Thành viên:Bschuyenkhoa/nháp

Bệnh rối loạn mỡ máu sửa

Bệnh rối loạn mỡ máu là gì? sửa

Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…)

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là bệnh lý thường gặp ở giai đoạn hiện nay. Dân gian thường gọi bệnh lý này là rối loạn mỡ máu, mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ...

2. Nguyên nhân gây bệnh sửa

Bệnh rối loạn mỡ máu có thể do di truyền hoặc lối sống không lành mạnh.

– Rối loạn mỡ máu di truyền thường mắc bệnh từ nhỏ, gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi.

– Rối loạn mỡ máu do lối sống thường gặp ở trung niên, người lớn tuổi ít vận động, người dùng nhiều bia rượu, người ăn thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa

– Bệnh cũng có thể xuất hiện do các bệnh lý khác như tiểu đường, suy thận mạn, xơ gan, hay dùng một số thuốc.

Bệnh máu nhiễm mỡ không phân biệt người gầy hay mập, nếu người gầy ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia thì vẫn có thể bị bệnh mỡ máu, còn ở người mập thì có nhiều yếu tố nguy cơ cao hơn nên khả năng bị bệnh mỡ máu cao hơn.

3. Triệu chứng sửa

Hầu hết bệnh lý này không có biểu hiện triệu chứng điển hình. Đặc biệt với những người trẻ tuổi càng khó nhận biết triệu chứng nên hay bị tâm lý chủ quan.

Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:

- Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển có thể gặp các triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực,…

- Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn: Đau tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…

Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thể, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ.

4. Biến chứng sửa

Các biến chứng bệnh thường găp nếu không điều trị kịp thời: bệnh lý tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não, suy giảm chức năng gan, bệnh lý gan mật tụy..

5. Điều trị bệnh rối loạn mỡ máu sửa

Để xác định bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu đã cần điều trị hay chưa cần phải làm xét nghiệm máu đo 4 thành phần lipid: cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol trong LDL (viết tắt LDL-c, là loại cholesterol xấu, vì vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng vào thành mạch máu và hình thành mảng xơ vữa mạch máu); cholesterol trong HDL (viết tắt HDL-c, là loại cholesterol tốt, vì mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan). Kết quả xét nghiệm sẽ cho mỗi thành phần lipid một trị số. Từ kết quả này bác sĩ mới cho phác đồ điều trị phù hợp.

Bảng tham khảo chỉ số loại mỡ trong máu:

Chỉ số Bình thường Cao
cholesterol toàn phần <200mg/dL

(<5,2mmol/L)

>240mg/dL

(>6,2mmol/L)

LDL - cholesterol (LDL-c) <130mg/dL

(<3,3mmol/L)

>160mg/dL

(>4,1mmol/L)

Triglyceride <160mg/dL

(<2,2mmol/L)

>200mg/dL

(>2,3mmol/L)

HDL - Cholesterol (HDL-c) >50mg/dL

(>1,3mmol/L)

<40mg/dL

(<1mmol/L)

Nếu trị số kết quả thấp hơn trị số mong muốn (hay còn gọi là mức đích) đối với 3 thành phần cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-c và cao hơn đối với HDL-c thì không bị chứng tăng lipid huyết, hoặc bị nhưng đã dùng thuốc chữa khỏi. Nếu trị số kết quả nằm trong khoảng giới hạn thì cần cảnh giác. Nếu trị số kết quả cao hơn mức báo động (còn gọi là nguy cơ cao, riêng đối với HDL-c trị số kết quả thấp hơn) thì đã bị chứng tăng lipid huyết và cần phải điều trị bằng thuốc.

5.1. Điều trị tây y sửa

Hiện có 4 nhóm thuốc chính điều trị mỡ máu bao gồm: nhóm thuốc hạ lipid huyết như nhóm resin gắn axít mật (thí dụ cholestyramin), nhóm fibrat (clofibrate, fenofibrat, gemfibrozil), niacin (tức vitamin PP) nhóm statin và thuốc mới là ezetimib. Thuốc được dùng phổ biến hiện nay chính là nhóm statin (tên thuốc có vần cuối là statin) gồm có: simvastatin (biệt dược Zocor), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), fluvastatin (Lescol), atorvastatin (Lipitor), rosuvastatin (Crestor).

Trong trường hợp rối loạn lipid huyết nhẹ nhưng không có bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp, không hút thuốc, chỉ bắt đầu dùng thuốc statin khi đã thực hiện chế độ ăn kiêng, vận động khoảng sáu tháng mà chưa giảm lipid huyết đến mức mong muốn. Khi đang dùng thuốc statin cũng vẫn duy trì nghiêm túc việc ăn kiêng và vận động (nếu thừa cân cố giảm), cần kiêng mỡ động vật và thực phẩm nhiều cholesterol, ăn nhiều rau cải, trái cây, chất xơ sợi và đủ đạm, còn tập thể dục đã được chứng minh là làm tăng cholesterol “tốt”.

Khi sử dụng các statin, tác dụng phụ có hại đáng lưu ý nhất là tác dụng phụ “tiêu cơ vân” (rhabdomyolysis). Đây là bệnh lý có thể gây chết người do các tế bào cơ vân bị phân huỷ, giải phóng các chất có bên trong tế bào, trong đó có myoglobin, đưa đến tiểu tiện ra myoglobin và chính chất này làm nghẽn thận dẫn đến suy thận.

Do vậy không phải cứ xét nghiệm thấy mỡ máu cao thì tự ý mua thuốc hạ mỡ máu về dùng hoặc khi bị bệnh lý mỡ máu cao đã được điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu thì cần phải có xét nghiệm định kỳ để đánh giá các chỉ số, không nên dùng thuốc hạ mỡ máu lâu dài. Việc hạ mỡ máu quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh chế độ ăn và lối sống.

5.2. Điều trị đông y sửa

Quan niệm của YHCT trong bệnh lý mỡ máu cao bản chất chính là “bản hư tiêu thực”

5.2.1. Biện chứng luận trị sửa

Bản hư có nghĩa là công năng của tạng phủ thất điều, cơ quan tạng phủ bị rối loạn về chức năng, chủ yếu là tỳ, thận can ,mà trong đó tạng tỳ và tạng thận là hai tạng hư tổn chủ yếu nhất.

Tiêu thực phần nhiều biểu hiện ở đàm trọc huyết ứ.

Ăn nhiều chất béo và ngọt gây tổn hại đến tỳ vị, vận hóa thất điều, đàm trọc nội sinh, đàm trọc hóa mà phát sinh bệnh. Hoặc do bản thể tỳ khí hư nhược, kiện vận thất điều, ẩm thực không thể hóa thành chất tinh vi ứ thành đàm trọc mà phát bệnh; hoặc do tuổi già thận suy, khí bất hóa tân, đàm trọc tích tụ ở trong dẫn đến tâm huyết ứ trở, mạch lạc kết trệ hoặc do can thận âm hư, hư hỏa thượng viêm, thiêu dịch thành đàm, đàm trọc nội trở mà phát bệnh.

5.2.2. Pháp phương điều trị sửa

Bản chất bệnh là bản hư tiêu thực nên khi điều trị cần dùng phương pháp tiêu bản đồng trị, trên lâm sàng cần phải căn cứ vào triệu chứng bệnh hoãn hay cấp để cho phác đồ điều trị

- Với các trường hợp hình thể béo phệ, hay ăn các chất bổ, ngọt, béo; đầu nặng căng chướng; bụng ngực bĩ tức, buồn nôn hoặc nôn khan, miệng khô không khát, thân thể nặng nề tê mỏi, bụng chướng, rêu lưỡi nhuận nhờn; mạch huyền hoạt là thuộc vào thể bệnh đàm thấp nội trở cần dùng phương pháp kiện tỳ hóa đàm trừ thấp. Bài thuốc nên dùng: Nhị trần thang

- Với các trường hợp hình thể to lớn, đại tiện bí kết, ngực tâm phúc chướng, đầu căng chướng, thường cảm thấy đau giật, tính tình cáu gắt, miệng đắng tâm phiền, mặt hồng, mắt đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, chất lưỡi hồng, mạch huyền hoạt có lực là thuộc thể bệnh đàm nhiệt phủ thực. Trường hợp này nên dùng phương pháp thanh nhiệt hóa đàm thông phủ. Bài thuốc nên dùng: tiểu hãm hung thang hoặc bài thuốc: tăng dịch thừa khí thang.

- Với các trường hợp lưng gối đau mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, hình gầy, hay mệt, đầu choáng tai ù, tư hãn, miệng khô, họng ráo, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác là thuộc về thể can thận âm hư. Những trường hợp này cần tư dưỡng can thận, bài thuốc nên dùng là kỷ cúc địa hoàng hoàn.

- Với các trường hợp cơ thể béo, người nặng nề, tê mỏi; chất lưỡi tía xám hoặc có điểm ứ, ban ứ, rêu nhờn; mạch huyền hoạt hoặc mạch sáp là thuộc thể đàm ứ giao trở. Phương pháp điều trị các trường hợp này là kiện tỳ hóa đàm - hoạt huyết khư ứ. Bài thuốc nên dùng qua lâu giới bạch bán hạ thang kết hợp với đào hồng tứ vật thang gia giảm

- Với các trường hợp đau 2 mạng sườn, đau không cố định, mệt mỏi, ăn kém, tinh thần bất định, đại tiện lỏng nát, kinh nguyệt không đều, quanh vú chướng đau, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền là thuộc về thể can uất tỳ hư. Pháp điều trị của trường hợp này là sơ can giải uất- kiện tỳ dưỡng huyết. Bài thuốc hiệu quả cho trường hợp này là tiêu dao tán.

Việc điều trị bệnh lý máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao với đông y cần căn cứ vào thể bệnh để cho ra phác đồ điều trị.