Ngăn ngừa sửa

Các nỗ lực ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lao chủ yếu dựa trên việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cũng như phát hiện và điều trị bệnh nhân lao hoạt tính.[1] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đã đạt được những thành công nhất định trong việc cải thiện phác đồ điều trị cũng như làm giảm số ca bệnh.[1]

Vắc-xin sửa

Tính đến năm 2011, chỉ có một vắc-xin phòng lao duy nhất là Bacillus Calmette-Guérin (BCG).[2] Ở trẻ em, vắc xin này làm giảm 20% nguy cơ nhiễm bệnh và gần 60% nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính.[3]

BCG là vắc-xin được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới; 90% tất cả trẻ em đã được tiêm vắc-xin này.[1] Khả năng miễn dịch mà vắc-xin mang lại giảm đi sau khoảng 10 năm.[1] Ở Canada, Tây Âu và Hoa Kỳ, lao không phải là một bệnh phổ biến nên chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh cao mới được tiêm vắc-xin BCG.[4][5][6] Một trong những lý do cho việc hạn chế sử dụng vắc-xin này là nó khiến xét nghiệm Mantoux cho kết quả dương tính giả và làm giảm tác dụng của xét nghiệm này trong việc tầm soát lao.[6] Một số vắc-xin khác đang được phát triển.[1]

Việc kết hợp vắc-xin BCG với vắc-xin MVA85A không có hiệu quả trong việc phòng bệnh lao.[7]

Y tế công cộng sửa

Trong thế kỷ 19, các chiến dịch y tế công cộng tập trung vào việc giảm thiểu tụ tập đông người và khạc nhổ nơi công cộng cũng như khuyến khích vệ sinh cá nhân thường xuyên (trong đó có rửa tay) đã được triển khai và giúp làm giảm đáng kể sự lây lan của lao nói riêng và các bệnh lây truyền qua không khí nói chung. Nhờ đó, lao đã không còn là một vấn đề y tế công cộng lớn ở hầu hết các nền kinh tế phát triển.[8][9] Các yếu tố nguy cơ khác khiến bệnh lao lan rộng, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, cũng đã được giảm thiểu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của HIV đã hình thành nên một nhóm đối tượng bị suy giảm miễn dịch dễ dàng bị nhiễm lao.

Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố lao là một "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu".[1] Năm 2006, tổ chức Stop TB Partnership xây dựng Kế hoạch Ngăn chặn Lao Toàn cầu với mục tiêu cứu được 14 triệu mạng sống từ khi kế hoạch này khởi động đên năm 2015.[10] Tuy nhiên, đến năm 2015, kế hoạch này đã không đạt được một số mục tiêu đặt ra, chủ yếu do sự gia tăng các ca lao liên quan đến HIV và sự xuất hiện của chủng lao kháng nhiều loại thuốc.[1] Các chương trình y tế công cộng chủ yếu sử dụng hệ thống phân loại lao do Hiệp hội Lồng ngực Hoa kỳ phát triển.[11]

Chưa rõ việc sử dụng thuốc trị lao ở người mắc lao kháng nhiều loại thuốc mang lại lợi ích cũng như nguy cơ gì.[12] Việc cung cấp liệu pháp HAART cho bệnh nhân lao dương tính với HIV làm giảm đáng kể (tới 90%) nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính cũng như hạn chế bệnh phát tán trong cộng đồng này.[13]

Điều trị sửa

 
Điều trị lao vào ngày 3 tháng 3 năm 1934 ở Kuopio, Phần Lan

Lao được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Việc điều trị lao thường khó hiệu quả bởi cấu trúc và thành phần hóa học bất thường của vách tế bào vi khuẩn gây lao khiến thuốc khó xâm nhập và làm cho nhiều loại kháng sinh không có hiệu quả.[14]

Bệnh lao hoạt tính được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp một số loại kháng sinh nhằm giảm nguy cơ vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng thuốc.[1] Chưa rõ việc sử dụng rifabutin thay cho rifampicin ở bệnh nhân lao dương tính với HIV có mang lại lợi ích gì hay không (tính đến năm 2007).[15]

Lao tiềm ẩn sửa

Lao tiềm ẩn được điều trị bằng một trong hai loại thuốc isoniazidrifampin, hoặc kết hợp isoniazid với một trong hai loại thuốc rifampicin và rifapentine.[16][17][18]

Phác đồ điều trị có thể kéo dài từ 3 đến 9 tháng tùy theo loại thuốc được chỉ định.[19][16][20][18] Việc điều trị lao tiềm ẩn có mục đích ngăn bệnh không tiến triển thành lao hoạt tính trong tương lai.[21]

Giáo dục nhận thức hoặc tư vấn tâm lý có thể cải thiện tỷ lệ hoàn thành việc điều trị lao tiềm ẩn.[22]

Lao hoạt tính vừa khởi phát sửa

Phác đồ điều trị đối với bệnh lao hoạt tính vừa khởi phát, tính đến năm 2010, kéo dài 6 tháng, trong đó bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh chứa rifampicin, isoniazid, pyrazinamideethambutol trong 2 tháng đầu tiên, và chỉ sử dụng rifampicin và isoniazid trong 4 tháng còn lại.[1] Nếu bệnh nhân kháng thuốc với isoniazid, có thể thay thế bằng ethambutol trong giai đoạn thứ hai.[1] Việc sử dụng thuốc trị lao trong thời gian ít nhất 6 tháng có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn việc điều trị trong thời gian ít hơn 6 tháng; mặc dù sự khác biệt này không quá lớn. Các bệnh nhân gặp vấn đề trong việc tuân thủ điều trị có thể cần được chỉ định phác đồ ngắn hơn.[23] Cũng không có bằng chứng nào cho thấy phác đồ điều trị ngắn có hiệu quả hơn phác đồ điều trị 6 tháng.[24]

Lao tái phát sửa

Nếu bệnh tái phát, cần xét nghiệm để xác định vi khuẩn lao nhạy cảm với loại kháng sinh nào trước khi quyết định cách điều trị.[1] Trong trường hợp phát hiện lao kháng nhiều loại thuốc (tiếng Anh: multiple drug-resistant tuberculosis, hay MDR-TB), người bệnh sẽ cần sử dụng ít nhất 4 loại kháng sinh có hiệu quả trong thời gian từ 18 đến 24 tháng.[1]

Kháng thuốc sửa

Bệnh nhân lao có thể gặp phải tình trạng kháng thuốc sơ cấp khi nhiễm chủng lao kháng thuốc, hoặc kháng thuốc thứ cấp khi nhiễm chủng lao không kháng thuốc nhưng lại hình thành sự kháng thuốc khi điều trị do phác đồ điều trị không đủ hiệu quả, không tuân thủ phác đồ điều trị hoặc sử dụng thuốc kém chất lượng.[25] Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn lao là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia đang phát triển, bởi bệnh nhân kháng thuốc cần được điều trị lâu hơn và dùng các loại thuốc đắt tiền hơn. Nếu người bệnh kháng hai loại thuốc điều trị lao được ưu tiên sử dụng hàng đầu là rifampicin và isoniazid, họ được xem là mắc lao kháng nhiều loại thuốc hay MDR-TB. Nếu người bệnh cũng kháng từ ba trong sáu loại thuốc được ưu tiên điều trị thứ hai trở lên thì được xem là mắc lao kháng thuốc diện rộng (tiếng Anh: extensively resistant tuberculosis, hay XDR-TB).[26] Trường hợp đầu tiên kháng tất cả các loại thuốc đang được sử dụng được ghi nhận vào năm 2003 ở Ý,[27][28] nhưng đến năm 2012 mới được công bố rộng rãi.[27][29] Các trường hợp khác cũng đã được ghi nhận ở Iran và Ấn Độ.[30][31] Bedaquiline đã bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc điều trị lao kháng nhiều loại thuốc.[32]

Cứ 10 ca MDR-TB thì có một ca XDR-TB. Các ca XDR-TB đã được ghi nhận ở hơn 90% tất cả các quốc gia trên thế giới.[30] Việc sử dụng linezolid để điều trị XDR-TB có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng thường gây ra tác dụng phụ và khi đó người bệnh thường phải ngưng dùng thuốc.[33]

Tiên lượng sửa

Lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính khi vi khuẩn lao vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch và bắt đầu sinh sôi. Điều này xảy ra không lâu sau khi người bệnh nhiễm vi khuẩn đối với các ca lao sơ cấp (chiếm từ 1–5% tổng số ca bệnh lao).[34] Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, lao tiềm ẩn không thể hiện triệu chứng rõ rệt nào,[34] và chỉ 5–10% ca bệnh lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính, thường là nhiều năm sau khi người bệnh nhiễm vi khuẩn.[35]

Nguy cơ bệnh tái phát sẽ cao hơn ở người bệnh bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như do HIV. Khi người bệnh đồng thời nhiễm M. tuberculosis và HIV, nguy cơ lao tái phát tăng lên 10% mỗi năm.[34] Nghiên cứu được thực hiện trên các chủng M. tuberculosis khác nhau bằng cách lập hồ sơ DNA cho thấy việc tái nhiễm vi khuẩn lao có tác động lớn hơn đến khả năng bệnh tái phát so với những hiểu biết trước đó.[36] Theo một số ước tính, ở các khu vực mà lao là một bệnh phổ biến, điều này có thể chiếm hơn 50% số ca lao tái phát.[37] Nguy cơ tử vong do lao rơi vào khoảng 4% tính đến năm 2008, so với con số 8% vào năm 1995.[1]

Ở bệnh nhân lao không dương tính với HIV, nếu không được điều trị, 50-60% tử vong còn 20-25% tự khỏi bệnh sau 5 năm. Ở bệnh nhân dương tính với HIV, lao gần như chắc chắn sẽ gây tử vong và nguy cơ tử vong vẫn cao ngay cả khi người bệnh được điều trị HIV bằng thuốc kháng retrovirus.[38]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Lancet11
  2. ^ McShane H (tháng 10 năm 2011). “Tuberculosis vaccines: beyond bacille Calmette-Guerin”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 366 (1579): 2782–89. doi:10.1098/rstb.2011.0097. PMC 3146779. PMID 21893541.
  3. ^ Roy A, Eisenhut M, Harris RJ, Rodrigues LC, Sridhar S, Habermann S, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2014). “Effect of BCG vaccination against Mycobacterium tuberculosis infection in children: systematic review and meta-analysis”. BMJ. 349: g4643. doi:10.1136/bmj.g4643. PMC 4122754. PMID 25097193.
  4. ^ “Vaccine and Immunizations: TB Vaccine (BCG)”. Centers for Disease Control and Prevention. 2011. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng mười một năm 2011. Truy cập 26 tháng Bảy năm 2011.
  5. ^ “BCG Vaccine Usage in Canada – Current and Historical”. Public Health Agency of Canada. tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ 30 Tháng Ba năm 2012. Truy cập 30 Tháng mười hai năm 2011.
  6. ^ a b Teo SS, Shingadia DV (tháng 6 năm 2006). “Does BCG have a role in tuberculosis control and prevention in the United Kingdom?”. Archives of Disease in Childhood. 91 (6): 529–31. doi:10.1136/adc.2005.085043. PMC 2082765. PMID 16714729.
  7. ^ Kashangura R, Jullien S, Garner P, Johnson S, và đồng nghiệp (Cochrane Infectious Diseases Group) (tháng 4 năm 2019). “MVA85A vaccine to enhance BCG for preventing tuberculosis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 2019 (4): CD012915. doi:10.1002/14651858.CD012915.pub2. PMC 6488980. PMID 31038197.
  8. ^ Clark, Michael; Riben, Peter; Nowgesic, Earl (1 tháng 10 năm 2002). “The association of housing density, isolation and tuberculosis in Canadian First Nations communities”. International Journal of Epidemiology. 31 (5): 940–945. doi:10.1093/ije/31.5.940. ISSN 0300-5771. PMID 12435764.
  9. ^ Barberis, I.; Bragazzi, N.L.; Galluzzo, L.; Martini, M. (tháng 3 năm 2017). “The history of tuberculosis: from the first historical records to the isolation of Koch's bacillus”. Journal of Preventive Medicine and Hygiene. 58 (1): E9–E12. ISSN 1121-2233. PMC 5432783. PMID 28515626.
  10. ^ “The Global Plan to Stop TB”. World Health Organization (WHO). 2011. Lưu trữ bản gốc 12 Tháng sáu năm 2011. Truy cập 13 Tháng sáu năm 2011.
  11. ^ Warrell DA, Cox TM, Firth JD, Benz EJ (2005). Sections 1–10 . Oxford [u.a.]: Oxford Univ. Press. tr. 560. ISBN 978-0-19-857014-1. Lưu trữ bản gốc 6 tháng Chín năm 2015.
  12. ^ Fraser A, Paul M, Attamna A, Leibovici L, và đồng nghiệp (Cochrane Infectious Diseases Group) (tháng 4 năm 2006). “Drugs for preventing tuberculosis in people at risk of multiple-drug-resistant pulmonary tuberculosis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (2): CD005435. doi:10.1002/14651858.CD005435.pub2. PMC 6532726. PMID 16625639.
  13. ^ Piggott, Damani A.; Karakousis, Petros C. (27 tháng 12 năm 2010). “Timing of Antiretroviral Therapy for HIV in the Setting of TB Treatment”. Clinical and Developmental Immunology (bằng tiếng Anh). 2011: 103917. doi:10.1155/2011/103917. PMC 3017895. PMID 21234380.
  14. ^ Brennan PJ, Nikaido H (1995). “The envelope of mycobacteria”. Annual Review of Biochemistry. 64: 29–63. doi:10.1146/annurev.bi.64.070195.000333. PMID 7574484.
  15. ^ Davies G, Cerri S, Richeldi L (tháng 10 năm 2007). “Rifabutin for treating pulmonary tuberculosis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (4): CD005159. doi:10.1002/14651858.CD005159.pub2. PMC 6532710. PMID 17943842.
  16. ^ a b Latent tuberculosis infection. World Health Organization (WHO). 2018. tr. 23. ISBN 978-92-4-155023-9.
  17. ^ Borisov AS, Bamrah Morris S, Njie GJ, Winston CA, Burton D, Goldberg S, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2018). “Update of Recommendations for Use of Once-Weekly Isoniazid-Rifapentine Regimen to Treat Latent Mycobacterium tuberculosis Infection”. MMWR. Morbidity and Mortality Weekly Report. 67 (25): 723–726. doi:10.15585/mmwr.mm6725a5. PMC 6023184. PMID 29953429.
  18. ^ a b Sterling TR, Njie G, Zenner D, Cohn DL, Reves R, Ahmed A, và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2020). “Guidelines for the Treatment of Latent Tuberculosis Infection: Recommendations from the National Tuberculosis Controllers Association and CDC, 2020”. MMWR. Recommendations and Reports (bằng tiếng Anh). 69 (1): 1–11. doi:10.15585/mmwr.rr6901a1. PMC 7041302. PMID 32053584.
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CDCcourse
  20. ^ Njie GJ, Morris SB, Woodruff RY, Moro RN, Vernon AA, Borisov AS (tháng 8 năm 2018). “Isoniazid-Rifapentine for Latent Tuberculosis Infection: A Systematic Review and Meta-analysis”. American Journal of Preventive Medicine. 55 (2): 244–252. doi:10.1016/j.amepre.2018.04.030. PMC 6097523. PMID 29910114.
  21. ^ Menzies D, Al Jahdali H, Al Otaibi B (tháng 3 năm 2011). “Recent developments in treatment of latent tuberculosis infection”. The Indian Journal of Medical Research. 133 (3): 257–66. PMC 3103149. PMID 21441678.
  22. ^ M'imunya JM, Kredo T, Volmink J, và đồng nghiệp (Cochrane Infectious Diseases Group) (tháng 5 năm 2012). “Patient education and counselling for promoting adherence to treatment for tuberculosis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (5): CD006591. doi:10.1002/14651858.CD006591.pub2. PMC 6532681. PMID 22592714.
  23. ^ Gelband H, và đồng nghiệp (Cochrane Infectious Diseases Group) (25 tháng 10 năm 1999). “Regimens of less than six months for treating tuberculosis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (2): CD001362. doi:10.1002/14651858.CD001362. PMC 6532732. PMID 10796641.
  24. ^ Grace AG, Mittal A, Jain S, Tripathy JP, Satyanarayana S, Tharyan P, Kirubakaran R, và đồng nghiệp (Cochrane Infectious Diseases Group) (tháng 12 năm 2019). “Shortened treatment regimens versus the standard regimen for drug-sensitive pulmonary tuberculosis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 12: CD012918. doi:10.1002/14651858.CD012918.pub2. PMC 6953336. PMID 31828771.
  25. ^ O'Brien RJ (tháng 6 năm 1994). “Drug-resistant tuberculosis: etiology, management and prevention”. Seminars in Respiratory Infections. 9 (2): 104–12. PMID 7973169.
  26. ^ Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (tháng 3 năm 2006). “Emergence of Mycobacterium tuberculosis with extensive resistance to second-line drugs--worldwide, 2000-2004”. MMWR. Morbidity and Mortality Weekly Report. 55 (11): 301–5. PMID 16557213. Lưu trữ bản gốc 22 tháng Năm năm 2017.
  27. ^ a b McKenna M (12 tháng 1 năm 2012). “Totally Resistant TB: Earliest Cases in Italy”. Wired. Lưu trữ bản gốc 14 Tháng Một năm 2012. Truy cập 12 Tháng Một năm 2012.
  28. ^ Migliori GB, De Iaco G, Besozzi G, Centis R, Cirillo DM (tháng 5 năm 2007). “First tuberculosis cases in Italy resistant to all tested drugs”. Euro Surveillance. 12 (5): E070517.1. doi:10.2807/esw.12.20.03194-en. PMID 17868596.
  29. ^ “Totally Drug-Resistant TB: a WHO consultation on the diagnostic definition and treatment options” (PDF). World Health Organization (WHO). Lưu trữ (PDF) bản gốc 21 tháng Mười năm 2016. Truy cập 25 Tháng Ba năm 2016.
  30. ^ a b Kielstra P (30 tháng 6 năm 2014). Tabary Z (biên tập). “Ancient enemy, modern imperative – A time for greater action against tuberculosis”. Economist Intelligence Unit. Lưu trữ bản gốc 31 tháng Bảy năm 2014. Truy cập 1 Tháng tám năm 2014. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  31. ^ Velayati AA, Masjedi MR, Farnia P, Tabarsi P, Ghanavi J, ZiaZarifi AH, Hoffner SE (tháng 8 năm 2009). “Emergence of new forms of totally drug-resistant tuberculosis bacilli: super extensively drug-resistant tuberculosis or totally drug-resistant strains in iran”. Chest. 136 (2): 420–425. doi:10.1378/chest.08-2427. PMID 19349380.
  32. ^ “Provisional CDC Guidelines for the Use and Safety Monitoring of Bedaquiline Fumarate (Sirturo) for the Treatment of Multidrug-Resistant Tuberculosis”. Lưu trữ bản gốc 4 Tháng Một năm 2014.
  33. ^ Singh B, Cocker D, Ryan H, Sloan DJ, và đồng nghiệp (Cochrane Infectious Diseases Group) (tháng 3 năm 2019). “Linezolid for drug-resistant pulmonary tuberculosis”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 3: CD012836. doi:10.1002/14651858.CD012836.pub2. PMC 6426281. PMID 30893466.
  34. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Robbins
  35. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Pet2005
  36. ^ Lambert ML, Hasker E, Van Deun A, Roberfroid D, Boelaert M, Van der Stuyft P (tháng 5 năm 2003). “Recurrence in tuberculosis: relapse or reinfection?”. The Lancet. Infectious Diseases. 3 (5): 282–7. doi:10.1016/S1473-3099(03)00607-8. PMID 12726976.
  37. ^ Wang JY, Lee LN, Lai HC, Hsu HL, Liaw YS, Hsueh PR, Yang PC (tháng 7 năm 2007). “Prediction of the tuberculosis reinfection proportion from the local incidence”. The Journal of Infectious Diseases. 196 (2): 281–8. doi:10.1086/518898. PMID 17570116.
  38. ^ “1.4 Prognosis - Tuberculosis”. medicalguidelines.msf.org. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.