Thành viên:Hungsonbk/nháp

{{subst:submit}}

ĐINH HỒNG PHIÊN


Khi đầu tên là Giáp, sau đổi tên là Nguyễn Phiên lại sau nữa kiêng quốc hiệu vua cho nên là Hồng Phiên. Con thứ 2 ngài Lang Trung Gia Thái. Tên chữ là Trọng - Tường, Hiệu Chỉ - Hiên, Đậu hương Cống thứ 2 năm Quý Mão Cảnh Hưng, đến năm đầu Chiêu Thống khoa Đinh Tị 1787 Đậu Tam Trường Trúng cách  khoa ấy bài thơ là "Nhu viễn nhân hoài chư hầu" Bài phú là: "Quang phục cửu vật, hưởng Tộ Cửu Trường" số đậu 13 người. Tam Trường Trúng Cách là Phó Bảng. Đời sau vua cho phép lập chợ Giang Đình (là chợ Đình ngày nay) và cấp cho ruộng khoa điền là một mẫu ở trong làng, cho phép chọn lấy, chiếu quan giá trả tiền người cho chủ ruộng. Được đổi tên là Ông La Giáp Thành Làng Kim Khê (Kim Xuyên Bá và Khê Đình Hầu).

Hầu văn học Uyên thâm, học trò gần khắp trong nước, nhiều người quý hiền, nay còn tập thơ Hán Cao Tổ truyền lại (chép sau) (khi cải cách ruộng đất tập thơ này bị đốt) khi ấy thuê thợ mộc người Bắc Kỳ làm nhà thờ, ngày lạc thành người thợ mộc khắc trên vách một câu rằng: Hầu là một tay văn chương có tiếng nhất ở nước Nam, người thợ mộc là tay kiến trúc có tiếng nhất ở nước Nam. Nay còn câu đối ở nhà thờ rằng:

1. "Cơ cầu thế nghiệp hoa kim ốc

Chung đỉnh gia thanh chân ngọc đường"

Dịch nôm rằng:

"Cơ cầu nghiệp cũ nhà vàng dọi

Chung đỉnh giòng xưa cửa Ngọc vang"


2. "Yến dực duy mưu Khê Thuỷ viễn

Phụng mao thế Mỹ Cẩm sơn cao"

Dịch nôm rằng:

"Tử tôn nối nghiệp khe vàng thắm

Khoa hoạn nhiều đời núi gấm cao"


Đều là câu đối của Hầu làm. Sau khi nhà Lê mất rồi, Hầu không làm quan với Tây Sơn, vui thú Điền Viên. Ngày tháng 5 năm Gia Long 14, vua xuống chỉ trưng triệu, đặc bổ Quảng Nam đốc học. Tháng 3 Gia Long 18 Kỷ Mão, thăng Đông Các Học Sĩ sung chức phó sứ qua cống Tầu, cùng sĩ phu nước Tàu vịnh nhiều thơ ca, có người thợ làm đồ gốm đến xin chữ Hầu, nhân đó viết một câu Nam âm rằng:


"Nghêu ngao vui thú yên hà

Mai là bạn cũ , Hạc là người quen"


Đến khi về nước, các quan Tầu tiễn tống thi văn rất nhiều, đều ghi trên đồ sứ, chở đầy một thuyền, có mật chỉ phải khám thì quả là đổ sứ cả, nay còn một bài thơ thất ngôn.


"Đông hiện nộn nhật thượng sơ linh

Xuy tận phù vân tác ý tình

Lâm noạn trường đầu, song thước ngữ

Thuỷ thanh trị diện, tiêu ngư hành

Khuê thiệm dược phẩm thuỳ nan giải

Giá giận đằng vận hốt dị thành

Ý trượng dĩ nhiên tiên chung nhật

Lão phu ná phục bất bình minh"

Dịch nôm rằng:

"Sóng ác tưng bừng dọi mái đông

Quét tan mây nổi trổ vừng hồng

Chim trầm trồ nói đầu tường ấm

Cá lẻ loi bơi mặt nước trong

Ruộng thuốc tình cờ cây mới trỉa

Giã đằng bỗng chốc bóng đương lồng

Lom khom nương gậy quên ngày cuối

Vui thú thanh nhàn lão một ông"


Với một chậu sen lớn vẫn còn, nhiều đồ dùng khác bể nát kết không nguyên chữ như câu rằng:


"Nhân như lý bạch văn trung hạc

Bút thị Giang - Yêm mộng lý hoa"

Dịch nôm rằng:

"Hạc đứng giữa mây người Lý Bạch

Hoa sinh trong mộng bút Giang Yêm"


Lại câu rằng:

"Đào cúc, chu liên, Tô Tử trúc

Đường thi, Tấn tự, Hán gia văn"

Dịch nôm rằng:

"Đào, chu, tô để ba cây cảnh"

Tấn, Hán, Đường còn mấy chữ xưa"


Ngày 19-6 đầu năm Minh Mạng, Thăng thọ Biên hoà trấn ký lục Khê Đình Hầu, chiếu vua rằng:

"Chiếu: Đông các học sĩ Đinh Hồng Phiên, Văn học có tiếng, việc quan xứng chức đặc chuẩn thăng thọ làm biên hoà trấn ký lục Khê Đình Hầu, phán việc bình dân từ tụng, tiền lương thuế lệ ở trong hạt nên hiệp cùng các chức trấn thủ, các bộ bàn bạc đích xác mà làm, còn như những việc quan trọng thì theo chức khâm sai Gia định thành Tổng trấn điều độ, ấy là quyền hệ trọng nên hết lòng phủ tự, xử việc công bằng cho đặng xong việc để thoả xứng cái uỷ quyền khâm tại đặc chiếu".


Ngày tháng 10 năm ấy, chuẩn về kinh soạn định văn võ lưỡng giai, các sắc văn chức, hay các sắc văn quan viên thăng thưởng, với cha mẹ phong tặng đều là di thảo của Hầu.

Tháng năm năm Minh Mạng thứ 3 lấy chức Đông Các Học Sĩ, sung làm Quốc sứ quán toàn tu, ban cho bạc một yến tám lượng, mỗi ngày có một lần tứ thiện (vua cho ăn với vua gọi là Tứ Thiện) sau đổi cho tiền nguyệt lậm mỗi tháng 5 quan.


Cũng tháng ấy thăng thị Trung Trực Học Sĩ, trật Chánh Tam phẩm.

Tháng 6 năm ấy chuẩn Tham Bồi Lệ bộ lại vụ. Khi ấy xướng họa thi văn, được vua yêu mến, tánh Hầu lại cương trực, nên ở trong triều nhiều người không ưa.

Tháng 7 sung giám thị trường Trực lễ.

Tháng 9 sung giám thị trường Sơn Nam.

Tháng 12 sứ Tàu là Phan Cung Thần, án sát tỉnh Quảng Tây đến cửa Nam quan cần người ứng tiếp, Hầu được triều đình cử làm chức Quan Thượng Hậu mạng sứ.

Tháng 3 năm thứ 3 Hội thi ân khoa Hầu làm chức Tri - Cống - Cử cùng quan chủ khảo là Trịnh Hoài Đức vốn không ưa nhau. Hoài Đức ra bài thi, không biết xét lại dâng sớ xin tội cũng vì sợ Hầu trích giác nên khi lá sớ tâu việc trường ngày 13 - 3 (nhuận) quan tri - cống - cử không có hội hàm.

Tháng ấy việc trường xong xuôi chuẩn kiêm chức Thái Thường tự khanh, Tham Bồi Lễ bộ sự vụ.

Tháng 11, đình thần chỉ việc tham sắc quan viên, để lộn ngụy sắc Tây Sơn không xét, Hầu vì đương quan lễ bộ nên phải giải chức. Bộ trưởng là Phạm Đăng Hưng, Thiên sự Lưu Công Đạo đều can về khoản ấy. Nhân gặp khi Quảng Nam mất mùa, chuẩn qua họp với đình thần chẩn thích đái tội lập công.

Ngày 6-12 tâu việc chẩn thích, ngày 18 lại tâu đều được xứng chỉ.

Tháng 12 năm thứ 4, Trịnh Hoài Đức lại truy hạch việc thần sắc tỉnh Nghệ An để lộn sắc Tây Sơn không biết xét, quan tỉnh Nghệ An đều bị giáng cấp, đình thần án nghị: Hầu trượng nhất bách, cách chức, phát vãng Hà Tiên hiệu lực. Chưa được mấy lâu phục hồi làm Huấn đạo Bình Dương.

Tháng 5 năm 14, tuổi đến thất tuần, viện lễ xin hưu. An Biên Tổng đốc là Nguyễn Văn Quế xét tâu: "Hầu văn học còn khan giáo chức, chuẩn thăng Giáo thọ Tân Bình, chưa được bao lâu bị nạn.

Ngày 18-5 năm ấy Lê Văn Khôi là tiêu hạ ông Cố Hữu quân Lê Văn Duyệt khởi binh chiếm thành Gia Định giết quan tỉnh để báo thù cho ông Duyệt, truyền ngôn (miệng) cả Hầu làm Lễ Bộ Thái Khanh.

Tháng 8 Nguyễn Văn Trọng (người thôn An Đức, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long) làm Tháo nghịch Hữu Tướng quân, đem quân vào Gia Định. Hầu tới cửa quân yến kiến, Văn Trọng tâu rằng Hầu dỗ người theo giặc, bèn xiềng toả, phụng chỉ áp giải về kinh. Đến Quảng Ngãi, Hầu bị bệnh nặng mạng chung. Đình thần án nghị vợ con 5 người đều can. Con ngài là Văn Phác cũng can.

Ngày 26-12 cháu là cử nhân Lê Trí Trạch, rể là cử nhân Nguyễn Trọng Hữu đều phải lặc hồi dân tịch. Hầu hưởng thọ 70 tuổi. Gia - Nghị Đại - Phu, thụy Ôn hậu, kỵ ngày 26 - 12 hàng năm.

Chánh thất bà Nguyễn Thị Hằng con gái quan tham tri Nguyễn ở Đặng Xá, sinh 4 trai và 3 gái.


Bà Hiệu là Tam phẩm Thục Nhân - kỵ ngày 22-9 hàng năm.

  • Con đầu Văn Phác (chép sau)
  • Con thứ 2: Đinh Văn Diệm kỵ ngày 27 - 8 mộ ở Côn Thiên Bông cùng bà Nguyễn Thị Miến con quan Đốc học Trung nghĩa sinh hai trai là Văn Tập, Văn Thuận.
    • Văn Tập cùng bà Nguyễn Thị Hoa sinh 1 trai Văn Quế.
      • Văn Quế cùng bà Nguyễn Thị Ái sinh Văn Kiều, Văn Tiêu, Văn Tùng (Văn Tiêu tham gia phong trào Cộng Sản mất ở Công Tum).
      • Một người con gái lấy con Đặng Chánh Thuần Trung thôn sinh cử nhân hành tẩu Đặng Thọ Hoá.
    • Văn Thuận tức là ông Du văn học có tiếng, sinh một gái gả cho Văn Lộc Tú tài Hoàng Duy Bính.
  • Con thứ 3: Đinh Văn Thành không con, Văn Thuận phụng tự. Văn Thuận lại không con trai, Văn Biểu phụng tự.
  • Con thứ 4 : Đinh Văn Lân cùng bà Nguyễn Thị Nữ sinh Văn Đức.
    • Văn Đức cùng bà Phạm Thị Cao sinh Văn Biểu, Văn Quang ...
  • Con gái : Đinh Thị Xuyên, Đinh Thị Chiến, Đinh Thị Trân. Đinh Thị Trân lấy chồng là An Trường cử nhân Nguyễn Trọng Hữu không con, nuôi con vợ thứ là Nguyễn Trọng Truyền (sinh được 3 tháng mẹ đã mất) xem như con đẻ cho học thi đậu Tú Tài. Truyền sinh Trọng Tín, Trọng Tác, Trọng Luyến.

Chú thích và tham khảo sửa

[1] [2] [3] [4]

  1. ^ Đinh Văn Tộc Gia Phả, Đinh Văn Niêm, 1999, tr 83
  2. ^ Đinh, Gia Nghi (1973). Hàm Giang danh tướng liệt truyện. Thư Viện Tỉnh Hải Dương.
  3. ^ Nguyễn, Phan Quang (1991). Cuộc Khởi Binh Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833 - 1835). Tổng Hợp TpHCM.
  4. ^ Đỗ, Sơn Hà (1994). Tướng Công Đinh Văn Tả.