Thành viên:Capstanle/Nháp

Nghi lễ Chào mừng đến Đất nước của Người  bản địa Úc

Chào mừng đến Đất nước (Welcome to Country) là một nghi thức hoặc nghi lễ trang trọng được thực hiện để công nhận vùng đất của người thổ dân trong nhiều sự kiện tổ chức ở Úc. Nghi lễ này nhằm mục đích làm nổi bật  ý nghĩa văn hóa của các vùng đất sinh sống đối với một bộ tộc Thổ dân cụ thể hoặc một nhóm ngôn ngữ, những người  được công nhận là chủ sở hữu truyền thống của vùng đất đó.


Lễ Chào mừng phải được thực hiện bởi một trưởng lão được bộ tộc công nhận. Lễ Chào mừng đến Đất nước đôi khi được thực hiện kèm với nghi lễ xông khói, âm nhạc hoặc nhảy múa truyền thống. Nếu không có trưởng lão có mặt để thực hiện lễ Chào mừng hoặc không có một người chủ sở hữu đất truyền thống được công nhận thì người ta có thể thay nghi lễ này bằng nghi lễ Công nhận Đất nước (Acknowledgement of Country).


Thuật ngữ/Từ “Đất nước” có ý nghĩa đặc biệt đối với người Thổ dân, nó hàm chứa trong đó mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa một cá nhân hoặc một bộ tộc với các vùng đất và biển truyền thống hay của tổ tiên  của họ. Gắn kết với đất là gắn kết với  văn hóa, tâm linh, ngôn ngữ, luật lệ/truyền thuyết, mối quan hệ họ hàng và bản sắc.


Nghi lễ Chào mừng đến Đất nước là một truyền thống lâu đời của các bộ tộc Thổ dân Úc để chào đón các bộ tộc từ các vùng khác. Ngày nay, nghi lễ này cũng có vai trò như một biểu tượng có ý nghĩa công nhận sự hiện diện của người Thổ dân và các Cư dân Eo biển Torres ở Úc trước thời kỳ thuộc địa và chấm dứt quá khứ bị loại khỏi lịch sử và xã hội Úc, giúp hòa giải với các Bộ tộc Người bản địa Úc.


Kể từ năm 2008, lễ Chào Mừng đến Đất nước đã được đưa vào nghi lễ khai mạc Quốc hội Úc, diễn ra sau mỗi kỳ bầu cử liên bang.


Lịch sử và mối quan hệ của người dân Bản địa  với vùng đất của họ

Trong nền văn hóa của người Thổ dân trước khi người Châu Âu tới định cư, sự tồn tại của mỗi bộ tộc phụ thuộc vào sự hiểu biết của họ về thức ăn, nước uống và những nguồn tài nguyên khác trong mỗi “Đất nước” của riêng họ - một vùng đất riêng biệt mà họ có ít nhiều đặc quyền. Quyền sở hữu truyền thống đã được công nhận hợp pháp trong quyền sở hữu bản địa tại Úc kể từ khi Đạo luật Quyền Sở hữu Bản địa ra đời năm 1993.


Kết nối với đất nước (với chữ C được được viết hoa trong từ Country) không chỉ có nghĩa là một vùng đất hoặc vùng nước trong văn hóa Thổ dân. Không có từ nào tương đương trong tiếng Anh có thể bao hàm tất cả  các khía cạnh của sự tồn tại như: văn hóa, tâm linh, ngôn ngữ, luật lệ, gia đình và bản sắc. Trong quá khứ, người Thổ dân không sở hữu đất đai như tài sản, nhưng mối quan hệ của họ với một vùng đất thể hiện một ý thức sâu sắc về “bản sắc, mục đích và ý thức thuộc về”, và là mối quan hệ tương hỗ và tôn trọng lẫn nhau.


Đất nước bao gồm tất cả các sinh vật sống trong môi trường đó như: con người, thực vật và động vật. Đất nước cũng chứa đựng trong nó cả mùa màng, những câu chuyện và đấng tạo hóa. Lịch sử của một dân tộc với một vùng đất (“Đất nước”) có thể có từ hàng nghìn năm và mối quan hệ với vùng đất này được nuôi dưỡng và duy trì bằng kiến thức văn hóa và môi trường.  Ngắt kết nối một người với đất đai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của họ. Sự kết nối này cũng được phản ánh qua các cụm từ như “chăm sóc đất nước” hoặc “sống trong đất nước” và liên quan đến tầm quan trọng của quyền đất đai và quyền sở hữu bản địa.