L'Inconnue de la Seine
L'Inconnue de la Seine
MấtThế kỷ XIX, không quá 16 tuổi
Coat of Arms of Paris Paris,  Pháp
Khám nghiệm tử thiThập niên 1880
Tên khácLa Belle Italienne
Nổi tiếng vìGiả định, Mặt nạ, Người chết, Sắc đẹp

L'Inconnue de la Seine (Tạm dịch: Thiếu nữ vô danh của sông Seine), hay Nàng Mona Lisa của sông Seine là một cô gái vô danh, nổi tiếng vì sở hữu khuôn mặt được dùng để làm mặt nạ người chết,[a] thứ các nghệ sĩ sau năm 1900 thường treo trên tường nhà. Khuôn mặt thanh thảncái chết bí ẩn của cô đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn họcnghệ thuật sau này.[1]Mỹ, mặt nạ này còn có tên là La Belle Italienne.[2]

Lịch sử sửa

Theo một câu chuyện truyền miệng, vào cuối thập niên 1880, thi thể của một người phụ nữ trẻ đã được vớt lên từ sông Seine, đoạn chảy qua khu bến cảng Quai du LouvreParis.[3] Vì không có dấu hiệu cho thấy thi thể bị bạo lực, cái chết của cô được cho là một vụ tự tử.[4] Cũng theo câu chuyện này, một nhà nghiên cứu bệnh lý học đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của cô, đến nỗi anh ta phải lưu lại khuôn mặt của cô bằng cách dùng thạch cao để đúc mặt nạ người chết. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghi vấn về việc khuôn mặt này có thật sự thuộc về một người chết đuối hay không.[5]

Hoạ sĩ Georges Villa dẫn lại ý kiến của thầy mình, hoạ sĩ Jules Joseph Lefebvre, biểu cảm trên mặt nạ được lấy từ một người mẫu trẻ tử vong do bệnh lao vào năm 1875. Tuy nhiên, chiếc khuôn gốc không được tìm thấy.[6] Những người khác thì cho rằng, khuôn mặt này là của con gái một người làm mặt nạĐức.[7] Tuy vậy, danh tính thật sự của cô gái này vẫn là một bí ẩn.

Claire Forestier[b] đã ước tính tuổi của cô không quá 16, dựa trên độ săn chắc của da thể hiện trên chất liệu sáp.[1] Ông cũng quả quyết rằng đây là khuôn mặt thuộc về con gái của một người làm mặt nạ, bởi đôi má tròn trịa, đầy đặn cùng làn da mịn màng không thể thuộc về một xác chết, đặc biệt là chết đuối.[8] Hậu duệ nhà Lorenzis cũng cho rằng những chiếc mặt nạ người chết thường không chi tiết và hoàn hảo đến như vậy.[9] Dẫu vậy, quan điểm trên cũng chưa chắc đã đúng, do khi nhân bản mặt nạ, nhất là mặt nạ người chết, các nghệ nhân có thể thêm bớt các chi tiết, khiến cho các phiên bản sau ngày càng hoàn thiện và đẹp hơn so với phiên bản gốc.

Những năm sau đó, nhiều bản sao của chiếc mặt nạ này đã được sản xuất hàng loạt. Chúng tuy khá bệnh hoạn nhưng lại trở nên hợp thời. Đến đầu thế kỷ XX, mặt nạ Thiếu nữ vô danh của sông Seine đã trở nên phổ biến ở Pháp và nhiều nước châu Âu, đặc biệt là với cộng đồng những người Paris theo Chủ nghĩa Bohemian. Nó nhanh chóng trở thành một món đồ trang trí thời thượng, ăn sâu vào văn hoá đại chúng thời bấy giờ. Albert Camus, người từng nhận Giải Nobel Văn học năm 1957 thậm chí còn so sánh nụ cười bí hiểm của cô với nụ cười của Mona Lisa.[10] Cũng giống như nàng thơ của Leonardo da Vinci, cuộc sống, cái chếtđịa vị xã hội của cô gái đã trở thành một đề tài được đồn đoán sôi nổi.

Nhà phê bình Al Alvarez đã viết trong cuốn The Savage God như sau: "Tôi từng được nghe kể rằng, cả một thế hệ phụ nữ Đức đã lấy cô ấy[c] làm hình mẫu cho mình."[d] Theo Hans Hesse của Đại học Sussex,[e] Alvarez đã viết, "Inconnue đã trở thành lý tưởng khiêu dâm của thời kỳ này, giống như Bardot vào những năm 1950s. Anh ta cho rằng, những nữ diễn viên như Elisabeth Bergner đã bắt chước vẻ đẹp của cô ấy.[c] Cuối cùng, cô ấy[c] cũng bị thay thế bởi hình mẫu của Greta Garbo."[f][11]

Năm 2017, hội thảo L'Atelier LorenziArcueil đã làm một mặt nạ người chết bằng thạch cao, dựa trên một chiếc khuôn từ thế kỉ XIX, vốn được cho là của L'Inconnue de la Seine.[12]


Chân dung nghệ thuật sửa

 
Tranh chân dung của hoạ sĩ người Hà Lan
Lucie van Dam van Isselt, 1914

Văn học sửa

Văn học tiếng Anh sửa

Văn học Anh Quốc sửa

Tác phẩm đầu tiên có đề cập đến cô gái vô danh của sông Seine là tiểu thuyết ngắn The Worshipper of the Image[g] của Richard Le Gallienne. Tác phẩm kể về một nhà thơ Anh với tình yêu say đắm dành cho chiếc mặt nạ. Cuối cùng, điều đó đã dẫn đến cái chết của con gái nhà thơ và khiến vợ anh tự tử.

Một bức hình của L'Inconnue cũng đã được sử dụng để làm ảnh bìa cho tiểu thuyết A Habit of Dying của DJ Wiseman.[13]

Văn học Bắc Mỹ sửa

L'Inconnue đã được nhắc đến trong tiểu thuyết The Recognitions[h] của William Gaddis.[14]

My Heart for Hostage của Robert Hillyer cũng có một phân cảnh, nơi nhân vật chính đi đến nhà xác để kiểm tra xem liệu L'Inconnue có phải người mình yêu không.

Caitlín R. Kiernan cũng viết về L'Inconnue với hình mẫu của Resusci Anne trong tiểu thuyết The Drowning Girl.[i] Câu chuyện gắn chặt với chủ đề và hình ảnh của quyển truyện.

L'Inconnue được nhắc đến với tư cách là nguồn gốc của búp bê CPR trong truyện "Exodus", một phần trong tác phẩm Haunted của tiểu thuyết gia Chuck Palahniuk.

Nhân vật nhà nhân chủng học pháp y của Kathy Reichs, Temperance Brennan, thảo luận về vụ án L'Inconnue de la Seine với một đồng nghiệp trong tác phẩm tiểu thuyết tội phạm The Bone Code.[j][15]

Tập thơ In One Version of the Story của Chuck Carlise[k] xem việc viết những câu chuyện hư cấu về L'Inconnue như một cách con người đối mặt với những ám ảnh và mất mát.[16]

[c] cũng xuất hiện trong tác phẩm Letters from Paris của Juliet Blackwell, người đã tưởng tượng ra một câu chuyện về L'Inconnue dưới dạng hồi tưởng và đặt cho cô cái tên Sabine.

Tiểu thuyết The Unknown Woman of the Seine[l] của Brooks Hansen cũng đưa ra những giả thuyết về câu chuyện của cô gái trước khi cô chết đuối.

Văn học Pháp sửa

Maurice Blanchot, người sở hữu một trong những chiếc mặt nạ, đã miêu tả người thiếu nữ vô danh như sau: "một cô gái trẻ với đôi mắt nhắm nghiền, rạng rỡ với một nụ cười thư thái và thanh thản [...] đến nỗi người ta có thể tin rằng cô đã chết đuối trong một khoảnh khắc hạnh phúc tột độ".[17][m] Tiểu thuyết đầu tay của ông, Thomas l’Obscur,[n] cũng được lấy cảm hứng từ L'Inconnue.

Trong tiểu thuyết Aurélien[o] của Louis Aragon, L'Inconnue đóng vai trò quan trọng khi một nhân vật chính trong tác phẩm này cố gắng tái tạo lại chiếc mặt nạ dựa theo những bức ảnh. Vào đầu thập niên 1960, Man Ray cũng đã đóng góp những bức ảnh của mình cho ấn bản mới của tác phẩm này.

Vào năm 2012, Didier Blonde đã viết một cuốn tiểu thuyết về một người đàn ông Paris, người vô tình tìm thấy chiếc mặt nạ trong một cửa hàng đồ cổ và cố gắng tìm hiểu câu chuyện về người thiếu nữ vô danh.[18] Quyển tiểu thuyết có tựa đề L'Inconnue de la Seine.

Văn học Đức sửa

Nhân vật chính trong tiểu thuyết duy nhất của Rainer Maria Rilke, Die Aufzeichnungen des Malte Laurids Brigge[p], hồi tưởng:

Người làm mặt nạ mà tôi ghé thăm mỗi ngày có hai chiếc mặt nạ treo trên cửa. Đó là khuôn mặt của một thiếu nữ chết đuối, khuôn mặt đã được ai đó lưu lại trong nhà xác vì quá đẹp, vì khuôn mặt đó vẫn đang cười, vì nụ cười quá giả dối - như thể chính khuôn mặt ấy cũng biết điều đó.[q][r]

Năm 1926, Ernst Benkard đã xuất bản Das ewige Antlitz, một quyển sách về 126 mặt nạ người chết, trong đó có một đoạn miêu tả L'Inconnue de la Seine "giống như một cánh bướm mỏng manh với chúng ta, vô tư và phấn khởi, bất giác lao vào ngọn đèn của cuộc đời, thiêu cháy đôi cánh mỏng manh của mình."[s][t]

Reinhold Conrad Muschler's 1934 widely translated best-selling novel, Die Unbekannte tells the maudlin story of the fate of the provincial orphan Madeleine Lavin, who has fallen in love with the British diplomat Lord Thomas Vernon Bentick and, after a romance, commits suicide in the Seine when Bentick returns to his fiancée. This novel was turned into a film of the same name in 1936.

A male pathologist was said to have recorded the face of an unidentified young woman who, around the age of sixteen, according to his story, had been found drowned in the River Seine at Paris, around the late 1880s. The pathologist at the Paris Morgue was so taken by her beauty that he worked for hours to make a plaster cast of her face. She was considered so beautiful that the worker said: "Her beauty was breathtaking, and showed few signs of distress at the time of passing. So bewitching that I knew beauty as such must be preserved." The cast was also known as "Bewitching Woman", a nickname that never caught on. The cast was also compared to the Mona Lisa, and other famous paintings and sculptures, so much so that, in the following years, copies of the mask became fashionable figures in Parisian Bohemian society. Other accounts state that the cast was taken from a young German mistress (or alternatively said to be the man's natural-born, that is, illegitimate, daughter) who bore the child of a mask-maker who sold the cast and then committed suicide (in the Seine) when her baby was stillborn.

Cô cũng xuất hiện trong:

  • Bài luận của Alfred Döblin: "Về những khuôn mặt, những hình ảnh và sự thật của chúng"[u], được xuất bản như lời giới thiệu cho bộ sưu tập Khuôn mặt của thời đại chúng ta[v][w] của nhiếp ảnh gia August Sander.
  • Truyện "L'Inconnue de la Seine"[x] của Hertha Pauli, lần đầu tiên xuất hiện trên báo Berliner Tageblatt.
  • Vở kịch của Ödön von Horváth, dựa trên câu chuyện của Hertha Pauli viết vào năm 1934 với tiêu đề Eine Unbekannte aus der Seine.
  • Truyện ngắn Die Unbekannte aus der Seine[y] của Claire Goll, trong đó nhân vật chính nhìn vào mặt nạ người chết và qua đời trong một cơn đau tim, do những ảo tưởng và cảm giác tội lỗi khi anh ta nhận ra khuôn mặt chính là con gái mình.



  • U-Boat commander Herbert Werner mentions having a copy of the cast on his wall in his parents' house in his memoir Iron Coffins
  • Max Frisch's 1955 play Die Chinesische Mauer features L'Inconnue de la Seine as one of several historical figures

Văn học Slavic sửa

Nhà thơ Séc Vítězslav Nezval đã viết bài thơ "Neznámá ze Seiny" dựa trên câu chuyện về chiếc mặt nạ này vào năm 1929.

Bài thơ "L'Inconnue de la Seine"[z] của Vladimir Nabokov, viết bằng tiếng Nga, đã được xuất bản trên Poslednie Novosti. Nhiều người lập luận rằng, bài thơ này có liên quan nhiều đến thần thoại Slav rusalka, cũng như với chính chiếc mặt nạ.[19]

Phim ảnh sửa

Đạo diễn Agnès Varda đã đề cập đến L'Innconnue trong phim tài liệu Jane B. par Agnès V.[aa] khi so sánh khát vọng được nổi tiếng của Jane Birkin, nhưng vẫn có thể ẩn danh như L'Inconnue. Ngoài ra, hình ảnh thiếu nữ sông Seine cũng được dùng trong phim The Screaming Skull[ab] để ẩn dụ cho cái chết của người vợ.

Âm nhạc sửa

Âm nhạc hàn lâm sửa

Ballet sửa

Năm 1963, Bentley Stone[20] đã biên đạo múa một vở L'Inconnue với phần nhạc của Francis Poulenc cho trường Stone-Camryn Ballet.[21] Nó được công diễn lần đầu bởi dàn ballerina bao gồm Ruth Ann Koesun[22]John Kriza. Vở ballet này sau đó đã được trình diễn ở Nhà hát ballet Mỹ vào năm 1965, với Koesun và Kriza đảm nhiệm vai diễn cũ, còn Christine Sarry[23] diễn vai "River Girl".[24]

Âm nhạc đại chúng sửa

"L'Inconnue" là bài nhạc thứ 4 trong album 7 của nhóm nhạc Beach House.[ac] Ban nhạc bitpop Đức Welle:Erdball cũng có bài "L'Inconnue de la Seine" trong album Gaudeamus Igitur.[ad] Ngoài ra, Frank Turner cũng có bài "Rescue Annie" trong album No Man's Land.[ae]

Hình ảnh của cô gái sông Seine cũng xuất hiện trong ca khúc Smooth Criminal của Michael Jackson, thông qua nhân vật Annie. Một trong những câu hát nổi bật nhất trong bài, "Annie, are you OK?", thực chất là câu mà các thực tập sinh CPR phải nói trong lúc thực hiện thao tác hồi sức tim phổi với búp bê Resusci Anne.[25][26]

Nhiếp ảnh sửa

Albert Rudomine đã chụp một bức chân dung chiếc mặt nạ vào năm 1927.[27] Biểu cảm hạnh phúc trên khuôn mặt của cô gái vô danh cũng là nguồn cảm hứng cho tác phẩm Ophélie vào năm 1935.[28] Năm 1966, Man Ray đã thực hiện một loạt ảnh mises-en-scène siêu thực của chiếc mặt nạ. Những bức ảnh này hiện đang được lưu giữ trong bộ sưu tập của Trung tâm Pompidou.[29]

Búp bê hồi sức tim phổi sửa

 
Búp bê hồi sức tim phổi Resusci Anne.

Khuôn mặt thiếu nữ sông Seine đã được sử dụng để làm phần đầu của búp bê sơ cứu Resusci Anne.[5][30][31] Được phát minh bởi Peter SafarAsmund Laerdal năm 1958, búp bê này đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều khoá học hồi sức tim phổi kể từ năm 1960.[32][33] Vì lý do đó, thiếu nữ vô danh của sông Seine được mệnh danh là "người được hôn nhiều nhất mọi thời đại".[34]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ tiếng Anh: death mask
  2. ^ Claire Forestier là hậu duệ nhà Lorenzis, dòng họ đã có truyền thống 140 năm làm mặt nạ.
  3. ^ a b c d Tức thiếu nữ vô danh của sông Seine
  4. ^ Nguyên văn: I am told that a whole generation of German girls modeled their looks on her.
  5. ^ Nguyên văn: Hans Hesse of the University of Sussex.
  6. ^ Nguyên văn: the Inconnue became the erotic ideal of the period, as Bardot was for the 1950s. He thinks that German actresses such as Elisabeth Bergner modeled themselves on her. She was finally displaced as a paradigm by Greta Garbo.
  7. ^ Xuất bản năm 1900
  8. ^ Xuất bản năm 1955
  9. ^ Xuất bản năm 2012
  10. ^ Xuất bản năm 2021
  11. ^ Xuất bản năm 2016
  12. ^ Xuất bản năm 2021
  13. ^ Nguyên văn tiếng Anh: "a young girl with closed eyes, enlivened by a smile so relaxed and at ease ... that one could have believed that she drowned in an instant of extreme happiness"
  14. ^ Xuất bản năm 1941
  15. ^ Xuất bản năm 1944
  16. ^ Xuất bản năm 1910
  17. ^ Dịch từ bản dịch tiếng Anh: The caster I visit every day has two masks hanging next to his door. The face of the young one who drowned, which someone copied in the morgue because it was beautiful, because it was still smiling, because its smile was so deceptive – as though it knew.
  18. ^ Nguyên văn tiếng Đức: Der Mouleur, an dem ich jeden Tag vorüberkomme, hat zwei Masken neben seiner Tür ausgehängt. Das Gesicht der jungen Ertränkten, das man in der Morgue abnahm, weil es schön war, weil es lächelte, weil es so täuschend lächelte, als es wüßte.
  19. ^ Dịch lại từ tiếng Anh:"like a delicate butterfly to us, who, carefree and exhilarated, fluttered right into the lamp of life, scorching her fine wings."
  20. ^ Nguyên văn tiếng Đức: "... uns jedoch ein zarter Schmetterling, der, sorglos beschwingt, an der Leuchte des Lebens seine feinen Flügel vor der Zeit verflattert und versengt hat."
  21. ^ tiếng Đức: "Von Gesichtern, Bildern, und ihrer Wahrheit"
  22. ^ tiếng Đức: Antlitz der Zeit
  23. ^ Xuất bản năm 1929
  24. ^ Xuất bản năm 1931
  25. ^ Xuất bản năm 1936
  26. ^ Xuất bản năm 1934
  27. ^ Xuất bản năm 1988
  28. ^ Xuất bản năm 1958
  29. ^ Xuất bản năm 2018
  30. ^ Xuất bản năm 2017
  31. ^ Xuất bản năm 2019

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Chrisafis, Angelique (1 tháng 12 năm 2007). “Ophelia of the Seine”. The Guardian Weekend magazine, page 17 – 27. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ FELICECALCHI: La Belle Italienne, accessed 27 July 2012
  3. ^ Elizabeth Bronfen, Over her Dead Body: Death, Femininity and the Aesthetic, MUP, 1992, p. 207
  4. ^ Grange, Jeremy (16 tháng 10 năm 2013). “Mystery of the world's most-kissed woman”. BBC News.
  5. ^ a b Jeremy Grange (16 tháng 10 năm 2013). “Resusci Anne and L'Inconnue: The Mona Lisa of the Seine”. BBC News. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ Bessy, Maurice. Mort, où est ton visage? Monaco: Éditions du Rocher, 1981. ISBN 2-268-00138-5.
  7. ^ "l'Inconnue de la Seine" by Anja Zeidler
  8. ^ #514 Đây Là Cô Gái Được Hôn Nhiều Nhất Thế Giới Và Không Ai Biết Cô Là Ai!, truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023
  9. ^ “Ophelia of the Seine”. The Guardian (bằng tiếng Anh). 1 tháng 12 năm 2007. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ Sciolino, Elaine (20 tháng 7 năm 2017). “At a Family Workshop Near Paris, the 'Drowned Mona Lisa' Lives On”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ Alvarez, Al. The Savage God. A Study of Suicide. New York & London: W.W. Norton & Company, 1971. Trang 156.
  12. ^ Sciolino, Elaine (20 tháng 7 năm 2017). “At a Family Workshop Near Paris, the 'Drowned Mona Lisa' Lives On”. The New York Times.
  13. ^ "A Habit of Dying" by DJ Wiseman
  14. ^ “Influence and authenticity of l'Inconnue de la Seine”. WilliamGaddis.org. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ Reichs, Kathy (2021). The bone code . New York: Scribner. tr. 209–210. ISBN 9781982139964. [Primary source].
  16. ^ Carlise, Chuck (2016). In One Version of the Story . Kalamazoo, MI: New Issues Poetry and Prose. ISBN 9781936970452. [Primary source].
  17. ^ "... une adolescente aux yeux clos, mais vivante par un sourire si délié, si fortuné, ... qu'on eût pu croire qu'elle s'était noyée dans un instant d'extrême bonheur"
  18. ^ Blonde, Didier (2012). L'Inconnue de la Seine: Roman (bằng tiếng Pháp). Paris: Gallimard. ISBN 978-2070137732. Primary source.
  19. ^ D. Barton Johnson (1992), "L'Inconnue de la Seine" and Nabokov's Naiads, Comparative Literature, 44, 3, p. 225-248.
  20. ^ “BENTLEY STONE, BALLET TEACHER”. The New York Times. 24 tháng 2 năm 1984.
  21. ^ “L'Inconnue”.
  22. ^ “Ruth Ann Koesun”. IMDb.
  23. ^ “Dance Dialogues: Interviews by Barbara Newman, 1979-Present - Christine Sarry (published 1992)”. dancedialogues.prattsils.org.
  24. ^ “ABT – L'innconue (Accessed 31 May 2015)”.
  25. ^ “New Michael Jackson Documentary: Spike Lee's Bad 25 Is a Funky Gem You Can Watch Online”. E! Online. 1 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
  26. ^ D'Amico, Anna (3 tháng 11 năm 2021). “Behind the Song: "Smooth Criminal" by Michael Jackson”. American Songwriter (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
  27. ^ Saliot, Anne-Gaëlle (2015). The drowned muse: casting the unknown woman of the Seine across the tides of modernity. tr. 7, 9–11, 108, 152, 175, 222, 352–3, 371. ISBN 978-0-19-870862-9. OCLC 922717484.
  28. ^ Auradon, J. M.; Paterne, Germain (5 tháng 12 năm 1947). “IIe Salon National de la Photographie”. Le Photographe. Société Photovision (Paris).
  29. ^ Radnitzky (Man Ray), Emmanuel (1966). “Le masque de l'inconnue de la Seine, illustration pour Aurélien de Louis Aragon”.
  30. ^ Laerdal company history Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine, accessed 3 September 2007
  31. ^ Radiolab: Death Mask, accessed 3 December 2011
  32. ^ CPR Annie, Snopes.com, 21 June 2005. Accessed 3 September 2007
  33. ^ Histories: The girl from the Seine, New Scientist, 23 July 2005 Lưu trữ 27 tháng 9 2007 tại Wayback Machine
  34. ^ Dockrill, Peter (24 tháng 12 năm 2018). “How a Dead Girl in Paris Ended Up With The Most-Kissed Lips in History”. ScienceAlert (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.

[1][nguồn tự xuất bản]

Liên kết ngoài sửa

  1. ^ “Site Maurice Blanchot et ses contemporains: Novembre 2007” (bằng tiếng Pháp). Mauriceblanchot.net. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.