sửa

                 ĐÂU LÀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN

                      CỦA PHÓNG SỰ VIỆC LÀNG

     sửa

      Cách đây khoảng gần 80 năm, nhà văn Ngô Tất Tố công bố Phóng sự Việc làng bằng cách vừa cho đăng trên báo Hà Nội tân văn năm 1940 -  sau đây viết gọn là “trên báo”, vừa đưa Nhà Mai Lĩnh in thành sách năm 1941 - sau đây viết gọn là “trong sách”(1).

      Đối chiếu, so sánh việc “kiểm duyệt hồi Pháp thuộc” đã làm cho thấy: 

      - Trên báo, họ cắt đi 789 chữ ở ba chỗ nhưng nội dung này lại được để nguyên trong sách.  

      - Trong sách, ở ba chỗ khác, họ cắt đi 61 nhưng nội dung này lại vẫn được in nguyên văn trên báo.  

         Sơ hở “cắt bỏ không như nhau” trên báo và trong sách của  kiểm duyệt dẫn đến nội dung không bị cắt bỏ vẫn đến được tay độc giả đương thời, công chúng đương đại sau này cũng đọc được đầy đủ nội dung phóng sự nhờ sách báo được lưu chiểu chính thức, liên tục tại Thư viện Quốc gia qua các thời đại.

       A. Trên báo có ba chỗ gồm 789 chữ đã bị kiểm duyệt cắt bỏ:

         1. Ở đề mục “Lớp người bị bỏ sót” trên báo số 8, ngày 5.3.1940, cột 4 bị cắt 114 chữ. Đoạn này được giữ nguyên ở trong sách, từ dòng số 1 trang 10.  

       2. Ở đề mục “Cái án ông cụ”, trên báo số 11, ngày 26.3.1940,                                                                                                                                                                                                                                

cột 3 bị cắt đi 29 chữ. Đoạn này được để nguyên trong sách từ dòng 7 dưới lên, trang 26.

       3. Ở đề mục “Món nợ chung thân”, trên báo số 14, ngày 10.4.1940, cột 3, số chữ bị cắt bỏ nhiều nhất, lên đến 646 chữ. Trong sách từ dòng 10 trang 120 đến hết sách, toàn bộ đoạn này được giữ nguyên, không cắt bỏ chữ nào.

 

      B. Trong sách có ba chỗ khác bị cắt bỏ gồm tổng cộng 61 chữ:

1. Ở đề mục “Góc chiếu sân đình” trong sách 1941, từ dòng 8 trang 12 bị cắt bỏ 16 chữ. Trên báo số 15, ngày 23.4.1940 đoạn này để nguyên.     

2. Ở đề mục “Nén hương sau khi chết” trong sách 1941, từ dòng 7 trang 47 bị cắt bỏ 21 chữ. Trên báo số 17, ngày 7.5. 4940 đoạn này để nguyên.     

3.  Ở đề mục “Mua cỗ” trong sách 1941, từ dòng 7 trang 65 bị cắt bỏ 24 chữ. Trên báo số 22, ngày 14.6.1940 đoạn này để nguyên.

         

      C. Những cụm từ đã in sai trên các dị bản đã chuyển tải  trên mạng và trong các ấn bản sách giấy.  

          Bản gốc in đúng là: gầy guộc, phải đổi ra cách khác, đẫy chà, chung dục, thôi thì túng kiết làm quanh,  …

          Dị bản trong sách giấy và một số tải trên không gian mạng in sai thành: gầy buộc, phải đổi ra phép chế biến, dẫy chà, chung đực, thôi thì túng kiết quanh năm…

                                 Kết luận

         Nội dung hoàn thiện của Phóng sự Việc làng là kết quả đối chiếu, so sánh, tổng hợp giữa hai ấn phẩm tác giả lần đầu cho đăng báo và đưa in thành sách đồng thời có chú giải kết quả sự sai khác về ngôn từ của các dị bản.

         Không thể phiến diện , tùy tiện sử dụng riêng lẻ từng bản - chỉ đăng trên báo hay chỉ in thành sách - để làm bản thảo tái bản phóng sự được. Gần đây đã diễn ra thực trạng coi thường khảo cứu văn bản học, đã tùy tiện, lộn xộn, trong việc chọn bản thảo để tái bản: cùng một nhà xuất bản, năm 2014 in Việc làng theo ấn bản đăng trên Hà Nội Tân văn  với một số chú giải ghi rõ là lấy nội dung từ báo để bổ sung vào các chỗ bị kiểm duyệt bỏ nhưng không lâu sau đó, đến năm 2016 lại in Việc làng theo bản của Nhà Mai Lĩnh trong đó ghi rõ ba chỗ bị kiểm duyệt cắt bỏ (!?).  

         Nội dung hoàn thiện của Phóng sự Việc làng là kết quả thử nghiệm tạo lập thể loại “tác phẩm phái sinh” (không phải là tác phẩm phát sinh) nhằm thẩm định văn bản chính thức các tác phẩm văn học tiêu biểu.

         Để bảo đảm an ninh trong hoạt động xuất bản, kết quả thẩm định nội dung hoàn thiện của tác phẩm đều được đăng ký bản quyền biên soạn và chủ sở hữu trên cả hai lĩnh vực, in sách giấy cũng như chuyển tải trên không gian mạng.  

                     Tháng 12.2018

                                                       Cao Đắc Điểm


(1)     Bản gốc đăng báo năm 1940  ký hiệu J.421 tại Kho báo Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bản gốc in sách năm 1941  ký hiệu S.8725074 tại Kho sách Thư viện Quốc gia Việt Nam.