Thành viên:Bích Vân 2024/nháp

Nguyễn Kim Hoãn

sửa

Nhà giáo nhân dân, Hiệu trưởng đầu tiên của trường THPT Hà Nội Amsterdam (1985-1995), nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1995-2002)

Tiểu sử

sửa

Sinh ngày 16/12/1941 tại Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông dân nghèo có 10 người con.

Tuy gia cảnh nghèo khó, cha của ông muốn nuôi dưỡng cho các con ý chí vươn lên trong cuộc sống và thành đạt với câu nói: “Đời bố chỉ muốn là bố cày ruộng dưới đồng nhìn lên thấy các con cưỡi ngựa trên đường”. Theo định hướng của người cha là phát triển các con theo nghề thầy thuốc hoặc thầy giáo, ông theo nghề giáo và trở thành một nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nổi bật tại Hà Nội.

Gia đình và sinh sống

sửa

Lập gia đình năm 1970, vợ là Nguyễn Thị Bích. Ông có 1 con trai, 1 con gái.

Ông là người đăng ký với Sở giáo dục Hà Nội xin đất mở khu tập thể trường Ams tại phường Cống Vị vào năm 1989, sống tại đây cùng 40 cán bộ khác trong trường. Tại thời điểm năm 2024, ông sống tại nhà riêng ở Mỹ Đình, Hà Nội.

Quá trình học tập

sửa

Cấp 1, 2 học tại trường phổ thông huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Do chiến tranh, hết lớp 4 ông phải tạm nghỉ học 1 năm. Thời gian này, ông theo một thầy đồ tại trường làng học chữ Hán, bút nghiên khoảng 1 năm rưỡi. Sau đó, ông quay lại học theo hệ thống giáo dục.

Ông học 3 năm phổ thông 8-9-10 (hệ 10/10) tại trường cấp 3 liên khu 3 tại Nam Định.

1960-1962: Học ngành toán tại ĐH Sư phạm Hà Nội. Do giai đoạn này đang cần giáo viên nên hệ đại học chỉ học 2 năm. Sau này khi đã đi dạy, ông có ba năm liên tục là giáo viên dạy giỏi nên đặc cách được đổi bằng 4 năm, không cần đi học thêm để đổi bằng như các trường hợp thông thường.

Quá trình công tác

sửa

1962: khi đang học tại Đại học Sư phạm Hà Nội, ông nằm trong danh sách sinh viên có thành tích học tập tốt được Sở Giáo dục Hà Nội xem xét và lựa chọn về dạy tại Hà Nội.

1962-1973: ông dạy Toán tại trường Phổ thông Đống Đa, sau có tên là Phổ thông Công nghiệp cấp 3 Đống Đa.

1973: ông thuyên chuyển công tác sang dạy tại Trung học Phổ thông Chu Văn An. Nhờ trình độ dạy tốt, ông được bố trí dạy lớp chuyên toán tại Chu Văn An.

1975: ông được bổ nhiệm thành Hiệu phó của Trung học Phổ thông Chu Văn An và đảm nhiệm cương vị này trong 10 năm.

1985: Thành phố Hà Nội thành lập trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội Amsterdam và điều chuyển các giáo viên giỏi tại các trường phổ thông khác về đây. Ông được điều chuyển về giữ vị trí quyền hiệu trưởng trong 6 tháng. Sau 6 tháng, ông chính thức giữ cương vị hiệu trưởng THPT Hà Nội Amsterdam trong 10 năm, từ 1985 tới 1995.

1995: Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, giữ chức vụ này từ 1995 tới 2002.

Từ 2002: Ông nghỉ hưu, tham gia các tổ chức của nhà giáo tại Hà Nội như Hội giáo chức thành phố, 5 năm giữ vai trò chủ tịch Hội khuyến học Hà Nội.

Tại thời điểm năm 2024, ông đang là Phó Chủ tịch Hội giáo chức thành phố.

Danh hiệu

sửa

1998: Nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

2010: Nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân[1].

Quan điểm về quản lý giáo dục

sửa

Về xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ nhà giáo, ông đưa ra quan điểm: “Vai trò của người quản lý là tạo điều kiện để giúp các giáo viên phát triển tốt nhất các năng lực và sở trường của mình.”

Về phát triển học sinh, ông đã đưa ra quan điểm sớm về phát triển toàn diện học sinh: “bồi dưỡng năng khiếu cá biệt trên nền tảng giáo dục toàn diện được định hướng từ ban đầu”[2]. Ngoài học tập, trường còn xây dựng các hoạt động ngoại khóa để học sinh có được đời sống tuổi học trò nhiều ý nghĩa.

Cụ thể, “Ban giám hiệu Nhà trường bên cạnh việc quan tâm phát triển năng khiếu các môn chuyên đã tổ chức việc giảng dạy toàn diện các môn học, đã tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ học và là nơi khởi xướng nhiều sự kiện trong khối THPT của thành phố và toàn quốc lúc ấy như thi học sinh thanh lịch, phát động cuộc thi thơ ”tuổi học trò” và kết thúc bằng một đêm thơ ấn tượng và một ấn phẩm “thơ tuổi học trò” ; các chương trình nghệ thuật, giao lưu bằng tiếng Nga, Anh, Pháp phát trên truyền hình đã có tiếng vang lớn; các câu lạc bộ bóng ném, bóng rổ, cầu lông, đá cầu…và các giải đấu thể thao cũng được tổ chức thường xuyên.” - theo thư gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên và các thế hệ học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam của ông.[2]

Quan điểm về chữ Nghiêm của người thầy: “Dạy trò mà không nghiêm, đó là lỗi của thầy. “Nghiêm” trong nghĩa nghiêm khắc với học trò và nghiêm túc với bản thân mình và nghiêm cẩn với công việc mình làm. Nếu người thầy thực hiện nghiêm theo 3 nghĩa này thì học trò không thể coi thường.” [3]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ baochinhphu.vn (12 tháng 11 năm 2010). “1194 nhà giáo được phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT năm 2010”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b “NHÂN BỨC THƯ CỦA NGƯT NGUYỄN KIM HOÃN- NGHĨ VỀ NHỮNG NGỌN HẢI ĐĂNG… | Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam”. hn-ams.edu.vn. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ hiện), Trần Oanh (thực (16 tháng 11 năm 2019). “Đạo nghĩa thầy - trò thời nào cũng cao quý”. Báo Kinh tế đô thị - Đọc tin tức thời sự kinh tế 24h mới nhất. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2024.

Tham khảo

sửa