LuanNguyen (M.A)
Welcome!
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
| ||||||||||||||||
|
Xin chào cộng đồng! Về tôi, Wikipedia có gợi ý thêm vào một biography, hiện tôi đang sống và làm việc tại Saigon, nhưng quê gốc ở Hà Nam Ninh, nay là tỉnh Hà Nam. Việc đến định cư ở Saigon xuất phát từ quyết định của cha mẹ tôi, từ năm 1996. Thực ra, tôi mới đến đây từ năm 19 tuổi, khi đó tôi bắt đầu việc học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ở đó, lĩnh vực tôi được cấp bằng cử nhân là Triết học (Bachelor’s Degree in Philosophy, 2008), nhưng một năm sau tôi lại có quyết định theo đuổi ngành Văn hóa học và có bằng Thạc sĩ ngành này. Tôi bắt đầu công việc làm báo tại một cơ quan thường trú tại Saigon, và thỉnh thoảng tôi vẫn tham gia giảng dạy và nghiên cứu. Gần đây, tôi thường xuyên viết bài cho các hội thảo khoa học[1]và có làm Ban Giám khảo cho một số cuộc thi[2]
Ý tưởng của tôi khi tham gia Wikipedia tiếng Việt, chắc chắn rồi, sẽ giống như mọi người đang có mặt ở đây. Đó là nỗ lực để xây dựng một xã hội học tập, với việc dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận nguồn tham khảo phong phú của nó!
Mọi người có thể theo dõi một số thứ tôi có xu hướng thêm vào ở Bài tôi tạo. Và, tôi cũng có một hộp thư tại đây, để trả lời các tin nhắn--> LuanNguyen (M.A)nhắn tin
Trân trọng cảm ơn!
Quan điểm
"Tin giả đang tác động lớn vào tâm lý xã hội"
...Như chúng ta cũng thấy, thế giới ngày nay đang có sự phát triển nhanh của internet, sự nở rộ của các mạng xã hội, blog, facebook, zalo, Twitter,…Thế nhưng kèm theo đó là những mặt trái phức tạp. Chỉ riêng trong lĩnh vực báo chí, chúng ta thấy thời gian qua xuất hiện những Tin giả (Fake news) hoặc trang thông tin điện tử tổng hợp thản nhiên sao chép, copy nội dung nhiều tờ báo, sau đó đưa lên trang tổng hợp của mình. Mục đích để thu hút, kéo sự chú ý từ người dùng internet. Vậy nhưng, rõ ràng hoạt động của các trang tin tổng hợp như thế sẽ làm nảy sinh một số vấn đề về đạo đức Nghề báo, hay vi phạm pháp luật về Luật xuất bản, Luật báo chí, hay luật sở hữu trí tuệ,..."[3] (Trả lời trên tờ Nhà báo và Công luận, cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, số ra ngày 24 tháng 12 năm 2015).
"Về cách xử lý Fake News, hiện nay một số nơi giao Sở thông tin - truyền thông làm đầu mối xử phạt. Việc cơ quan chức năng tích cực xử lý những trường hợp cụ thể như vừa qua phần nào hạn chế tình trạng gia tăng, tiếp nối sai phạm. Qua thông tin xử phạt, những công dân trẻ nhận thức nghiêm túc hơn về cách sống và làm việc theo pháp luật. Bên cạnh những hình thức xử phạt mà cơ quan chức năng đang áp dụng, các địa phương cần chú trọng xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người dùng mạng xã hội. Những buổi tuyên truyền pháp luật bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp trên mạng xã hội sẽ phát huy hiệu quả nhất định, giúp người dân tăng cường sức đề kháng trong thế giới ảo. Nếu mức phạt tiền không quá cao thì nhà chức trách nên ràng buộc thêm những hình thức xử lý khác như: nhặt rác nơi công cộng trong nhiều ngày, công khai xin lỗi ở khu dân cư, người vi phạm tham gia phổ biến kiến thức luật trên mạng xã hội hoặc trong cộng đồng dân cư..."[4]. (trả lời trên báo Người Lao Động, số ra ngày 03/03/2020)
"Làm tin trong thời đại Số, ký giả nên chọn lọc thông tin theo tiêu chí "ngắn, gọn, đủ".
Một lần, tôi có trong tay tài liệu dày hơn 50 trang, do một tổ chức về môi trường nước ngoài công bố, nói về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin rất phong phú, nhiều chỗ dùng bảng biểu và các thuật ngữ chuyên môn. Viết về vấn đề này trong một bài báo 1.200 từ thật không đơn giản. Để có bài báo hay từ mớ thông tin đó, thì điều quan trọng là phải biết vấn đề mà báo cáo đưa ra là gì, nó ảnh hưởng thế nào tới người dân và vấn đề của xã hội quan tâm. Từ đó, đưa những số liệu trong báo cáo lên, rồi phân tích vấn đề để bạn đọc dễ hiểu...."[5] (Trả lời trên báo Đầu Tư, số báo ra vào ngày 21 tháng 06 năm 2016).
"Tê giác xứng đáng được bảo vệ, chúng có quyền sinh tồn tự nhiên, hài hòa bên cạnh Con người, thay vì sinh ra để trở thành các bài thuốc..."
Chúng tôi cảm thấy thật hổ thẹn với bạn bè quốc tế khi đến đây, người ta cho tôi biết người Việt Nam đã sang tận Nam Phi để săn bắn tê giác bất hợp pháp, với số lượng hàng đầu Thế giới...[6]
"Nước Nhật luôn khiến chúng ta cảm thấy tự hào. Tôi cũng biết có những “Hành trình tri thức Đông Du” để học hỏi họ từ quá khứ"
Vào một ngày, cụ Phan Bội Châu đã cho dựng tấm bia mộ báo ân bác sĩ Asaba tại chùa Jorin, ở thành phố Fukuroi. Vào thời điểm phong trào Đông Du gặp khó khăn, bức bách về vấn đề nhận viện trợ tài chính từ Việt Nam sang, cụ Phan Bội Châu đã phải cấp tốc viết một bức thư cho bác sĩ Asaba - một người chưa từng gặp mặt để đề nghị được giúp đỡ. Vậy mà bức thư sáng gửi đi, chiều đã có hồi âm với số tiền 1.700 Yên Nhật (tương đương gần 100 tháng lương của hiệu trưởng thời đó), với vài dòng giản dị “Nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn có thế, tạm thời gửi trước. Lần sau nếu cần đừng ngại, cứ lên tiếng. Tôi sẽ làm những gì có thể làm được”...[7]
"Văn hóa truyền thống, theo tôi vẫn có sự tiếp thu cái mới nhưng nó trải qua diễn trình chắt lọc tự nhiên để hài hòa"
Một hiện tượng mới phát sinh trong xã hội thường được sàng lọc bởi “lăng kính” của Văn hóa truyền thống người Việt. Và, để được người Việt chấp nhận, thì trước hết cái mới phải đáp ứng được các nhu cầu và giá trị thụ hưởng về chân – thiện – mỹ, vốn được tích lũy qua hơn 4.000 năm lịch sử[8]. (Mục "Góc nhìn" đăng trên báo Đại Đoàn Kết, số ra ngày 12 tháng 07 năm 2018).
"Người đứng đầu phải là "bà đỡ" cho cán bộ, nhân viên của mình sáng tạo, đóng góp cho đổi mới"
Thực tế đang có "sự xung đột giữa pháp lý và sự năng động, sáng tạo của từng cán bộ, khiến nặng nề về tư duy đối với không ít cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ...."[9]
"Việt Nam có nhiều tài liệu cổ thể hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó có tập sách cổ “Địa dư đồ khảo” thể hiện vùng Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam hiện nay) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc"
Tập sách cổ này do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn - hậu duệ đời thứ 4 của Thượng thư Bộ hình triều Khải Định (1916-1925) Trần Đình Bá lưu giữ qua nhiều đời gia tộc của ông, mà tôi từng có dịp gặp nhân chứng và thực hiện bài phỏng vấn[10]
Một số hoạt động
- Cuốn sách xuất bản đầu tiên của tôi, có tựa đề "Tổ quốc nơi đảo xa" (viết cùng nhiều tác giả), Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2011[11].
- Hải trình lớn đầu tiên của tôi là đến quần đảo Trường Sa(tỉnh Khánh Hoà) và khu vực thềm lục địa phía Nam của Việt Nam vào 2011, bởi tàu Hải quân HQ-571 của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam[12].
- Giải thưởng đầu tiên tôi được trao là Giải thưởng Ngòi bút trẻ (2011).
- Quyết định lớn nhất của tôi là chuyển đến sống và làm việc tại Saigon, cách cố hương 1.760km (Hà Nam) vào năm 2003.
- Điều đáng tiếc nhất của tôi là từng bỏ lỡ cơ hội học bổng MBA tại Vladivostok (Liên Xô) vào năm 2008, sau đó tôi quyết định học Thạc sĩ ở trong nước (2014).
- Người nước ngoài đầu tiên tôi gặp và thực hiện bài phỏng vấn là Nhà Đông phương học Người Nga - Daria Mishukova, người mà sau đó được chọn là "Đại sứ du lịch Việt Nam tại Nga"[13]. Links đến các bài này: Nhà nghiên cứu Daria Mishukova: Doanh nhân Việt Nam dần có tiếng trên thế giới , Nhà văn hóa Nga yêu tết của người Việt
- Trong văn hóa học, phương pháp có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình thực hiện các bài nghiên cứu của tôi là "Logic chủ đề theo không gian và thời gian văn hóa", phương pháp nghiên cứu được khởi xướng bởi Viện sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm[14].
Một số ghi nhận của cộng đồng Wikipedia
Mintu Martin tặng Ngôi sao Ân cần ngày 11 tháng 09 năm 2019
Ngôi sao Ân cần | |
Hiếm khi nhận được những lời tử tế như vậy từ một thành viên trên wikipedia, tôi rất vui và muốn tặng bạn ngôi sao này thay cho lời cảm ơn. Nếu bạn đã ngỏ ý muốn giúp đỡ thì tôi cũng sẵn lòng chia sẻ ở phía dưới! Definitely Maybe Nhắn cho tôi 12:39, ngày 11 tháng 9 năm 2019 (UTC) |
- Rất cảm ơn Definitely Maybe Nhắn cho tôi. Mình tham gia Wikipedia, lúc đó tin rằng chúng ta có thể tạo dựng các cơ sở khoa học cho nó, thể hiện bằng danh mục tài liệu tham khảo và nguồn dẫn từ các tài liệu khác. Một từ điển mở, mà mọi thành viên có thể tham gia, đưa đến cái nhìn đa chiều, khách quan về một sự vật, hiện tượng, nhưng rất cần những người để chăm chút, chỉnh sửa cho chúng hoàn thiện. Tôi muốn các thế hệ sau khi tìm đến Wikipedia không chỉ để đọc cho biết, mà còn là một nguồn tham khảo có giá trị về học thuật và được giới nghiên cứu trích nguồn trong các nghiên cứu của họ. Bất cứ dự án học thuật Wikipedia nào bạn muốn mình chung tay cùng làm, hãy để lại một lời mời. Mình luôn sẵn sàng và hoàn toàn tự nguyện! Cảm ơn bạn! LuanNguyen (M.A) 13:16, ngày 11 tháng 9 năm 2019 (UTC)
Good articles tặng Ngôi sao Nguyên bản vào ngày 19 tháng 09 năm 2019
Ngôi sao Nguyên bản | |
cảm ơn bạn đã có nhiều đóng góp hữu ích cho wikipedia Good articles (thảo luận) 13:32, ngày 19 tháng 9 năm 2019 (UTC) |
- Cảm ơn bạn nha Good articles (thảo luận) LuanNguyen (M.A) Trân trọng cảm ơn! 16:25, ngày 19 tháng 9 năm 2019 (UTC)
Mintu Martin cảm ơn sửa đổi chủ đề Tết Nguyên Đán ngày 02 tháng 10 năm 2019
Tặng bạn ly cà phê này vì đã góp sức cải thiện cho bài Tết Nguyên Đán. Cá nhân mình đọc bài cũng thấy bố cục đã ổn hơn nhiều so với trước đó rồi. Tuy nhiên các đề mục 3.3 và 4.2 hình như còn nhiều đề mục con quá nên hơi rối mắt. Trước đó mình từng tính sẽ xóa tên các đề mục con kia và gộp hết thông tin vào các đề mục lớn hơn, nhưng như thế có vẻ như sẽ khiến độc giả tra cứu những thông tin đó hơi khó khăn. Vì thế mình đang tính lập bảng để cho thông tin vào đó, bạn thấy thế nào? Definitely Maybe Nhắn cho tôi 12:34, ngày 2 tháng 10 năm 2019 (UTC) |
- Cảm ơn bạn Definitely Maybe Nhắn cho tôi đã tín nhiệm mình nha. Mình sẽ suy nghĩ cùng bạn về chủ đề này để hoàn thiện nó tốt hơn! LuanNguyen (M.A) Trân trọng cảm ơn! 13:12, ngày 2 tháng 10 năm 2019 (UTC)
Đông Minh tặng Ngôi sao thành viên sôi nổi vào ngày 10 tháng 10 năm 2019
Ngôi sao thành viên sôi nổi | |
Cảm ơn bạn Thành Luân vì đã có nhiều đóng góp cho wikipedia. Chúc một ngày vui. Đông Minh 11:46, ngày 10 tháng 10 năm 2019 (UTC) |
- Cảm ơn bạn Đông Minh luôn theo sát những đóng góp của mình cho Wikipedia tiếng Việt. Rất mong được đồng hành cùng các bạn trong các nỗ lực hướng tới một xã hội học tập, cùng các công cụ tìm kiếm tri thức tiện lợi, dễ dàng cho người sử dụng tiếng Việt. LuanNguyen (M.A) Trân trọng cảm ơn! 11:51, ngày 10 tháng 10 năm 2019 (UTC)
Ngôi sao Yêu nước
Ngôi sao yêu nước | |
Trân trọng tặng bạn Ngôi sao Yêu nước, bởi các nỗ lực của bạn trong việc quảng bá đất nước, văn hóa và con người Việt Nam trên Wikipedia tiếng Việt. Anh Ngọc NgocAnh 07:44, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC) |
Hệ thống dự án Wikipedia
Wikipedia Bách khoa toàn thư mở |
Wikiquote Danh ngôn mở |
Wiktionary Từ điển mở | |||
Wikibooks Tủ sách giáo khoa mở |
Wikisource Kho tài liệu nguồn |
Wikinews Nguồn tin tức mở | |||
Commons Kho tư liệu hình ảnh, âm thanh mở |
Wikispecies Danh mục các loài |
Wikiversity Học liệu mở | |||
MediaWiki Phần mềm mở rộng |
Bugzilla Con bọ phần mềm |
Incubator Nơi thử nghiệm ngôn ngữ | |||
Wikimania Giới thiệu toàn cầu |
Test Wikipedia Nơi thử nghiệm phiên bản |
Wikimedia Foundation Quỹ Wikimedia Foundation |
|}
|
.
Liên kết ngoài
- Nước mắt Thủ Thiêm
- Nói chuyện với Tổng Thư ký Tuần báo Viet Weekly (Hoa Kỳ)
- Kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
- Xu hướng Việt kiều hồi hương về nước định cư
- Đại tướng Lê Đức Anh, mẫu mực về sự giản dị
- Việt kiều ra thăm quần đảo Trường Sa
- Vai trò của tín dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
- GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG TRƯỜNG HỌC – NHÌN TỪ MÔ HÌNH CÁC NƯỚC VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
- Nhiều khu vực biến thành 'đảo nhiệt độ
- Trọng dụng người tài
- Năng lượng Điện gió Việt Nam
- Rừng phòng hộ Việt Nam, thực trạng và giải pháp
- Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn
- Diện mạo đô thị: Loay hoay tìm dấu ấn riêng
- Ký ức “ngày toàn quốc kháng chiến” ở Vạn Phúc
- Lịch sử Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Cách mạng Công nghiệp 4.0
- Văn minh đô thị và xử lý rác thải
- Bài viết mẫu được dẫn chứng vào phương pháp nghiên cứu Kinh tế của TS Trần Thị Lan Lương (Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam)
- Bài viết về biển đảo Việt Nam được lưu trữ tại Thư viện tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu
- Sáng kiến giải quyết tranh chấp trên Biển Đông của Việt Nam
- Ký sự về thực hiện nhiệm vụ của Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Liên Hợp Quốc
- Sáng lập ngành Lão khoa Việt Nam
- Áp lực quản lý đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh
- Tranh chấp Biển Đông - Vấn đề tư liệu
- Nhận xét về các doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam
- Di sản văn hóa Saigon
- Văn hóa xin chữ đầu năm
- Mùa hoa ô môi ở Tây Nam bộ
- Thành phố trong rừng xanh
Tham khảo
- ^ Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ. “Mục lục kỷ yếu hội thảo khoa học” (PDF).
- ^ Báo Giác Ngộ. “Kết quả cuộc thi "Nói lời tri ân"”.
- ^ Hằng, Nga. ““Tôi kỳ vọng Luật Báo chí sửa đổi sẽ hoàn thiện, khoa học, minh bạch hơn””.
- ^ Nguyễn Thành Luân. “Fake News, xử lý thế nào?”.
- ^ Báo Đầu Tư. “Nhà báo và nghệ thuật chắt thông tin”.
- ^ WildAidVietnam. “Bảo vệ tê giác và trách nhiệm của Việt Nam”.
- ^ Nguyễn, Thành Luân. “Hành trình tri thức Đông Du tại Nhật Bản: Cuộc hội ngộ với trí thức yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ 20”.
- ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Góc nhìn về triển lãm cơ thể người”.
- ^ Hội Nhà báo Việt Nam. “Tạo cơ chế để cán bộ sáng tạo”.
- ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Tập sách cổ “Địa dư đồ khảo””.
- ^ NXB Văn hóa - Văn nghệ. “Tổ quốc nơi đảo xa”.
- ^ VNSEA. “Hải trình đặc biệt tới Trường Sa”.
- ^ Vietinfo. “Nhà văn hóa Nga yêu Tết của người Việt”.
- ^ Chinhphu.vn. ““Nghiên cứu văn hóa là công việc cả đời””.