David Robert Jones OAL (8 tháng 1 năm 1947 – 10 tháng 1 năm 2016), còn có nghệ danh là David Bowie (/ˈbi/ BOH-ee),[1] là một ca sĩ kiêm sáng tác nhạc và nam diễn viên người Anh. Là nhân vật hàng đầu trong ngành công nghiệp âm nhạc, Bowie được xem là một trong những nhạc sĩ giàu ảnh hưởng nhất thế kỉ 20. Ông được tán dương bởi giới phê bình lẫn các đồng nghiệp, đặc biệt là những tác phẩm của ông ở thập niên 1970. Sự nghiệp của ông được ghi dấu bởi sự tái sáng tạo và thể hiện bằng hình ảnh, cùng âm nhạc và nghệ thuật dựng kịch của ông có tác động lớn đến nền âm nhạc quần chúng.

Sinh ra Brixton, Nam Luân Đôn, Bowie phát triển niềm yêu thích âm nhạc từ khi còn bé. Ông theo học ngành nghệ thuật, âm nhạc và thiết kế trước khi bắt đầu sự nghiệp làm nhạc sĩ chuyên nghiệp vào năm 1963. "Space Oddity" (phát hành năm 1969) là bài hát đầu tiên của ông lọt vào top 5 trên UK Singles Chart. Sau một quãng thời gian thử nghiệm, ông tái xuất vào năm 1972 trong kỷ nguyên glam rock với nhân vật alter ego hoa mỹ và ái nam ái nữ Ziggy Stardust. Nhân vật được tô điểm bởi thành công của đĩa đơn "Starman" và album The Rise and Fall of Ziggy Stardust and the Spiders from Mars, giúp ông trở nên cực kỳ nổi tiếng. Năm 1975, phong cách của Bowie chuyển sang thứ âm thanh mà ông mô tả là "plastic soul", lúc đầu khiến nhiều người hâm mộ ông ở Anh thờ ơ song đã giúp nam ca sĩ có được thành công lớn đầu tiên vươn sang Mỹ với đĩa đơn quán quân "Fame" và album Young Americans. Năm 1976, Bowie thủ vai trong bộ phim độc The Man Who Fell to Earth do Nicolas Roeg làm đạo diễn và phát hành đĩa Station to Station. Năm 1977, ông càng làm tiêu tan những kỳ vọng với album nhuốm màu sắc điện tử Low, đĩa đầu tiên trong số 3 nhạc phẩm hợp tác cùng Brian Eno, hay còn được biết với cái tên "Berlin Trilogy". Hai đĩa còn lại của chuỗi nhạc phẩm là "Heroes" (1977) và Lodger (1979); mỗi album đều lọt vào top 5 ở Anh và nhận được nhiều lời tán dương từ giới phê bình.

Sau thành công thương mại không ổn định ở cuối thập niên 1970, Bowie đã có đĩa một số đĩa quán quân như đĩa đơn "Ashes to Ashes" (1980) trích từ album Scary Monsters (and Super Creeps) và "Under Pressure" – sản phẩm hợp tác cùng Queen vào năm 1981. Nhạc phẩm thành công nhất của ông về mặt thương mại là album Let's Dance (1983); bài hát tiêu đề đã chiếm ngôi đầu bảng ở Anh lẫn Mỹ. Suốt các thập niên 1990 và 2000, Bowie thử nghiệm các thể loại âm nhạc mới như industrialjungle. David còn duy trì hoạt động diễn xuất; các vai diễn của ông gồm có Thiếu tá Jack Celliers trong phim Merry Christmas, Mr. Lawrence (1983), Vua yêu tinh Jareth trong phim Labyrinth (1986), Pontius Pilate trong phim The Last Temptation of Christ (1988) và Nikola Tesla trong phim The Prestige (2006), cùng với những vai khách mời và xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình khác. Ông ngừng đi lưu diễn vào năm 2004 và buổi trình diễn nhạc sống cuối của nam ca sĩ là ở một sự kiện từ thiện vào năm 2006. Năm 2013, Bowie trở lại sau cả thập kỷ tạm ngừng hoạt động âm nhạc với The Next Day. Ông vẫn hoạt động âm nhạc cho đến khi qua đời vì ung thư gan tại nhà riêng ở thành phố New York, hai ngày sau dịp sinh nhật tuổi 69 của nam ca sĩ và ngày phát hành Blackstar (2016) – album cuối trong sự nghiệp của Bowie.

Lúc sinh thời, doanh thu bán đĩa của ông ước tính đã vượt qua con số 100 triệu đĩa nhạc toàn thế giới, biến ông trở thành một trong những nghệ sĩ bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại. Tại Anh, ông có tới 10 album được chứng nhận đĩa bạch kim, 11 đĩa vàng và 8 đĩa bạc, đồng thời phát hành 11 album quán quân. Tại Mỹ, ông sở hữu 5 album được chứng nhận đĩa bạch kim và 9 đĩa vàng. Ông được ghi danh vào Đại sảnh danh vọng Rock and Roll vào năm 1996. Rolling Stone điền tên ông vào danh sách 100 nghệ sĩ xuất sắc nhất mọi thời đại của họ và tuyên dương ông là "Ngôi sao nhạc rock vĩ đại nhất từ trước đến nay" sau khi ông mất vào năm 2016.

Thân thế sửa

David Robert Jones chào đời vào ngày 8 tháng 1 năm 1947 tại Brixton, Luân Đôn. Mẹ ông, bà Margaret Mary "Peggy" (nhũ danh Burns; 2 tháng 10 năm 1913 – 2 tháng 4 năm 2001),[2] sinh ra tại Trại quân đội Shorncliffe gần Cheriton, Kent.[3] Ông bà nội của Peggy là người nhập cư từ Ireland đến định cư tại Manchester.[4] Bà làm nhân viên phục vụ ở một rạp chiếu phim tại thị trấn Royal Tunbridge Wells.[5] Cha ông, Haywood Stenton "John" Jones (21 tháng 11 năm 1912 – 5 tháng 8 năm 1969),[2] xuất thân từ Doncaster, Yorkshire[6] và làm nghề vận động cho tổ chức từ thiện thiếu nhi Barnardo's. Gia đình sống tại số 40 Đường Stansfield, nằm giữa Brixton và Stockwell ở thành phố Lambeth phía Nam Luân Đôn. Bowie theo học Trường tiểu học Stockwell đến năm 6 tuổi, nổi tiếng là một đứa trẻ có tài và chân thật—và một đứa bướng bỉnh hay cãi lộn.[7]

Từ năm 1953, Bowie cùng gia đình chuyển đến Bickley và kế đó là Bromley Common, trước khi chọn định cư ở khu vực Sundridge vào năm 1955, nơi ông theo học Trường tiểu học Burnt Ash.[8] Chất giọng của ông được dàn hợp xướng của trường cho là "phù hợp", ông còn thể hiện khả năng chơi sáo recorder trên mức trung bình. Năm lên 9 tuổi, những điệu nhảy của ông trong các lớp học vận động và âm nhạc vỡ lòng đã gây ấn tượng mạnh về mặt sáng tạo: các thầy cô nhận xét màn thể hiện của ông mang nét "nghệ thuật sinh động" và tư thế đĩnh đạc của ông thật "đáng kinh ngạc" đối với một đứa trẻ.[9] Cùng năm ấy, niềm yêu thích âm nhạc của ông càng được nhen nhóm khi cha ông mua về nhà một bộ sưu tập đĩa than 45s của những nghệ sĩ người Mỹ như the Teenagers, the Platters, Fats Domino, Elvis Presley (người có chung sinh nhật với Bowie) và Little Richard.[10][11] Sau khi nghe bài hát "Tutti Frutti" của Little Richard, Bowie sau này kể rằng ông đã "nghe thấy Thượng đế".[12]

Bowie lần đầu ấn tượng với Presley khi ông thấy cô em họ Kristina nhảy theo bài "Hound Dog" ngay sau khi ca khúc được phát hành vào năm 1956.[11] Theo lời Kristina, cô và David "đã nhảy như những chú lùn bị quỷ ám" theo các đĩa nhạc của nhiều nghệ sĩ khác nhau.[13] Cuối năm 1957, Bowie đã học chơi đàn ukulele và đánh hộp bass rồi bắt đầu tham dự các buổi chơi nhạc skiffle giao lưu cùng bạn bè, tiếp đó bắt đầu học chơi đàn piano; trong khi đó, màn trình diễn các bản nhạc của cả Presley và Chuck Berry của ông (kết thúc với những pha xoay vòng nhằm tri ân hai nghệ sĩ kể trên) trước nhóm Ấu sinh Hướng đạo địa phương được miêu tả là "mê hoặc ... như người đến từ hành tinh khác vậy".[11] Cha của Bowie là người động viên con trai theo đuổi ước mơ làm nghệ sĩ từ khi ông là đứa bé mới tập đi, vào cuối thập niên 1950, cha của David đưa ông tới gặp những ca sĩ và nghệ sĩ chuẩn bị các tiết mục cho chương trình Royal Variety Performance rồi giới thiệu ông với Alma CoganTommy Steele.[13] Sau khi đậu kì thi eleven-plus nhằm kết thúc chương trình học tập ở trường Tiểu học Burnt Ash, Bowie chuyển tới Trường trung học kĩ thuật Bromley.[14]

Đó là một ngôi trường kĩ thuật đặc biệt, theo như cây viết tiểu sử Christopher Sandford mô tả:

Despite its status it was, by the time David arrived in 1958, as rich in arcane ritual as any [English] public school. There were houses named after eighteenth-century statesmen like Pitt and Wilberforce. There was a uniform and an elaborate system of rewards and punishments. There was also an accent on languages, science and particularly design, where a collegiate atmosphere flourished under the tutorship of Owen Frampton. In David's account, Frampton led through force of personality, not intellect; his colleagues at Bromley Tech were famous for neither and yielded the school's most gifted pupils to the arts, a regime so liberal that Frampton actively encouraged his own son, Peter, to pursue a musical career with David, a partnership briefly intact thirty years later.[14]

Bowie's maternal half-brother, Terry Burns, was a substantial influence on his early life.[15] Burns, who was ten years older than Bowie, had schizophrenia and seizures, and lived alternately at home and in psychiatric wards; while living with Bowie, he introduced the younger man to many of his lifelong influences, such as modern jazz, Buddhism, Beat poetry, and the occult.[16] In addition to Burns, a significant proportion of Bowie's extended family members had schizophrenia spectrum disorders, including an aunt who was institutionalised and another who underwent lobotomy; this has been labelled as an influence on his early work.[15]

Bowie studied art, music, and design, including layout and typesetting. After Burns introduced him to modern jazz, his enthusiasm for players like Charles Mingus and John Coltrane led his mother to give him a Grafton saxophone in 1961. He was soon receiving lessons from baritone saxophonist Ronnie Ross.[17][18] He received a serious injury at school in 1962 when his friend George Underwood punched him in the left eye during a fight over a girl. After a series of operations during a four-month hospitalisation,[19] his doctors determined that the damage could not be fully repaired and Bowie was left with faulty depth perception and anisocoria (a permanently dilated pupil), which gave a false impression of a change in the iris's colour, erroneously suggesting he had heterochromia iridum (one iris a different colour to the other); the eye later became one of Bowie's most recognisable features.[20] Despite their altercation, Bowie remained on good terms with Underwood, who went on to create the artwork for Bowie's early albums.[21]

Chú thích sửa

  1. ^ “How to say: Bowie”. BBC. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập 16 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ a b “Bowie mourns mother's death”. BBC News. 2 tháng 4 năm 2001. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ Gillman & Gillman 1987, tr. 17: "[Peggy] sinh ra trong một bệnh viện tại Trại Shorncliffe [gần Folkestone, Kent] vào ngày 2 tháng 10 năm 1913.".
  4. ^ Gillman & Gillman 1987, tr. 15: "[Her father] Jimmy Burns's parents were poor Irish immigrants who had settled in Manchester"; p. 16: "[Jimmy] had known [her mother] in Manchester. Her name was Margaret Heaton".
  5. ^ Gillman & Gillman 1987, tr. 44: "Cuối thời chiến, Peggy Burns làm nhân viên phục vụ tại rạp chiếu phim Ritz ở Tunbridge Wells".
  6. ^ Gillman & Gillman 1987, tr. 44 "John Jones was born in the grimy Yorkshire town of Doncaster in 1912.".
  7. ^ Sandford 1997, tr. 9–16.
  8. ^ Palmer, Jim (11 tháng 1 năm 2016). “18 south east London places where David Bowie lived, learned and played”. News Shopper. Truy cập 31 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ Sandford 1997, tr. 18–19.
  10. ^ Buckley 2000, tr. 21.
  11. ^ a b c Sandford 1997, tr. 19–20.
  12. ^ Doggett, Peter (tháng 1 năm 2007). “Teenage Wildlife”. Mojo Classic (60 Years of Bowie): 8–9.
  13. ^ a b Marsh, Joanne (18 tháng 2 năm 2016). “David Bowie's cousin pens letter about their childhood: 'He exceeded all his father's dreams'. NME. Bản gốc lưu trữ 17 tháng 11 năm 2016. Truy cập 26 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ a b Sandford 1997, tr. 21–22.
  15. ^ a b O'Leary 2015, chap. 4.
  16. ^ O'Leary 2015, chap. 3–4.
  17. ^ “Commencement 1999 – Berklee College of Music”. www.berklee.edu. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2018.
  18. ^ Sandford 1997, tr. 25.
  19. ^ Evans 2006, tr. 57.
  20. ^ Basu, Tanya (12 tháng 1 năm 2016). “The Story Behind David Bowie's Unusual Eyes”. The Cut. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  21. ^ Buckley 2005, tr. 19.