1). New York: Berghahn. tr. 57–8. ISBN 1-57181-503-1.
  25. ^ Langworth, Richard M. “Feeding the Crocodile: Was Leopold Guilty?”. Churchill Centre. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  26. ^ Crang, Jeremy A., Addison, Paul (2011). Listening to Britain: Home Intelligence Reports on Britain's Finest Hour, May–September 1940. London: Vintage. tr. 71, 56. ISBN 0-09-954874-7.
  27. ^ Conway, Martin; Gotovitch, José biên tập (2001). Europe in Exile: European Exile Communities in Britain 1940–45 (ấn bản 1). New York: Berghahn. tr. 54. ISBN 1-57181-503-1.
  28. ^ Conway, Martin; Gotovitch, José biên tập (2001). Europe in Exile: European Exile Communities in Britain 1940–45 (ấn bản 1). New York: Berghahn. tr. 60. ISBN 1-57181-503-1.
  29. ^ Gerard, Emmanuel; Van Nieuwenhuyse, Karel biên tập (2010). Scripta Politica: Politieke Geschiedenis van België in Documenten, 1918–2008 (ấn bản 2). Leuven: Acco. tr. 164–5. ISBN 978-90-334-8039-3.
  30. ^ a b “La Brigade Piron: Création en Grande-Bretagne”. Brigade-piron.be. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  31. ^ Thomas, Nigel (1991). Foreign Volunteers of the Allied Forces, 1939–45. London: Osprey. tr. 15–6. ISBN 978-1-85532-136-6.
  32. ^ Donnet, Michel (2006). Les Aviateurs Belges dans la Royal Air Force. Brussels: Racine. tr. 104–5. ISBN 978-2-87386-472-9.
  33. ^ “Royal Navy Section Belge”. KLM-MRA. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  34. ^ "La Brigade Piron: Création en Grande-Bretagne". Brigade-piron.be. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  35. ^ Conway, Martin; Gotovitch, José biên tập (2001). Europe in Exile: European Exile Communities in Britain 1940–45 (ấn bản 1). New York: Berghahn. tr. 94. ISBN 1-57181-503-1.
  36. ^ “Inter-Allied Council Statement on the Principles of the Atlantic Charter: ngày 24 tháng 9 năm 1941 [Text]”. Yale University. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  37. ^ “Declaration by the United Nations, ngày 1 tháng 1 năm 1942 [Text]”. Yale University. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  38. ^ Crombois, Jean F. (2011). Camille Gutt and Postwar International Finance. London: Pickering & Chatto. tr. 107. ISBN 978-1-84893-058-2.
  39. ^ “The Bretton Woods Institutions” (PDF). National Bank of Belgium. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  40. ^ a b Walsh, Jeremy. “Benelux Economic Union – A New Role for the 21st Century” (PDF). Lehigh University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  41. ^ “Treaty Establishing the Benelux Economic Union (1958)” (PDF). United Nations University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  42. ^ a b Buyst, Erik (tháng 11 năm 2011). “Camille Gutt and Postwar International Finance”. EH.Net. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  43. ^ Knight, Thomas J. (tháng 3 năm 1969). “Belgium Leaves the War, 1940”. The Journal of Modern History. 41 (1): 53. doi:10.1086/240347. JSTOR 1876204.
  44. ^ Wullus-Rudiger, Jacques-Armand (1945). La Belgique et la Crise Européene, 1914–1945. II: 1940–1945. Éd. Berger-Levrault. tr. 43. OCLC 004156520.
  45. ^ a b Talmon, Stefan (2001). Recognition of Governments in International Law, with particular reference to Governments in Exile . Oxford: Oxford University Press. tr. 150–1. ISBN 978-0-19-924839-1.
  46. ^ Wauters, Arthur (tháng 9 năm 1946). “The Return of the Government”. Annals of the American Academy of Political and Social Science. 247: 1–4. doi:10.1177/000271624624700102. JSTOR 1025662.
  47. ^ Grosbois, Thierry (1998). Pierlot, 1930–1950. Brussels: Racine. tr. 184–7. ISBN 2-87386-485-0.
  48. ^ Gotovitch, José; Aron, Paul biên tập (2008). Dictionnaire de la Seconde Guerre Mondiale en Belgique. Brussels: André Versaille éd. tr. 372–3. ISBN 978-2-87495-001-8.
  49. ^ a b c De Vidts, Kim (2004). “Belgium: A Small but Significant Resistance Force during World War II” (PDF). MA Thesis. Hawaii Pacific University: 89–90. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.
  50. ^ Moore, Bob (ed.) (2000). Resistance in Western Europe (ấn bản 1). Oxford: Berg. tr. 54. ISBN 1-85973-274-7.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  51. ^ Moore, Bob (ed.) (2000). Resistance in Western Europe (ấn bản 1). Oxford: Berg. tr. 53. ISBN 1-85973-274-7.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  52. ^ a b “1944: the Liberation of Brussels”. Brussels.be. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  53. ^ Marc, Metdepenningen (ngày 10 tháng 9 năm 1994). “L'Opération Gutt était prête en 1943”. Le Soir. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.
  54. ^ “Le gouvernement Pierlot V (1944)”. Histoire-des-belges.be. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.
  55. ^ “Achille Van Acker”. DiRupo.be. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
  56. ^ “PSB: Sigle de Parti Socialiste Belge”. Larousse Online. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
  57. ^ “PSC: Sigle de Parti Sociale Chrétien”. Larousse Online. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.

Đọc thêm sửa

Tổng quát

Nguồn chính

  • De Schryver, August (1998). Oorlogsdagboeken, 1940–1942 (bằng tiếng Hà Lan). Tielt: Lannoo. ISBN 90-209-2971-2.
  • Dutry-Soinne, Tinou (2006). Les Méconnus de Londres: Journal de Guerre d'une Belge, 1940–1945 (vol. 1) (bằng tiếng Pháp). Brussels: Racine. ISBN 2-87386-483-4.
  • Dutry-Soinne, Tinou (2008). Les Méconnus de Londres: Journal de Guerre d'une Belge, 1940–1945 (vol. 2) (bằng tiếng Pháp). Brussels: Racine. ISBN 2-87386-504-0.
  • Gutt, Camille (1971). La Belgique au Carrefour, 1940–1944 (bằng tiếng Pháp). Fayard.

Đường dẫn ngoài sửa

  Tư liệu liên quan tới chính phủ Bỉ lưu vong tại Wikimedia Commons