Thành viên:La communista/Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế

Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) (tiếng Anh: International Seabed Authority, tiếng Pháp: Autorité internationale des fonds marins, tiếng Tây Ban Nha: Autoridad Internacional de los Fondos Marinos) là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Kingston, Jamaica, được thành lập để tổ chức, quản lý và kiểm soát tất cả các hoạt động liên quan tới việc khai thác tài nguyên ở vùng đáy biển quốc tế nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán trên biển của quốc gia, tức quản lý vùng chiếm hầu hết các đại dương trên thế giới. Tổ chức này được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).[1]

Nguồn gốc sửa

Sau ít nhất mười phiên họp chuẩn bị kéo dài nhiều năm, ISA tổ chức cuộc họp chính thức đầu tiên ở nước chủ nhà Jamaica vào ngày 16 tháng 11 năm 1994,[2] ngày mà UNCLOS đi vào hiệu lực. Những điều khoản về ISA "đã tính tới các thay đổi kinh tế và chính trị, bao gồm những cách tiếp cận theo khuynh hướng thị trường, ảnh hưởng tới việc triển khai" UNCLOS.[3] ISA được trao quy chế quan sát viên ở Liên Hiệp Quốc từ tháng 10 năm 1996.[4]

Hiện giờ, ISA có 167 thành viên và Liên minh châu Âu (EU), tức bao gồm tất cả các bên đã tham gia UNCLOS.[1]

Hai cơ quan chính thiết lập chính sách và quản trị công việc sự vụ của ISA: Đại hội đồng, với tất cả các thành viên có đại diện, và một Hội đồng 36 thành viên được bầu ra bởi Đại hội đồng. Các thành viên Hội đồng được lựa chọn theo một công thức được thiết kế để bảo đảm sự hiện diện công bằng giữa các nước từ nhiều nhóm khác nhau, bao gồm những nước tham gia vào hoạt động thăm dò khoáng sản dưới đáy biển và các nhà sản xuất các loại khoáng sản này, vốn được đặt trên đất liền. ISA tổ chức một phiên thường niên, thường kéo dài hai tuần.

ISA hoạt động thông qua việc ký hợp đồng với các tổ chức tư nhân và công lập và các pháp nhân khác để trao cho họ quyền thăm dò, rồi sau đó là khai thác, những vùng cụ thể dưới đáy biển để tìm các tài nguyên khoáng sản rất quan trọng trong việc chế tạo phần lớn các sản phẩm công nghệ. Công ước cũng nói sẽ thành lập một cơ quan với tên gọi Enterprise để phục vụ cơ quan khai khoáng của chính ISA, nhưng điều này chưa được hiện thực hóa trên thực tế.

References sửa

  1. ^ a b Chronological lists of ratifications of, accessions and successions to the Convention and the related Agreements.
  2. ^ General Assembly Liên Hợp Quốc Phiên họp 49 Verbatim Report cuộc họp 22. A/49/PV.22 trang 10. Mr. Robertson Jamaica Ngày 7 October 1994. Được truy cập ngày 2009-04-23.
  3. ^ General Assembly Liên Hợp Quốc Phiên họp 48 Resolution 263. Agreement relating to the implementation of Part XI of the United Nations Convention on the Law of the Sea of 10 December 1982 A/RES/48/263 Ngày 17 August 1994. Được truy cập ngày 2009-04-23.
  4. ^ General Assembly Liên Hợp Quốc Phiên họp 51 Verbatim Report cuộc họp 40. Observer status for the International Seabed Authority in the General Assembly A/51/PV.40 trang 22. Ngày 24 October 1996. Được truy cập ngày 2009-04-23.

[[Thể loại:Tổ chức liên chính phủ thành lập theo hiệp ước]] [[Thể loại:Luật biển]] [[Thể loại:Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc]]