Hoạt động phá hoại của những nhà báo chết đói là hoạt động được tiến hành trên Wikipedia tiếng Việt do các nhà báo thực hiện, nhằm phá hoại Wikipedia. Mục tiêu để cung cấp các bằng chứng giả tạo về tình trạng chỉnh sửa gây hại, phóng đại tính nghiêm trọng và viết luận đạo đức giả. Mục đích là để có được các bài báo đăng tải trên các trang báo điện tử, nhằm kiếm thù lao.

Bài viết này là một lý thuyết mô tả một trong những lý do mà Wikipedia phải hứng chịu phá hoại.

Hoạt động sửa

Ngày 3 tháng 11 năm 2020, báo Thanh Niên đăng bài của nhà báo Anh Thư và nhà báo Đăng Bách.[1] Nội dung liên quan trang Hương Giang (nghệ sĩ) bị phá hoại vào ngày 31 tháng 10, tức là cách đó vài ngày. Tuy không trình bày thay đổi trang do phá hoại một cách tức thì mà phải vài ngày sau, cũng như không đưa lên trang bị phá hoại với hình ảnh bằng chứng lúc bị phá, nhưng có một điểm nghi vấn. Tại sao các nhà báo này có thể biết tình trạng phá hoại chỉ sau vài ngày.

Ngày 3 tháng 10 năm 2021, báo Thanh Niên đăng bài của nhà báo Ngát Ngọc.[2] Nội dung là bài Hoài Linh bị phá và buộc lòng bảo quản viên phải khóa lại vào ngày 24 tháng 9. Trong bài báo, trích: "Mới đây, cộng đồng mạng phát hiện thông tin về nghệ sĩ Hoài Linh trên trang Wikipedia đã bị chỉnh sửa phần giới thiệu với những lời lẽ nặng nề, thô tục, mang tính thóa mạ." Vấn đề đặt ra là nhà báo nói cộng đồng mạng nhưng là cộng đồng nào?. Việc phá hoại xảy ra vài giờ và được liên tục lùi sửa, thậm chí tốc độ lùi phá hoại tính bằng phút, ai biết về điều này, cộng đồng nào biết về sửa đổi phá hoại và hoàn nguyên nhanh như thế. Khái niệm cộng đồng thật mơ hồ, chỉ nhằm phóng đại vấn đề mà thôi.

Ngày 28 tháng 10 năm 2021, báo Người lao động đăng bài của nhà báo Thùy Trang.[3] Nội dung về bài Trấn Thành bị công kích trên Wikipedia. Một câu hỏi lớn đặt ra cho nhà báo này, tại sao lại có hình chụp lại trang Trấn Thành lúc bị phá hoại. Một sự tình cờ rằng nhà báo đang túc trực trang Trấn Thành cả ngày để chờ liệu có ai phá hoại rồi chụp lại tấm ảnh bị phá hoại đúng phiên?

Ngày 30 tháng 12 năm 2021, báo Thanh Niên đăng bài của nhà báo Thạch Anh.[4] Nội dung về bài Thương Tín (diễn viên) với cùng kiểu cách giống với nhà báo Thùy Trang.

Ngày 7 tháng 1 năm 2022, báo Tuổi Trẻ đăng bài của nhà báo Châu Giang.[5] Nội dung bài báo của nhà báo này đề cập nhiều nghệ sĩ, như Hoài Linh, Trấn Thành, Chipu, Jack bị phá hoại với ảnh minh họa đúng phiên phá hoại của mỗi người nghệ sĩ này, mà không phải phiên cũ, cũng không phải ảnh so sánh thay đổi giữa hai phiên.

Ngày 4 tháng 10 năm 2022, báo Tuổi Trẻ đăng bài của nhà báo Khôi Nguyên.[6] Tiêu đề bài báo không tập trung duy nhất cá nhân nào trên Wikipedia, cũng như không có bất kỳ tấm ảnh chụp bằng chứng nào. Nhưng nó mô tả rõ sự phá hoại của trang Đặng Lê Nguyên Vũ vừa xảy ra chỉ có một ngày trước đó.

Ngày 26 tháng 12 năm 2022, báo Thanh Niên đăng bài của nhà báo Xuân Phương.[7] Nội dung chung chung về tình trạng chỉnh sửa phá hoại của Wikipedia, trong đó có hai tấm ảnh chụp hai bài viết bị phá hoại đúng phiên. Đó là bài Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và bài Trường Đại học Tài chính – Marketing.

Nghi vấn sửa

Các nội dung có hại được chỉnh sửa trên Wikipedia được mau chóng lùi sửa và phục hồi bản cũ. Hầu hết điều này diễn ra trong ngày, không quá muộn. Nhiều sửa đổi lùi lại của phá hoại tiến hành tức thì. Do đó, một câu hỏi lớn đặt ra: Tại sao các nhà báo biết về các sự việc này một cách tức thời để viết báo? Đối với hiển thị của một trang đã bị phá hoại và đã bị lùi lại thì chỉ có thể xem phiên bản cũ trong mục lịch sử. Nhưng khi mở phiên bản cũ lên thì luôn có một thanh màu chạy dài ghi chú đây là phiên bản cũ. Điều vô lý là các hình chụp phiên bản bị phá hoại được đăng trên báo điện tử làm bằng chứng đều là bản bị phá hoại hiện ở phiên bản mới nhất. Do đó, chỉ có thể chụp hình lại kịp lúc bản mới nhất là bản bị phá hoại chỉ khi nhà báo đó đang ngồi túc trực trên Thay đổi gần đây. Nhà báo loại nào mà ngồi chờ sự phá hoại chỉ để viết một bài báo chứ? Có một cách dễ dàng hơn, chính nhà báo đó là thủ phạm trong việc phá hoại trang bài Wikipedia, chụp hình lại làm bằng chứng, viết báo và đăng lên các trang báo điện tử.

Một minh chứng rằng bài báo của nhà báo Châu Giang chụp lại phiên phá hoại của nhiều nghệ sĩ, như tấm hình về phiên phá hoại của Trấn Thành chẳng hạn, xem tại đây - đó là tấm ảnh phá hoại phiên hiện hành. Ai đã chụp lại?, anti fan nếu phá hoại và chụp lại để đăng diễn đàn thì tấm ảnh này phải xuất hiện tại các diễn đàn anti trước tiên, sau đó thì nhà báo dùng lại, nhưng việc tìm kiếm không cho thấy diễn đàn anti nào dùng tấm hình này, mà nó chỉ xuất hiện trên các mặt báo chính thống, do đó chính nhà báo là người chụp phiên xảy ra phá hoại và cũng chính họ sở hữu các tấm ảnh này chứ không phải anti fan nào cả. Bài viết của nhà báo Xuân Phương với ảnh chụp đúng phiên phá hoại của Trường Đại học Tài chính – Marketing không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên internet. Và thêm tấm ảnh của Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây vào đúng phiên phá hoại. TẠI SAO CHỨ?

Động cơ sửa

Mục tiêu và mục đích của phá hoại từ các nhà báo rất khác biệt trong muôn vàng kiểu phá hoại trên Wikipedia. Động cơ này là trục lợi và có lợi nhuận rõ ràng. Khi đã có hình chụp làm bằng chứng, nhà báo sẽ viết muôn vàng nội dung trong một bài báo, nội hàm chỉ trích Wikipedia, chỉ trích người dùng phá hoại, kêu gọi không phá hoại và các nội dung đạo đức bla bla. Sau đó thì bài báo được đăng và họ có thù lao. Theo một BQV thì một bài báo có thể kiếm được 3 triệu VND.[8]

Bên cạnh đó vẫn có những nhà báo có thể tạm tin tưởng. Chẳng hạn, ngày 2 tháng 7 năm 2022, báo Thanh Niên đăng bài của nhà báo Lạc Xuân.[9] Nội dung về bài viết Hồng Đăng (diễn viên), tuy nhiên nhà báo này ít có khả năng "tạo sự kiện" để viết bài báo này, vì ảnh bằng chứng chỉ chụp lại lịch sử trang của trang Hồng Đăng (diễn viên) mà thôi.

Chú thích sửa

  1. ^ Đăng Bách (ngày 3 tháng 11 năm 2020). “Hương Giang bị nhạo báng, báo tử trên Wikipedia khiến dân mạng dậy sóng”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Ngát Ngọc (ngày 30 tháng 12 năm 2021). “Hoài Linh bị sửa tiểu sử, thóa mạ trên Wikipedia liên quan đến tiền từ thiện”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Thùy Trang (ngày 28 tháng 10 năm 2021). “Trấn Thành bị công kích trên Wikipedia”. báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ Thạch Anh (ngày 30 tháng 12 năm 2021). “Thương Tín bị sửa thông tin trên Wikipedia sau ồn ào với Trịnh Kim Chi”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ Châu Giang (ngày 7 tháng 1 năm 2022). “Sửa tiểu sử trên Wikipedia, trò đùa kém duyên của netizen!”. báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ Khôi Nguyên (ngày 4 tháng 10 năm 2022). “Bớt giỡn trên Wikipedia”. báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Xuân Phương (ngày 26 tháng 12 năm 2022). “Cần ngăn chặn tật xấu 'chỉnh sửa nội dung trên Wikipedia'. báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu (2022), 11:12, ngày 26 tháng 12 năm 2022 (UTC)
  9. ^ Lạc Xuân (ngày 2 tháng 7 năm 2022). “Diễn viên Hồng Đăng liên tục bị chỉnh sửa thông tin trên Wikipedia”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.

Xem thêm sửa

 
Đây là một Bài viết Lớp-A,
hiện vẫn chưa hoàn thành.