Thành viên:MrTranCFCVN/Nháp/Chelsea F.C.

Chelsea
Tên đầy đủChelsea Football Club
Biệt danhThe Blues, The Pensioners[1]
Tên ngắn gọnCFC
Thành lập10 tháng 3 năm 1905; 119 năm trước (1905-03-10)[2]
SânStamford Bridge
Sức chứa41,631[3]
Tọa độ51°28′54″B 0°11′28″T / 51,48167°B 0,19111°T / 51.48167; -0.19111
Chủ sở hữuRoman Abramovich
Chủ tịch điều hànhBruce Buck
Huấn luyện viênAntonio Conte
Giải đấuGiải bóng đá Ngoại hạng Anh
2015–16thứ 10
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Chelsea Football Club (/ˈɛls/) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Fulham, Luân Đôn, hiện đang thi đấu tại Premier League của Anh. Thành lập năm 1905, sân nhà của câu lạc bộ kể từ đó đến nay là Stamford Bridge.[4]

Chelsea giành được danh hiệu lớn đầu tiên năm 1955, khi họ giành chức vô địch quốc gia. Họ sau đó giành thêm một vài danh hiệu khác trong giai đoạn 1965 tới 1996. Hai thập kỷ qua là thời gian thi đấu thành công nhất của Chelsea; giành 17 danh hiệu lớn trong tổng số 21 kể từ năm 1997.[5] Chelsea giành năm chức vô địch quốc gia, bảy FA Cup, năm League Cup, bốn FA Community Shield, một UEFA Champions League, hai UEFA Cup Winners' Cup, một UEFA Europa LeagueUEFA Super Cup. Chelsea là câu lạc bộ Luân Đôn duy nhất giành chức vô địch UEFA Champions League,[6] và là một trong bốn câu lạc bộ, đồng thời duy nhất của Anh, vô địch cả ba giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA.[7][8]

Màu áo truyền thống của Chelsea là xanh đậm và tất trắng. Biểu trưng của câu lạc bộ đã được thay đổi một vài lần để mang lại thương hiệu và hình ảnh mới. Biểu trưng hiện tại có một con sư tử cầm một chiếc gậy, đây là một biến thể so với biểu trưng được giới thiệu trong những năm 1950.[9] Câu lạc bộ có lượng khán giả bình quân tới sân xem cao thứ sáu ở Anh.[10] Bình quân có 41.500 cổ động viên tới sân xem đội nhà thi đấu mùa giải 2015–16, cao thứ bảy tại Premier League.[11] Kể từ năm 2003, Chelsea được sở hữu bởi tỉ phú người Nga Roman Abramovich.[12] Năm 2016, họ được tạp chí Forbes xếp hạng bảy trong các câu lạc bộ bóng đá giá trị nhất thế giới, với giá trị 1,15 tỉ Bảng (1,66 tỉ đôla Mỹ).[13]

Lịch sử sửa

 
The Đội Chelsea đầu tiên vào tháng Chín 1905

Năm 1904, Gus Mears mua lại sân vận động thể thao Stamford Bridge với mục đích biến nó trở thành một sân bóng đá. Lời đề nghị cho câu lạc bộ ở gần đó Fulham thuê sân đã bị từ chối, vì thế Mears tự làm chủ một câu lạc bộ để sử dụng sân bóng đá. Do đã có đội bóng mang tên Fulham ở trong quận, tên của quận lân cận Chelsea được lựa chọn cho câu lạc bộ mới; các tên như Kensington FC, Stamford Bridge FCLondon FC cũng đã được xem xét chọn lựa.[14] Chelsea được thành lập ngày 10 tháng Ba 1905 tại quán rượu The Rising Sun (nay là The Butcher's Hook),[2][15] đối diện với lối vào chính của sân vận động ngày nay nằm trên đường Fulham Road, và được lựa chọn vào Football League ngay sau đó.

Câu lạc bộ lên First Division ngay trong mùa giải thứ hai của họ, và lên xuống hạng thường xuyên giữa First và Second Divisions trong những năm đầu thành lập. Họ vào tới Chung kết FA Cup 1915, nơi đã để thua Sheffield United trên sân Old Trafford, và kết thúc ở vị trí thứ ba tại First Division năm 1920, thành tích tốt nhất của câu lạc bộ tại giải quốc gia thời điểm đó.[16] Chelsea thu hút một lượng đông đảo khán giả tới sân[17] và tạo được danh tiếng vì ký được hợp đồng với những cầu thủ có tên tuổi,[18] nhưng thành công vẫn lẩn trốn câu lạc bộ những năm giữa hai cuộc chiến

Cựu tiền đạo trung tâm của Arsenal và tuyển Anh Ted Drake trở thành huấn luyện viên trưởng năm 1952 và tiến hành hiện đại hóa câu lạc bộ. Ông đã cho bỏ biểu trưng người hưu trí Chelsea, cải thiện hệ thống đào tạo trẻ và phương pháp luyện tập, tái xât dựng đội bóng với những cầu thủ từ các giải đấu thấp hơn và nghiệp dư, ông đã dẫn dắt Chelsea giành được danh hiệu lớn đầu tiên – chức vô địch quốc gia – mùa giải 1954–55. Mùa giải sau đó UEFA tạo ra European Champions' Cup, nhưng do sự phản đối từ The Football LeagueFA Chelsea đã bị buộc thuyết phục rút lui khỏi giải đấu từ trước khi nó khởi tranh.[19] Chelsea đã thất bại trong việc duy trì thành công và chỉ kết thúc ở khu vực giữa bảng xếp hạng trong những năm 1950 sau đó Tommy Docherty lên làm huấn luyện viên kiêm cầu thủ.

 
Thứ hạng của Chelsea tại giải quốc gia giai đoạn 1906–2016

Docherty xây dựng đội bóng mới xung quanh một nhóm các cầu thủ trẻ tài năng đang nổi từ hệ thống đào tạo trẻ của câu lạc bộ, Chelsea luôn nằm trong nhóm tranh chấp danh hiệu suốt những năm 1960, tuy nhiên đều không thành công. Mùa giải 1964–65 họ có cơ hội giành cú ăn ba League, FA Cup và League Cup đến những vòng đấu cuối cùng, tuy nhiên họ chỉ giành được League Cup còn lại thất bại ở hai giải đấu còn lại.[20] Trong ba mùa giải đội bóng để thua ở ba trận bán kết của các giải đấu lớn và một lần giành á quân FA Cup. Dưới thời người kế nhiệm Docherty, Dave Sexton, Chelsea giành chức vô địch FA Cup năm 1970, đánh bại Leeds United 2–1 trong trận đá lại chung kết. Chelsea cũng giành danh hiệu châu Âu đầu tiên, UEFA Cup Winners' Cup, năm sau đó, trong một trận đá lại khác, lần này là trước Real Madrid ở Athens.

Cuối những năm 1970 đến những năm 1980 là một thời kỳ hỗn loạn của Chelsea. Do tham vọng mở rộng Stamford Bridge đã đe dọa đến tình hình tài chính của câu lạc bộ,[21] các cầu thủ ngôi sao bị bán đi còn đội bóng thì xuống hạng. Vấn đề khác nữa là các nhóm hooligan khét tiếng ở trong cổ động viên, làm đau đầu câu lạc bộ hàng thập kỷ.[22] Năm 1982, Chelsea đã gặp may trong giai đoạn đen tối nhất khi được thu mua lại bởi Ken Bates với giá tượng trưng 1 bảng Anh, mặc dù lúc đó quyền sử dụng sân Stamford Bridge đã bị bán cho các nhà phát triển bất động sản, điều đó có nghĩa câu lạc bộ phải đối mặt với nguy cơ mất sân nhà.[23] Trên sân cỏ, đội bóng có cải thiện theo chiều hướng tốt hơn, từ việc đối mặt với nguy cơ xuống Third Division lần đầu tiên, nhưng đến năm 1983 huấn luyện viên John Neal đã tạo nên một đội bóng mới ấn tượng với kinh phí hạn hẹp. Chelsea giành chức vô địch Second Division mùa 1983–84 và trụ vững tại giải đấu cao nhất, trước khi xuống hạng một lần vào năm 1988. Câu lạc bộ ngay lập tức trở lại sau khi vô địch Second Division mùa 1988–89.

 
Các cầu thủ Chelsea ăn mừng chức vô địch UEFA Champions League lần đầu tiên trước Bayern Munich.

Sau một thời gian dài đấu tranh pháp lý, Bates giành lại quyền sử dụng sân cho câu lạc bộ vào năm 1992 với thỏa thuận với ngân hàng chủ nợ của công ty bất động sản, công ty bị phá sản do sụp đổ thị trường.[24] Thành tích của Chelsea khi thi đấu tại giải đấu Premier League mới là tương đối thuyết phục, mặc dù họ chỉ vào đến Chung kết FA Cup 1994 với Glenn Hoddle. Cho đến khi bổ nhiệm Ruud Gullit với tư cách cầu thủ kiêm huấn luyện viên năm 1996 số phận câu lạc bộ thay đổi. Ông mang về những cầu thủ quốc tế hàng đầu, câu lạc bộ vô địch FA Cup năm 1997 và một lần nữa trở lại với vị thế của một trong những câu lạc bộ hàng đầu nước Anh. Gullit được thay thế bởi Gianluca Vialli, người đưa đội bóng giành chức vô địch League Cup, UEFA Cup Winners' CupUEFA Super Cup năm 1998, FA Cup năm 2000 và lần đầu tham dự UEFA Champions League. Vialli bị sa thải và được thay bởi Claudio Ranieri, người đưa Chelsea tới Chung kết FA Cup 2002 và vòng loại Champions League mùa 2002–03.

Tháng Sáu 2003, Bates bán Chelsea cho tỉ phú người Nga Roman Abramovich với giá 140 triệu bảng Anh.[12] Hơn một trăm triệu bảng được chi ra để mua cầu thủ mới, nhưng Ranieri đã không thể giành được bất cứ danh hiệu nào,[25] và được thay thế bởi José Mourinho.[26] Dưới thời Mourinho, Chelsea trở thành câu lạc bộ Anh thứ năm bảo vệ thành công chức vô địch quốc gia kể từ sau Thế chiến thứ hai (2004–052005–06),[27] ngoài ra là một chức vô địch FA Cup (2007) và hai League Cup (20052007). Mourinho bị thay bởi Avram Grant,[28] người đưa Chelsea lần đầu vào chung kết UEFA Champions League, nơi họ để thua trên chấm luân lưu trước Manchester United.

Năm 2009, Guus Hiddink dẫn dắt Chelsea giành thêm FA Cup khác.[29] Mùa 2009–10, người kế nhiệm ông Carlo Ancelotti cùng họ giành cú "Cú đúp danh hiệu" Premier LeagueFA Cup , trở thành đội bóng đầu tiên của giải đấu cao nhất nước Anh ghi 100 bàn trong một mùa kể từ năm 1963.[30] Năm 2012, huấn luyện viên tạm thời Roberto Di Matteo cùng Chelsea giành chức vô địch FA Cup thứ bảy,[31]danh hiệu UEFA Champions League đầu tiên, đánh bại Bayern Munich 4–3 trên chấm luân lưu,[32] trở thành câu lạc bộ Luân Đôn đầu tiên giành danh hiệu này.[32] Năm 2013, huấn luyện viên tạm quyền Rafael Benítez dẫn dắt Chelsea giành UEFA Europa League trước Benfica,[33] trở thành câu lạc bộ đầu tiên đồng thời giữ hai chức vô địch lớn châu Âu và là một trong bốn câu lạc bộ và là duy nhất của Anh, giành được cả ba giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA.[34] Mùa hè 2013, Mourinho trở lại làm huấn luyện viên, cùng Chelsea vô địch League Cup vào tháng Ba 2015,[35] và chức vô địch quốc gia hai tháng sau đó.[36]

Sân vận động sửa

 
Stamford Bridge, Khán đài phía Tây

Chelsea chỉ có một sân nhà duy nhất, Stamford Bridge, nơi họ thi đấu từ những ngày đầu thành lập. Nơi đây được chính thức mở cửa vào 28 tháng Tư 1877 và trong 28 năm đầu tồn tại nó chủ yếu được sử dụng bởi London Athletic Club là nơi diễn ra các sự kiện thể thao mà không phải tất cả cho bóng đá. Năm 1904 sân được thu mua bởi doanh nhân Gus Mears và người em trai Joseph, họ cũng mua luôn cả khu đất rộng lớn gần đó (trước đó là một khu vườn chợ lớn) với mục đích là tổ chức các trận bóng đá trên khu đất rộng 12.5 mẫu Anh (51,000 m²).[37] Stamford Bridge được thiết kế cho gia đình Mears là kiến trúc sư bóng đá có tiếng Archibald Leitch, người cũng thiết kế các sân Ibrox, Craven CottageHampden Park.[38] Phần lớn các câu lạc bộ được thành lập rồi mới tìm sân thi đấu, còn Chelsea được thành lập là vì Stamford Bridge.

Thiết kế ban đầu của sân như một chiếc bát mở với một mái che, Stamford Bridge có sức chứa vào khoảng 100.000 người.[37] Đầu những năm 1930 phần khán đài phía nam được lắp mái che bao phủ một phần năm khán đài. Hiện nay nó được gọi là "Shed End", ngôi nhà của những cổ động viên có tiếng nói và trung thành nhất của Chelsea, đặc biệt là trong những năm 1960, 70 và 80..[37]

Đầu những năm 1970, những người chủ của câu lạc bộ đưa ra thông báo hiện đại hóa Stamford Bridge với kế hoạch xây một sân vận động 50000 chỗ ngồi hiện đại nhất.[37] Công việc bắt đầu ở Khán đài phía Đông năm 1972 nhưng dự án bị cản trở bởi nhiều vấn đề và không được hoàn thành; cái giá mà câu lạc bộ phải nhận là việc gần như bị phá sản, mà đỉnh điểm là việc bán quyền sử dụng cho các nhà phát triển bất động sản. Sau cuộc chiến pháp lý dài, phải đến giữa những năm 1990 tương lai của Chelsea tại sân mới được đảm bảo và kế hoạch cải tạo lại sân được tiếp tục.[37] Khán đài phía bắc, tây và nam của sân được chuyển thành khán đài ngồi và đưa sát gần hơn với mặt sân, quá trình được hoàn thành vào năm 2001.

Khi Stamford Bridge được tái phát triển trong kỷ nguyên Bates nhiều điểm được đưa vào tổ hợp với hai khách sạn, căn hộ, quán bar, nhà hàng, Chelsea Megastore, và một địa điểm thu hút khách tham quan gọi là Chelsea World of Sport. Ý định của những cơ sở vật chất này là nhằm tăng thêm thu nhập để hỗ trợ việc kinh doanh trong bóng đá, nhưng nó không được thành công như mong đợi và tới trước khi Abramovich tiếp quản năm 2003 các khoản nợ là một gánh nặng với câu lạc bộ. Ngay sau khi tiếp quản một quyết định được đưa ra là bỏ đi thương hiệu "Chelsea Village" và tập chung vào Chelsea với tư cách là một câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên sân vận động vẫn được coi là một phần của "Chelsea Village" hay "The Village".

 
Chelsea gặp West Bromwich Albion trên sân Stamford Bridge ngày 23 tháng Chín 1905; Chelsea thắng 1–0.

Quyền sử dụng Stamford Bridge, mặt sân, cửa quay vào tên gọi Chelsea được sở hữu bởi Chelsea Pitch Owners, một tổ chức phi lợi nhuận mà các cổ động viên là cổ đông. CPO được tạo ra nhằm tránh việc sân có thể bị bán cho các nhà bất động sản một lần nữa. Một điều kiện để sử dụng tên Chelsea FC, câu lạc bộ phải thi đấu các trận đấu của đội một tại Stamford Bridge, điều đó có nghĩa nếu câu lạc bộ chuyển tới một sân vận động mới, họ phải đổi tên.[39] Sân tập của Chelsea nằm ở Cobham, Surrey. Chelsea chuyển tới Cobham năm 2004. Trước đó sân tập họ nằm ở Harlington nơi được sử dụng bởi QPR từ năm 2005.[40] Cơ sở vật chất ở Cobham được hoàn thiện năm 2007.[41]

Stamford Bridge được sử dụng cho một vài sự kiện thể thao quan trọng từ năm 1905. Đây là nơi tổ chức Chung kết FA Cup từ 1920 tới 1922,[42] mười trận bán kết FA Cup (gần nhất là năm 1978), mười trận FA Charity Shield (lần cuối 1970), và ba trận đấu quốc tế của Anh, lần cuối vào năm 1932; nơi đây cũng diễn ra một trận đấu thuộc Victory International năm 1946.[43] Trận Chung kết UEFA Women's Champions League 2013 được diễn ra tại Stamford Bridge.[44]

 
Nhìn từ Khán đài phía Tây của Stamford Bridge trong một trận đấu Champions League, 2008

Tháng Mười 1905 nơi đây diễn ra một trận đấu rugby union giữa All Blacks và Middlesex,[45] và năm 1914 tổ chức một trận đấu bóng chày giữa New York GiantsChicago White Sox.[46] Đây từng là nơi diễn ra trận đấu quyền Anh giữa nhà vô địch thế giới hạng ruồi Jimmy Wilde và Joe Conn năm 1918.[47] Đường chạy quanh sân từng diễn ra cuộc đua ô tô từ năm 1928 tới 1932,[48] đua chó từ 1933 tới 1968, và đua xe cỡ nhỏ năm 1948.[49] Năm 1980, Stamford Bridge tổ chức trận đấu cricket có đèn chiếu sáng đầu tiên ở Vương quốc Anh, giữa EssexWest Indies.[50] Đây cũng là sân nhà của đội bóng bầu dục Mỹ London Monarchs mùa giải 1997.[51]

Chủ sở hữu hiện tại của câu lạc bộ cho rằng một sân vận động lớn hơn là cần thiết để giúp Chelsea có thể cạnh tranh với các câu lạc bộ đối thủ có sân với sức chứa lớn hơn đáng kể như Arsenal và Manchester United.[52] Do nằm cạnh một tuyến đường chính và hai đường xe lửa, các cổ động viên chỉ có thể vào sân thông qua đường Fulham Road, mà gặp khó khăn trong việc mở rộng do những quy định về an toàn và sức khỏe.[53] Câu lạc bộ luôn khẳng định muốn giữ Chelsea ở lại sân hiện tại,[54][55][56] nhưng vẫn có động thái để chuyển tới một vài địa điểm gần kề bao gồm Trung tâm triển lãm Earls Court, Trạm điện BatterseaDoanh trại Chelsea.[57] Tháng Mười 2011, một lời đề xuất từ câu lạc bộ được đưa ra nhằm mua lại quyền sử dụng đất ở Stamford Bridge nhưng bị biểu quyết bác bỏ bởi các cổ đông Chelsea Pitch Owners.[58] Tháng Năm 2012, câu lạc bộ đưa ra lời đề nghị chính thức mua Trạm điện Battersea, với mục đích làm địa điểm cho sân vận động mới,[59] nhưng để thua một tập đoàn từ Malaysia.[60] Câu lạc bộ sau đó đưa ra kế hoạch tái xây dựng Stamford Bridge thành một sân vận động có sức chứa 60000 chỗ ngồi.[61]

Biểu trưng và màu sắc sửa

Biểu trưng sửa

Tập tin:Chelsea old logo.png
1953-1986

Chelsea có bốn biểu trưng chính, mà tất cả đều đã qua những sự thay đổi nhỏ. Đầu tiên, được sử dụng từ những ngày đầu thành lập câu lạc bộ, là hình ảnh một người hưu trí Chelsea, những cựu chiến binh quân động sống gần Bệnh viện Hoàng gia Chelsea. Điều này góp phần tạo nên biệt danh ban đầu của câu lạc bộ "pensioner", và tiếp tục cho đến nửa thế kỷ sau, mặc dù nó chưa từng xuất hiện trên áo đấu của câu lạc bộ. Khi Ted Drake trở thành huấn luyện viên trưởng Chelsea năm 1952, ông bắt đầu hiện đại hóa câu lạc bộ. Tin rằng biểu trưng người hưu trí Chelsea đã lỗi thời, ông nhấn mạnh việc thay thế nó.[62] Một huy hiệu có chữ viết tắt C.F.C. được sử dụng trong một năm. Năm 1953, biểu trưng của câu lạc bộ được thay đổi với một con sư tử xanh đứng thẳng ngoảnh đầu lại và trên tay cầm một cây gậy. Nó được dựa trên các chi tiết trong huy hiệu của Metropolitan Borough of Chelsea[63] với "sư tử chồm lên" lấy từ huy hiệu của chủ tịch câu lạc bộ khi ấy Tử tước Chelsea và cây gậy từ Cha trưởng tu viện Westminster, cựu Chúa tể Lãnh địa Chelsea. Nó cũng có ba bông hồng đỏ, đại diện cho nước Anh, và hai quả bóng.[62] Đây là biểu trưng đầu tiên của Chelsea được in lên áo đấu vào đầu những năm 1960.

Năm 1986, khi đó Ken Bates là chủ của đội bóng, biểu trưng của Chelsea lại được đổi một lần nữa nhằm hiện đại hóa vì hình ảnh sư tử đứng chồm không thể đăng ký thương hiệu.[64] Biểu trưng mới là một con sư tử tự nhiên, bằng màu vàng không phải màu xanh, đứng trên từ viết tắt C.F.C.. Nó được sử dụng trong 19 năm tiếp theo, với một số thay đổi như việc sử dụng màu sắc khác nhau, bao gồm màu đỏ từ 1987 tới 1995, và vàng từ 1995 tới 1999, trước khi trở lại màu trắng.[65] Khi Roman Abramovich trở thành chủ mới của câu lạc bộ, và lễ kỷ niệm một trăm năm đến gần, kết hợp với nguyện vọng của các cổ động viên về việc khôi phục biểu trưng nổi tiếng vào những năm 1950, biểu trưng của câu lạc bộ lại được quyết định thay đổi một lần nữa năm 2005. Biểu trưng mới bắt đầu được sử dụng từ mùa giải 2005–06 và đánh dấu sự trở lại của thiết kế cũ, được sử dụng từ 1953 tới 1986, với một con sư tử xanh chồm lên cầm một cây gậy. Trong mùa giải kỷ niệm có kèm thêm dòng chữ '100 YEARS' và 'CENTENARY 2005–2006' ở lần lượt trên và dưới biểu trưng.[9]

Màu sắc sửa

 
 
 
 
 
Trang phục sân nhà đầu tiên của Chelsea sử dụng từ 1905 đến 1912.

Chelsea luôn luôn mặc áo màu xanh, mặc dù ban đầu họ sử dụng màu xanh nhạt hơn, được lấy từ màu xe ngựa của chủ tịch câu lạc bộ khi đó, Earl Cadogan, và được mặc với quần trắng, tất xanh đậm hoặc đen.[66] Áo xanh nhạt được thay bằng màu xanh đậm vào khoảng năm 1912.[67] Những năm 1960 huấn luyện viên Chelsea Tommy Docherty thay đổi một lần nữa, chuyển sang quần xanh (duy trì đến hiện tại kể từ đó) và tất trắng, vì tin rằng nó sẽ làm cho câu lạc bộ trở lên hiện đại và đặc biệt do thời đó chưa có câu lạc bộ nào sử dụng kiểu kết hợp đó; trang phục này lần đầu được mặc ở mùa giải 1964–65.[68] Kể từ đó Chelsea luôn sử dụng tất trắng trong các trận đu sân nhà ngoài một thời gian ngắn từ 1985 tới 1992, khi tất xanh được sử dụng lại.

Trang phục sân khách của Chelsea thường là màu vàng hoặc toàn trắng với những điểm xanh. Gần đây, câu lạc bộ có một số bộ sân khách màu đen hoặc xanh đậm.[69] Cũng như nhiều đội khác, họ cũng có một số bộ khác thường. Theo chỉ thị của Docherty, tại bán kết FA Cup 1966 họ mặc áo màu xanh với sọc đen dựa theo áo của Inter Milan.[70] Giữa những năm 1970, áo sân khách là áo trắng với sọc đỏ và xanh lá cây dựa trên cảm hứng của đội tuyển quốc gia Hungary những năm 1950.[71] Những mẫu áo sân khách đáng nhớ khác bao gồm bộ ngọc bích giai đoạn 1986–89, kim cương đỏ và trắng giai đoạn 1990–92, màu quýt và chỉ giai đoạn 1994–96, và vàng chói 2007–08.[69] Bộ áo màu quýt và chì được liệt vào danh sách những trang phục bóng đá xấu nhất lịch sử.[72][73]

Cổ động viên sửa

 
Cổ động viên Chelsea trong một trận đấu gặp Tottenham Hotspur, ngày 11 tháng Ba 2006

Chelsea là một trong những câu lạc bộ có lượng cổ động viên đông đảo nhất thế giới.[74][75] Họ là câu lạc bộ có lượng bình quân khán giả tới sân cao thứ sáu của bóng đá Anh[10] với khoảng 40,000 cổ động viên tới sân Stamford Bridge; họ có số lượng cổ động viên cao thứ bảy trong các đội Premier League mùa 2013–14, với lượng trung bình khán giả tới sân là 41,572.[11] Cổ động viên truyền thống của Chelsea đến từ tất cả các khu vực của Đại Luân Đôn bao gồm từ giai cấp công nhân của HammersmithBattersea, đến giới thượng lưu giàu có Chelsea và Kensington, và từ các home counties. Ngoài ra còn rất nhiều hội cổ động viên chính thức ở Vương quốc Anh và trên toàn thế gới.[76] Giai đoạn 2007 tới 2012, Chelsea xếp thứ tư trên thế giới về doanh số bán áo hàng năm với bình quân 910.000 chiếc.[77] Tài khoản Twitter chính thức của Chelsea có 6,29 triệu người theo dõi, xếp thứ năm trong các câu lạc bộ bóng đá.[78]

Trong các trận đấu, các cổ động viên Chelsea hát những bài hát như "Carefree" (theo giai điệu của Lord of the Dance, lời bài hát có thể được viết bởi cổ động viên Mick Greenaway[79][80]), "Ten Men Went to Mow", "We All Follow the Chelsea" (theo giai điệu của "Land of Hope and Glory"), "Zigga Zagga", và ăn mừng "Celery", kèm theo sau đó là nghi lễ ném cần tây. Rau quả bị cấm ở Stamford Bridge sau vụ liên quan tới tiền vệ Arsenal Cesc Fàbregas trong trận chung kết League Cup 2007.[81]

Đặc biệt trong những năm 1970 và 1980, các cổ động viên Chelsea có liên quan tới hooligan bóng đá. "Hội" của câu lạc bộ, ban đầu được gọi là Chelsea Shed Boys, sau đó được biết đến với tên gọi Chelsea Headhunters, nổi tiếng toàn quốc với hành vi bạo lực, cùng với hội hooligan của các câu lạc bộ khác như Inter City Firm của West Ham UnitedBushwackers của [Millwall F.C.|Millwall]], trước, giữa và sau các trận đấu.[82] So sự gia tăng hooligan những năm 1980 khiến chủ tịch Ken Bates đề xuất dựng lên một hàng rào điện để ngăn chặn họ xâm nhập vào sân, nhưng lời đề xuất bị Hội đồng Đại Luân Đôn bác bỏ.[83]

Từ những năm 1990, đã có sự suy giảm đáng kể về những rắc rối trên khán đài, là kết quả của việc quản lý chặt chẽ hơn, CCTV được lắp trong sân và sự xuất hiện của khán đài ngồi.[84] Năm 2007, câu lạc bộ khởi động chiến dịch 'Back to the Shed' nhằm cải thiện bầu không khí trong các trận đấu sân nhà, đạt được những thành công đáng chú ý. Theo số liệu từ Home Office, 126 cổ động viên Chelsea bị bắt vì liên quan đến bóng đá mùa 2009–10, cao thứ ba giải đấu, và 27 lệnh cấm được đưa ra, cao thứ năm.[85]

Sự kình địch sửa

Chelsea có sự cạnh tranh lâu dài với các câu lạc bộ Bắc Luân Đôn ArsenalTottenham Hotspur.[86][87] Sự đối đầu mạnh với Leeds United bắt đầu nóng lên với các trận đấu gây tranh cãi những năm 1960 và 1970, đặc biệt là trận Chung kết FA Cup 1970.[88] Gần đây nhất là với Liverpool sau những cuộc gặp nhau thường xuyên tại các giả iddaaus cúp.[89][90] CÁc đội bóng ở Tây Luân Đôn cùng Chelsea là Brentford, FulhamQueens Park Rangers thường không được coi là đối thủ lớn, vì trận đấu không được diễn ra liên tục do các câu lạc bộ thường không thi đấu cùng hạng đấu.[91] Một cuộc thăm dò năm 2004 của Planetfootball.com cho thấy cổ động viên Chelsea coi các đối thủ chính của họ (theo thứ tự): Arsenal, Tottenham Hotspur và Manchester United. Trong cùng cuộc thăm dò, các cổ động viên của sáu câu lạc bộ (Arsenal, Fulham, Leeds United, QPR, Tottenham và West Ham United) đều cho Chelsea là một trong ba đối thủ chính của họ.[92] Cuộc thăm dò năm 2008 thược hiện bởi Football Fans Census, cổ động viên Chelsea cho Liverpool, Arsenal và Manchester United là những câu lạc bộ họ không thích nhất.[93]

Kỷ lục sửa

 
Frank Lampard là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Chelsea.

Người có nhiều lần ra sân nhất cho Chelsea là cựu đội trưởng Ron Harris, người đã có 795 ra sân thi đấu chính thức trong giai đoạn 1961 tới 1980.[94] Kỷ lục dành cho thủ môn Chelsea được nắm giữ bởi người đồng đội cùng thời với Harris, Peter Bonetti, người ra sân 729 trận (1959–79). Với 103 lần khoác áo đội tuyển quốc gia (101 khi ở câu lạc bộ), Frank Lampard của Anh là cầu thủ có số trận đấu quốc tế nhiều nhất trong các cầu thủ Chelsea.

Frank Lampard là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất Chelsea trong lịch sử, với 211 bàn trong 648 trận (2001–2014);[94] vượt qua người đã giữ vị trí này một thời gian dài Bobby Tambling vời 202 bàn tháng Năm 2013.[95] Bảy cầu thủ khác cũng ghi hơn 100 bàn cho Chelsea bao gồm: George Hilsdon (1906–12), George Mills (1929–39), Roy Bentley (1948–56), Jimmy Greaves (1957–61), Peter Osgood (1964–74 và 1978–79), Kerry Dixon (1983–92) và Didier Drogba (2004–12 và 2014–2015). Greaves giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa (43 mùa 1960–61).[96]

Chiến thắng đậm nhất của Chelsea trong một trận đấu chính thức là 13–0, khi gặp Jeunesse Hautcharage tại Cup Winners' Cup năm 1971.[97] Chiến thắng đậm nhất tại giải đấu cao nhất nước Anh là chiến thắng 8–0 trước Wigan Athletic năm 2010, và với tỉ số tương tự năm 2012 với Aston Villa.[98] Trận thua đậm nhất của Chelsea là trận thua 8–1 trước Wolverhampton Wanderers năm 1953.[99][100] Theo thống kê chính thức, trận đấu mà Chelsea làm chủ nhà có đông khán giả đến sân nhất là 82.905 người trong một trận đấu First Division gặp Arsenal ngày 12 tháng Mười 1935. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 100.000 người đã tới xem trận giao hữu với đội bóng Liên Xô Dynamo Moscow ngày 13 tháng Mười một 1945.[101][102] Với sự hiện đại hóa của Stamford Bridge những năm 1990 và việc đưa khán đài ngồi vào khiến cho kỷ lục này khó có thể bị phá trong tương lai. Sức chứa hiện tại của Stamford Bridge là 41.837.[4] Tất cả các cầu thủ đá chính cho Chelsea trong 57 trận đấu của mùa giải 2013–14 là cầu thủ quốc tế – một kỷ lục mới của câu lạc bộ.[103]

 
Chelsea mang về Fernando Torres với giá £50 triệu, kỷ lục khi đó của một câu lạc bộ Anh Quốc.

Chelsea giữ kỷ lục nước Anh với số điểm cao nhất giành được trong một mùa giải (95), để lọt lưới ít nhất trong một mùa giải (15), có nhiều trận thắng tại Premier League nhất trong một mùa giải (29), có tổng số trận giữ sạch lưới nhiều nhất trong một mùa giải Premier League (25) (tất cả đều được thiết lập trong mùa giải 2004–05),[104] và giữ sạch lưới nhiều trận liên tiếp nhất kể từ đầu giải (6, ược thiết lập trong mùa giải 2005–06).[105] Chiến thắng với tổng tỉ số 21–0 trước Jeunesse Hautcharage tại UEFA Cup Winners' Cup năm 1971 vẫn đang là kỷ lục của châu Âu.[106] Chelsea giữ kỷ lục có chuỗi bất bại dài nhất trên sân nhà tại giải đấu cao nhất nước Anh, trải qua 86 trận từ 20 tháng Ba 2004 tới 26 tháng Mười 2008. Họ bắt đầu thiết lập kỷ lục vào ngày 12 tháng Tám 2007, vượt qua kỷ lục 63 trận bất bại của Liverpool giai đoạn 1978 tới 1980.[107][108] Chelsea có chuỗi mười một trận thắng liên tiếp trên sân khách tại giải quốc gia, từ 5 tháng Tư 2008 tới 6 tháng Mười hai 2008, đây cũng là kỷ lục của giải đấu cấp cao nhất nước Anh.[109] Với việc chi ra 50 triệu bảng Anh mua Fernando Torres từ Liverpool tháng Giêng 2011 từng là kỷ lục chuyển nhượng của một câu lạc bộ bóng đá Anh[110] cho tới khi Ángel di María ký hợp đồng với Manchester United tháng Tư 2014 với giá£59,7 triệu.[111]

Chelsea, cùng với Arsenal, là câu lạc bộ đầu tiên mang số áo thi đấu, vào ngày 25 tháng Tám 1928 trong trận đấu gặp Swansea Town.[112] Họ cũng là đội bóng Anh đầu tiên sử dụng máy bay để di chuyển tới sân khách trong một trận đấu quốc nội, khi họ tới gặp Newcastle United ngày 19 tháng Tư 1957,[113] và là đội bóng của First Division đầu tiên thi đấu vào ngày Chủ nhật, khi họ đối đầu với Stoke City ngày 27 tháng Giêng 1974. Ngày 26 tháng Mười hai 1999, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên của Anh cho ra sân đội hình chính thức với toàn cầu thủ nước ngoài (không cầu thủ Anh Quốc hoặc Ireland) trong một trận đấu tại Premier League gặp Southampton.[114]

Tháng Năm 2007, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên vô địch FA Cup trên Sân vận động Wembley mới, họ cũng đồng thời là câu lạc bộ cuối cùng vô địch trên sân Wembley cũ.[115] Họ là câu lạc bộ Anh đầu tiên xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng năm năm của UEFA của thế kỷ 21.[116] Họ là đội bóng đầu tiên của Premier League ghi được hơn 100 bàn trong một mùa giải, chạm tới cột mốc này trong vòng đấu cuối cùng của mùa 2009–10.[30] Chelsea là câu lạc bộ duy nhất của Luân Đôn vô địch UEFA Champions League, sau khi đánh bại Bayern Munich trong trận chung kết năm 2012.[6][117] Khi họ giành UEFA Europa League 2012–13, Chelsea trở thành câu lạc bộ duy nhất cuả Anh vô địch cả bốn danh hiệu châu Âu và là câu lạc bộ duy nhất là đồng thời là đương kim vô địch của cả Champions League và Europa League.[118]

Chủ sở hữu và tài chính sửa

 
Ông chủ Chelsea Roman Abramovich

Chelsea Football Club được thành lập bởi Gus Mears năm 1905. Sau khi qua đời năm 1912, những hậu duệ của ông tiếp tục làm chủ đội bóng tới năm 1982, khi Ken Bates mua lại từ cháu trai Mears Brian Mears bới giá £1. Bates mua lại cổ phần kiểm soát câu lạc bộ và đưa Chelsea lên sàn chứng khoán AIM tháng Ba 1996.[119] Tháng Bảy 2003, Roman Abramovich thu mua hơn 50% cổ phần của Chelsea Village plc, bao gồm 29.5% của Bates, với giá 30 triệu bảng và trong những tuần sau đó mua lại 35% của hầu hết trong số 12.000 cổ đông còn lại, hoàn thành vụ thu mua 140 triệu bảng. Các cổ đông khác vào thời điểm tiếp quản là bất động sản Matthew Harding (21%), BSkyB (9.9%) và một vài nhà ủy thác vô danh.[120] Sau khi vượt qua ngưỡng 90% cổ phần, Abramovich đưa câu lạc bộ trở lại tư nhân, hủy bỏ niêm yết trên AIM ngày 22 tháng Tám 2003. Ông cũng chịu trách nhiệm trả số nợ 80 triệu bảng của câu lạc bộ một cách nhanh chóng.[121]

Sau đó, Abramovich đổi tên công ty sở hữu thành Chelsea FC plc, thuộc công ty mẹ Fordstam Limited, được kiểm soát bởi ông.[122] Chelsea được tài trợ thêm bởi Abramovich thông qua khoản vay mềm không lãi suất mà được chuyển qua từ công ty mà ông nắm giữ Fordstam Limited. Khoản vay tính tới tháng Mười hai 2009 là 709 triệu bảng, khi họ chuyển đổi tất cả sang cổ phần của Abramovich, giúp câu lạc bộ thanh toán hoàn toàn số nợ,[123][124] mặc dù vẫn còn một vài khoản nợ với nợ với Fordstam.[125] Kể từ năm 2008 câu lạc bộ không còn khoản nợ nào bên ngoài.[126]

Chelsea không có lợi nhuận trong chín năm đầu Abramovich sở hữu, kỷ lục là để thua lỗ 140 triệu bảng tháng Sáu 2005.[127] Tháng Mười hai 2012, Chelsea công bố lợi nhuận 1,4 triệu bảng cho tài khóa kết thúc vào ngày 30 tháng Sáu 2012, lần đầu tiên câu lạc bộ có lãi dưới thời Abramovich.[127][128] Say khi để thua lỗ năm 2013 họ lại có lợi nhuận kỷ lục 18,4 triệu bảng năm 2014.[129]

Chelsea được xem là một thương hiệu toàn cầu; một báo cáo năm 2012 của Brand Finance xếp Chelsea là thương hiệu bóng đá xếp thứ năm với giá trị $398 triệu đô la Mỹ – tăng 27% so với năm trước đó, hơn 10 triệu đô so với thương hiệu thứ sáu, đối thủ thành Luân Đôn Arsenal – và được xếp hạng thương hiệu AA (rất mạnh).[130][131] Năm 2016, tạp chí Forbes xếp Chelsea là câu lạc bộ bóng đá giá trị thứ bảy thế giới với giá trị 1,15 tỉ bảng Anh (1,66 tỉ đô la Mỹ).[13] Cũng trong năm 2016, Chelsea xếp thứ tám trong Deloitte Football Money League với doanh thu thương mại hàng năm đạt 322,59 triệu bảng.[132]

Nhà tài trợ sửa

 
Đội F1 Sauber, một đối tác chính thức của câu lạc bộ, có biểu trưng Chelsea trên xe đua

Áo đấu Chelsea được cung cấp bởi Adidas từ năm 2006, và có hợp đồng từ 2006 tới 2018. Đối tác này đã gia hạn thêm hợp đồng vào tháng Mười 2010 với trị giá 160 triệu bảng trong 8 năm.[133] Hợp đồng một lần nữa được gia hạn vào tháng Sáu 2013 với trị giá 300 triệu bảng trong 10 năm tiếp theo.[134][135] Trước đó, trang phục được cung cấp bởi Umbro (1975–81), Le Coq Sportif (1981–86), The Chelsea Collection (1986–87) và một lần nưa là Umbro (1987–2006).

Nhà tài trợ áo đấu đầu tiên của Chelsea là Gulf Air, trong mùa giải 1983–84. Câu lạc bộ sau đó được tài trợ bởi Grange Farms, Bai Lin TeaSimod trước khi ký hợp đồng dài hạn với Commodore International năm 1989; Amiga, một nhãn hiệu của Commodore, cũng xuất hiện trên áo đấu. Chelsea sau đó được tài trợ bởi bia Coors (1994–97), Autoglass (1997–2001), Emirates (2001–05), Samsung Mobile (2005–08) và Samsung (2008–15).[136][137] Nhà tài trợ hiện tại của Chelsea là Công ty cao su Yokohama. Giá trị hợp đồng 40 triệu bảng một năm, cao thứ hai trong lịch sử bóng đá Anh xếp sau Chevrolet với 50 triệu bảng một năm tài trợ cho Manchester United.[136]

Chelsea có các nhà tài trợ và đối tác chính thức khác, bao gồm Gazprom,[138] Delta Air Lines,[139] Sauber, Audi, Singha, EA Sports, Dolce & Gabbana,[140] Barbados Tourism Authority, Atlas, AZIMUT Hotels, BNI, Indosat, Vietinbank, Nitto Tire, Orico, Guangzhou R&F, Coca-Cola, Grand Royal, Digicel, Lucozade Sport, và Viagogo.[141]

Văn hóa đại chúng sửa

 
Chelsea diễu hành qua các con phố của Fulham và Chelsea sau khi giành cú đúp danh hiệu quốc gia, tháng Năm 2010

Năm 1930, Chelsea xuất hiện ở một trong những bộ phim về bóng đá sớm nhất, The Great Game.[142] Cựu tiền đạo trung tâm của Chelsea, Jack Cock,người khi ấy đang thi đấu cho Millwall, là ngôi sao của bộ phim với một vài cảnh được quay ở Stamford Bridge, bao gồm trên sân, phòng họp và phòng thay đồ. Bộ phim có sự góp mặt với vai trò khách mời bởi các cầu thủ Chelsea khi đó Andrew Wilson, George Mills, và Sam Millington.[143] Do những tai tiếng của Chelsea Headhunters, một hội bóng đá có liên hệ với câu lạc bộ, Chelsea cũng xuất hiện trong các bộ phim về nạn hooligan bóng đá, bao gồm bộ phim năm 2004 The Football Factory.[144] Chelsea cũng xuất hiện trong bộ phim tiếng Hindi Jhoom Barabar Jhoom.[145] Tháng Tư 2011, chương trình hài của Montenegro Nijesmo mi od juče thực hiện một tập mà trong đó Chelsea thi đấu với FK Sutjeska Nikšić ở vòng loại UEFA Champions League.[146]

Cho tới những năm 1950, câu lạc bộ đã có sự liên kết dài lâu với các ca vũ trường; họ thường cung cấp các nghệ sĩ hài như George Robey.[147] Đỉnh điểm là khi nghệ sĩ hài Norman Long phát hành một ca khúc mới lạ năm 1933, với tiêu đề "On the Day That Chelsea Went and Won the Cup", lời bài há mô tả một loạt các điểm kỳ lạ và không thường xuyên xảy ra vào ngày mà Chelsea cuối cùng cũng giành được một danh hiệu.[18] Trong bộ phim năm 1935 The 39 Steps của Alfred Hitchcock, Mr Memory tuyên bố lần cuối Chelsea giành Cup là vào năm 63 trước công nguyên, "trong chiều đại của Hoàng đế Nero."[148] Một cảnh trong tập phim năm 1980 của Minder được ghi hình trong một trận đấu thật tại sân Stamford Bridge giữa Chelsea và Preston North End khi Terry McCann (do Dennis Waterman thủ vai) đứng trên nóc khán đài.[149]

Ca khúc "Blue is the Colour" được cho ra mắt đĩa đơn để khơi gợi tinh thần trước trận chung kết League Cup 1972, khi tất cả các cầu thủ đội một Chelsea góp giọng hát; nói đạt vị trí thứ năm tại UK Singles Chart.[150] Bài hát sau đó được một số câu lạc bộ thể thao trên thế giới lựa chọn làm ca khúc của câu lạc bộ, bao gồm cả Vancouver Whitecaps (với tựa "White is the Colour")[151]Saskatchewan Roughriders (với tựa "Green is the Colour").[152] Để lên tinh thần cho Chung kết FA Cup 1997, ca khúc "Blue Day", được biểu diễn bởi Suggs và các thành viên Chelsea, đạt vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng Anh Quốc.[153] Bryan Adams, một cổ động viên của Chelsea,[154] dành riêng bài hát "We're Gonna Win" trong album 18 Til I Die cho câu lạc bộ.[155]

Chelsea Ladies sửa

 
Katie Chapman, đội trưởng hiện tại của Chelsea Ladies

Chelsea có một đội bóng đá nữ, Chelsea Ladies. Họ bắt đầu có liên kết với đội nam từ năm 2004[156] và là một phần trong chương trình phát triển cộng đồng của câu lạc bộ . Họ thi đấu các trận đấu sân nhà trên sân Wheatsheaf Park, sân nhà của câu lạc bộ Conference South Staines Town.[157] Câu lạc bộ lên Premier Division lần đầu năm 2005 với tư cách đội vô địch Southern Division và từng giành Surrey County Cup các năm 2003–04, 2006–10, 2012, và 2013.[158] Năm 2010 Chelsea Ladies trở thành một trong tám thành viên sáng lập FA Women's Super League.[159] Năm 2015, Chelsea Ladies vô địch FA Women's Cup lần đầu tiên, đánh bại Notts County Ladies trên Sân vận động Wembley,[160] và một tháng sau giành chức vô địch FA WSL để hoàn thành cú đúp danh hiệu.[161] John Terry, đội trưởng hiện tại của đôi nam Chelsea, là Chủ tịch của Chelsea Ladies.[162]

Đội hình sửa

Đội hình hiện tại sửa

Tính đến 1 tháng Chín 2016.[163]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM   Asmir Begović
2 HV   Branislav Ivanović (đội phó)
3 HV   Marcos Alonso
4 TV   Cesc Fàbregas
5 HV   Kurt Zouma
7 TV   N'Golo Kanté
8 TV   Oscar
10 TV   Eden Hazard
11 TV   Pedro
12 TV   John Obi Mikel
13 TM   Thibaut Courtois
14 TV   Ruben Loftus-Cheek
15 TV   Victor Moses
19   Diego Costa
Số VT Quốc gia Cầu thủ
21 TV   Nemanja Matić
22 TV   Willian
23   Michy Batshuayi
24 HV   Gary Cahill
26 HV   John Terry (đội trưởng)
28 HV   César Azpilicueta
29 TV   Nathaniel Chalobah
30 HV   David Luiz
33 HV   Fikayo Tomori
34 HV   Ola Aina
37 TM   Eduardo
41   Dominic Solanke
42 TM   Bradley Collins

Những chuyển nhượng gần đây, xem Chelsea F.C. mùa giải 2016–17.

Cho mượn sửa

[164] Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
TM   Nathan Baxter (tới Metropolitan Police đến 15 tháng Giêng 2017)
TM   Mitchell Beeney (tới Crawley Town đến 3 tháng Giêng 2017)
TM   Jamal Blackman (tới Wycombe Wanderers đến 3 tháng Giêng 2017)
TM   Matej Delač (tới Mouscron-Péruwelz đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Nathan Aké (tới Bournemouth đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Baba Rahman (tới Schalke 04 đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Andreas Christensen (tới Borussia Mönchengladbach đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Jake Clarke-Salter (tới Bristol Rovers đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Dion Conroy (tới Aldershot Town đến 15 tháng Giêng 2017)
HV   Alex Davey (tới Crawley Town đến 3 tháng Giêng 2017)
HV   Michael Hector (tới Eintracht Frankfurt đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Tomáš Kalas (tới Fulham đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Matt Miazga (tới Vitesse đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Wallace (tới Grêmio đến 30 tháng Sáu 2017)
HV   Kenneth Omeruo (tới Alanyaspor đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Victorien Angban (tới Granada đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Christian Atsu (tới Newcastle United đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Lewis Baker (tới Vitesse đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Jérémie Boga (tới Granada đến 30 tháng Sáu 2017)
Số VT Quốc gia Cầu thủ
TV   Charlie Colkett (tới Bristol Rovers đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Juan Cuadrado (tới Juventus đến 30 tháng Sáu 2019)
TV   Cristián Cuevas (tới Sint-Truiden đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Jordan Houghton (tới Doncaster Rovers đến 3 tháng Giêng 2017)
TV   Kenedy (on loan at Watford đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Charly Musonda (tới Real Betis đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Nathan (tới Vitesse đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Kasey Palmer (tới Huddersfield Town đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Danilo Pantić (tới Excelsior đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Mario Pašalić (tới Milan đến 30 tháng Sáu 2017)
TV   Lucas Piazon (tới Fulham đến 15 tháng Giêng 2017)
  Tammy Abraham (tới Bristol City đến 30 tháng Sáu 2017)
  Patrick Bamford (tới Burnley đến 30 tháng Sáu 2017)
  Isaiah Brown (tới Rotherham United đến 30 tháng Sáu 2017)
  Islam Feruz (tới Mouscron-Péruwelz đến 30 tháng Sáu 2017)
  Alex Kiwomya (tới Crewe Alexandra đến 9 tháng Giêng 2017)
  Loïc Rémy (tới Crystal Palace đến 30 tháng Sáu 2017)
  Joao Rodríguez (tới Santa Fe đến 30 tháng Sáu 2017)
  Bertrand Traoré (tới Ajax đến 30 tháng Sáu 2017)

Đội trẻ và Học viện sửa

Xem thêm: Đội trẻ và Học viện Chelsea F.C.

Cầu thủ xuất sắc nhất năm sửa

Năm Người giành giải
1967   Peter Bonetti
1968   Charlie Cooke
1969   David Webb
1970   John Hollins
1971   John Hollins
1972   David Webb
1973   Peter Osgood
1974   Gary Locke
1975   Charlie Cooke
1976   Ray Wilkins
 
Năm Người giành giải
1977   Ray Wilkins
1978   Micky Droy
1979   Tommy Langley
1980   Clive Walker
1981   Petar Borota
1982   Mike Fillery
1983   Joey Jones
1984   Pat Nevin
1985   David Speedie
1986   Eddie Niedzwiecki
 
Năm Người giành giải
1987   Pat Nevin
1988   Tony Dorigo
1989   Graham Roberts
1990   Ken Monkou
1991   Andy Townsend
1992   Paul Elliott
1993   Frank Sinclair
1994   Steve Clarke
1995   Erland Johnsen
1996   Ruud Gullit
 
Năm Người giành giải
1997   Mark Hughes
1998   Dennis Wise
1999   Gianfranco Zola
2000   Dennis Wise
2001   John Terry
2002   Carlo Cudicini
2003   Gianfranco Zola
2004   Frank Lampard
2005   Frank Lampard
2006   John Terry
 
Năm Người giành giải
2007   Michael Essien
2008   Joe Cole
2009   Frank Lampard
2010   Didier Drogba
2011   Petr Čech
2012   Juan Mata
2013   Juan Mata
2014   Eden Hazard
2015   Eden Hazard
2016   Willian
 
Frank Lampard giữ kỷ lục Cầu thủ Chelsea xuất sắc nhất năm với ba lần.

Nguồn: Chelsea F.C.

Các huấn luyện viên nổi bật sửa

Dưới đây là các huấn luyện viên giành ít nhất một danh hiệu khi dẫn dắt Chelsea:

Tên Giai đoạn Danh hiệu
  Ted Drake 1952–1961 First Division Championship, Charity Shield
  Tommy Docherty 1962–1967 League Cup
  Dave Sexton 1967–1974 FA Cup, UEFA Cup Winners' Cup
  John Neal 1981–1985 Second Division Championship
  John Hollins 1985–1988 Full Members Cup
  Bobby Campbell 1988–1991 Second Division Championship, Full Members Cup
  Ruud Gullit 1996–1998 FA Cup
  Gianluca Vialli 1998–2000 FA Cup, League Cup, Charity Shield, UEFA Cup Winners' Cup, UEFA Super Cup
  José Mourinho 2004–2007
2013–2015
3 Premier Leagues, 3 League Cups, FA Cup, Community Shield
  Guus Hiddink 2009
2015–2016[nb 1]
FA Cup
  Carlo Ancelotti 2009–2011 Premier League, FA Cup, Community Shield
  Roberto Di Matteo 2012[nb 2] FA Cup, UEFA Champions League
  Rafael Benítez 2012–2013[nb 3] UEFA Europa League

Ban huấn luyện sửa

Vị trí Nhân sự
Huấn luyện viên đội một   Antonio Conte
Trợ lý huấn luyện viên   Angelo Alessio
  Gianluca Conte
  Steve Holland
Giám đốc kỹ thuật   Michael Emenalo
Huấn luyện viên thủ môn   Gianluca Spinelli
  Henrique Hilario
Huấn luyện viên thể lực   Paolo Bertelli
  Julio Tous
  Chris Jones
Trợ lý huấn luyện viên thể lực   Constantino Coratti
Đại sứ câu lạc bộ   Carlo Cudicini
Chuyên gia huấn luyện cá nhân/Dinh dưỡng   Tiberio Ancora
Tuyển trạch viên cấp cao   Mick McGiven
Giám đốc y khoa   Paco Biosca
Trưởng bộ phận phát triển cầu thủ trẻ   Neil Bath
Huấn luyện viên đội U-21   Adi Viveash
Huấn luyện viên đội U-18   Jody Morris
Trưởng bộ phận phân tích trận đấu/Tuyển trạch   James Melbourne

Nguồn: Chelsea F.C.

Ban lãnh đạo câu lạc bộ sửa

Chelsea FC plc là công ty sở hữu Chelsea Football Club. Công ty mẹ của Chelsea FC plc là Fordstam Limited và người kiểm soát Fordstam Limited là Roman Abramovich.[165]

Ngày 22 tháng Mười 2014, Chelsea thông báo Ron Gourlay, sau mười năm thành công cùng câu lạc bộ trong đó có năm năm làm Giám đốc điều hành, rời Chelsea để theo đuổi cơ hội kinh doanh mới.[166] Ngày 27 tháng Mười 2014, Chelsea công bố Christian Purslow sẽ gia nhập câu lạc bộ để điều hành các hoạt động thương mại toàn cầu và sau đó cũng không bổ nhiệm thêm bất cứ vị trí cấp cao nào khác khi Chủ tịch Bruce Buck và Giám đốc Marina Granovskaia đảm nhận trách nhiệm điều hành.[167]

Chelsea Ltd.

Chủ sở hữu: Roman Abramovich

Ban lãnh đạo Chelsea F.C. plc[165]

Chủ tịch: Bruce Buck
Giám đốc: Eugene Tenenbaum[168] và Marina Granovskaia[169][170]

Ban điều hành[165]

Thư ký câu lạc bộ: David Barnard
Chủ tịch: Bruce Buck
Giám đốc: Eugene Tenenbaum và Marina Granovskaia
Trưởng bộ phận thương mại toàn cầu: Christian Purslow

Chủ tịch đời sống

Lord Attenborough (1923–2014)

Phó chủ tịch

Peter Digby
Sir Peter Harrison
Joe Hemani
John Leigh
Anthony Reeves
Alan Spence

Nguồn: Chelsea F.C.

Danh hiệu sửa

Sau khi giành chức vô địch UEFA Europa League 2012–13, Chelsea trở thành đội thứ tư trong lịch sử giành "Bộ ba cúp châu Âu" với European Cup/UEFA Champions League, European Cup Winners' Cup/UEFA Cup Winners' Cup, và UEFA Cup/UEFA Europa League sau Juventus, AjaxBayern Munich. Chelsea là câu lạc bộ đầu tiên giành cả ba danh hiệu lớn của UEFA.[171]

Quốc nội sửa

Giải quốc gia sửa

Vô địch (5): 1954–55, 2004–05, 2005–06, 2009–10, 2014–15
Vô địch (2): 1983–84, 1988–89

Cúp sửa

Vô địch (7): 1969–70, 1996–97, 1999–2000, 2006–07, 2008–09, 2009–10, 2011–12
Vô địch (5): 1964–65, 1997–98, 2004–05, 2006–07, 2014–15
Vô địch (4): 1955, 2000, 2005, 2009

Cúp khác sửa

Vô địch (2): 1985–86, 1989–90

Châu Âu sửa

Vô địch (1): 2011–12
Vô địch (1): 2012–13
Vô địch (2): 1970–71, 1997–98
Vô địch (1): 1998

Nguồn: Chelsea F.C.

Cú đúp sửa

  • 1997–98: League Cup và European Cup Winners' Cup
  • 2004–05: League và League Cup
  • 2006–07: FA Cup và League Cup
  • 2009–10: League và FA Cup
  • 2011–12: FA Cup và UEFA Champions League
  • 2014–15: League và League Cup

Ghi chú sửa

  1. ^ Khi là huấn luyện viên tạm thời
  2. ^ Vô địch khi là huấn luyện viên đội một tạm quyền
  3. ^ Khi là huấn luyện viên tạm quyền
  4. ^ a b Sau khi được thành lập 1992, Premier League trở thành hạng đấu cao nhất bóng đá Anh; FirstSecond Division trở thành hạng đấu thứ hai và thứ ba. First Division hiện được gọi là Football League Championship còn Second Division hiện là Football League One.
  5. ^ Danh hiệu được gọi là Charity Shield tới năm 2002, sau đó được gọi là Community Shield.

Chú thích sửa

  1. ^ “Chelsea's first cup final – a century ago”. Chelsea FC. 23 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2016. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)
  2. ^ a b “Team History – Introduction”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011.
  3. ^ “Premier League Handbook Season 2015/16” (PDF). Premier League. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ a b “General Club Information”. Chelsea F.C. official website. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ “Trophy Cabinet”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ a b “Chelsea win breaks London duck”. Union of European Football Associations. 20 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ “Chelsea wins Europa on Ivanovic header”. ESPNFC. 16 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ “Chelsea join illustrious trio”. Uefa.com. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2013.
  9. ^ a b “Chelsea centenary crest unveiled”. BBC Sport. 12 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2007.
  10. ^ a b “All Time League Attendance Records”. nufc.com. NUFC. 22 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2016. Please note, pre-war figures come from unreliable sources.
  11. ^ a b “Attendances (at home)”. Soccerstats.com. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ a b “Russian businessman buys Chelsea”. BBC Sport. 2 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2007.
  13. ^ a b Ozanian, Mike (11 tháng 5 năm 2016). “The World's Most Valuable Soccer Teams 2016”. Forbes. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  14. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 55.
  15. ^ “The Birth of a Club”. Chelsea F.C. 30 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2015.
  16. ^ “Team History – 1905–29”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  17. ^ “Between the Wars – Big Names and Big Crowds”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012.
  18. ^ a b Brian Glanville (10 tháng 1 năm 2004). “Little sign of change for Chelsea and their impossible dreams”. The Times. UK. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2009. (cần đăng ký tài khoản)
  19. ^ Brian Glanville (27 tháng 4 năm 2005). “The great Chelsea surrender”. The Times. UK. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2006.
  20. ^ Glanvill, Rick (2006). Chelsea FC: The Official Biography – The Definitive Story of the First 100 Years. Headline Book Publishing Ltd. tr. 196. ISBN 978-0-7553-1466-9.
  21. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 84–87.
  22. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 143–157.
  23. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 89–90.
  24. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 90–91.
  25. ^ “Chelsea sack Ranieri”. BBC Sport. 1 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  26. ^ “Chelsea appoint Mourinho”. BBC Sport. 2 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  27. ^ Matt Barlow (12 tháng 3 năm 2006). “Terry Eyes Back-to-Back Titles”. Sporting Life. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2007.
  28. ^ “Chelsea name Grant as new manager”. BBC Sport. 20 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2007.
  29. ^ “Chelsea 2–1 Everton”. BBC Sport. 30 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009.
  30. ^ a b “Chelsea 8–0 Wigan”. BBC Sport. 9 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  31. ^ McNulty, Phil (5 tháng 5 năm 2012). “Chelsea 2–1 Liverpool”. BBC Sport. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  32. ^ a b McNulty, Phil (19 tháng 5 năm 2012). “Bayern Munich 1–1 Chelsea (aet, 4–3 pens)”. BBC Sport. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  33. ^ “Benfica 1–2 Chelsea”. BBC Sport. 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013.
  34. ^ “Chelsea claim last-gasp Europa League triumph”. AFP. AFP. 15 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2013.
  35. ^ “Chelsea 2–0 Tottenham Hotspur”. BBC Sport. BBC. 1 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2015.
  36. ^ McNulty, Phil (3 tháng 5 năm 2015). “Chelsea 1–0 Crystal Palace”. BBC Sport. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
  37. ^ a b c d e “Stadium History – Introduction”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  38. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 69–71.
  39. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 91–92.
  40. ^ Veysey, Wayne (24 tháng 5 năm 2005). “QPR take over Chelsea training ground”. Evening Standard. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  41. ^ “Chelsea's new training ground for the future”. BBC London. British Broadcasting Corporation. 5 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009.
  42. ^ “Cup Final Statistics”. The Football Association. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.[liên kết hỏng]
  43. ^ “England's Matches: Unofficial”. Englandfootballonline. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  44. ^ “2013 final: Stamford Bridge”. Uefa.com. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  45. ^ “All Blacks”. Rugbyfootballhistory.com. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  46. ^ “Countdown to SABR Day 2011”. BaseballGB.co.uk. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  47. ^ “Jimmy Wilde: The Original Explosive Thin Man”. Cyberboxingzone.com. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  48. ^ “Stamford Bridge Speedway”. guskuhn.net. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  49. ^ “U.S. Invades England 1948”. speedcarworld.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  50. ^ “Twenty20 before Twenty20”. spincricket.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  51. ^ “London Monarchs”. Britballnow.co.uk. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011.
  52. ^ “Chelsea chief: We will drop out of Europe's elite without new stadium”. BBC. 25 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  53. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 76.
  54. ^ “Kenyon confirms Blues will stay at Stamford Bridge”. RTÉ Sport. 12 tháng 4 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007.
  55. ^ “Observer Stadium Story Denied”. Chelsea F.C. official website. 9 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.[liên kết hỏng]
  56. ^ “Chelsea deny they're to ditch Stamford Bridge for 60,000 stadium at Earls Court”. Daily Mail. UK. 10 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2011.
  57. ^ “Chelsea plan Bridge redevelopment”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 20 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007.
  58. ^ “Chelsea FC lose fan vote on stadium”. BBC. 27 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2012.
  59. ^ “Chelsea bid to buy Battersea power station in £1bn stadium plan”. The Guardian. UK. 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  60. ^ “Chelsea's Battersea hopes end as Malaysian consortium completes deal”. The Guardian. UK. 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2012.
  61. ^ “Stamford Bridge: 'Slinky' or Bird's Nest? Chelsea unveil new £500m stadium”. The Independent. UK. 3 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2015.
  62. ^ a b Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 42.
  63. ^ “Chelsea Metropolitan Borough Council”. Civic Heraldry of England and Wales. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007.
  64. ^ “1980s Summary”. Chelseafc.com. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2015.
  65. ^ Moor, Dave. “Historical Kits – Chelsea”. Historical Kits. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  66. ^ “Chelsea – Historical Football Kits”. Historical Kits. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  67. ^ Glanvill, Rick (2006). Chelsea Football Club: The Official History in Pictures. ISBN 0-7553-1467-0. p. 212
  68. ^ Mears, Brian (2002). Chelsea: Football Under the Blue Flag. Mainstream Sport. tr. 42. ISBN 1-84018-658-5.
  69. ^ a b “Chelsea Change Kits”. Historical Kits. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  70. ^ Mears (2002). Chelsea: Football Under the Blue Flag. tr. 58.
  71. ^ Batty, Clive (2007). Kings of the King's Road: The Great Chelsea Team of the 60s & 70s. Vision Sports Publishing. tr. 244. ISBN 978-1-905326-22-8.
  72. ^ Rayner, Dominic (12 tháng 7 năm 2005). “10 of the worst...football kits”. ESPN FC. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  73. ^ “Eyes wide shut”. The Observer. 12 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  74. ^ Anderson, Jamie. “Chelsea are a more universally loved club! Blues chief lauds 400million fan base”. Daily Express. London.
  75. ^ “The world's most popular football club revealed: Man United, Liverpool, Arsenal, Barca, Real or Chelsea?”. talkSPORT.
  76. ^ “Supporters Clubs Map”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2014.
  77. ^ “EXCLUSIVE: Manchester United and Real Madrid top global shirt sale charts”. Sporting Intelligence. 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
  78. ^ “League Table of Twitter Followers”. Folos. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2015.
  79. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 150.
  80. ^ "Carefree" audio sample”. Fanchants.com. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2011.
  81. ^ Scott Murray (17 tháng 4 năm 2002). “Fans sent spinning after tossing salad”. The Guardian. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007.
  82. ^ “Making a new start”. BBC News. 2 tháng 5 năm 2002. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007.
  83. ^ “Bates: Chelsea's driving force”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 2 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007.
  84. ^ “Soccer hooliganism: Made in England, but big abroad”. BBC News. 2 tháng 6 năm 1998. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007.
  85. ^ “Statistics on football-related arrests and banning orders” (PDF). Home Office. tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2011.
  86. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 312–318.
  87. ^ “A brief history of the Arsenal-Chelsea rivalry and why it matters”. The Guardian. 22 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  88. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 321–325.
  89. ^ “Six very modern football rivalries”. TalkSport. 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
  90. ^ “A brief guide to Chelsea's rivalry with Liverpool”. The Guardian. 29 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2015.
  91. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 311.
  92. ^ “Football Rivalries: The Complete Results”. Planetfootball.com. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2007.
  93. ^ “THE LONDON FOOTBALL REPORT 2008” (PDF). footballfanscensus.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  94. ^ a b For the appearance and goalscoring records of all Chelsea players, see Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 399–410.
  95. ^ “Chelsea's Frank Lampard given golden boot by Bobby Tambling”. BBC. 19 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013.
  96. ^ “soccerbase.com”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009.
  97. ^ “Words on Winning: 21–0”. Chelsea F.C. official website. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.[liên kết hỏng]
  98. ^ “Chelsea v Wigan match report”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  99. ^ “Chelsea F.C.”. Union of European Football Associations. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
  100. ^ Dutton, Paul. “Ask Statsman 37”. Chelsea F.C. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  101. ^ “Team History – 1940s”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  102. ^ Viner, Brian (29 tháng 10 năm 2005). “Brian Viner: Diamond days of side who brought touch of glamour to post-war Britain”. The Independent. Independent Print Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  103. ^ “Pre-Match Briefing: Burnley v Chelsea – part one”. Chelsea F.C. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  104. ^ “Mourinho proud of battling finish”. BBC Sport. 13 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
  105. ^ “Charlton 0–2 Chelsea”. BBC Sport. 17 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2007.
  106. ^ “Cup Winners' Cup Trivia”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007.
  107. ^ “Chelsea 3–2 Birmingham”. BBC Sport. 12 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  108. ^ “Chelsea 0–1 Liverpool”. BBC Sport. 26 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008.
  109. ^ “Chelsea in eleven heaven”. Premier League. 8 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2009.
  110. ^ “Torres makes record move from Liverpool to Chelsea”. BBC. 31 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012.
  111. ^ “Transfer news: Manchester United sign Angel di Maria from Real Madrid”. Sky Sports.
  112. ^ “Shirt Numbers”. England Football Online. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2006.
  113. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 96.
  114. ^ Bradley, Mark (27 tháng 12 năm 1999). “Southampton 1 Chelsea 2”. Sporting Life. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2007.
  115. ^ Mitchell, Kevin (20 tháng 5 năm 2007). “Something old, new and Blue”. The Observer. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  116. ^ Kassies, Bert. “UEFA Team Ranking 2008”. UEFA European Cup Football: Results and Qualification. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  117. ^ “Chelsea etch new name on trophy”. Union of European Football Associations. 19 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
  118. ^ “Chelsea first team to hold Champions, Europa League titles”. Vanguard. 15 tháng 5 năm 2013.
  119. ^ “UK Football Clubs on the UK Stock Markets”. Football Economy. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  120. ^ “Bates sells off Chelsea to a Russian billionaire”. The Telegraph. 7 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  121. ^ “Chelsea tycoon to clear club's debt”. BBC. 28 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  122. ^ “Club Information”. Chelseafc.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  123. ^ “Roman Abramovich turns £340m of debt into equity as Chelsea loss falls”. The Guardian. 30 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  124. ^ “Statement on Club Finance”. Chelseafc.com. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.[liên kết hỏng]
  125. ^ “Roman Abramovich still owed £726m under complex Chelsea structure”. The Guardian. 19 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  126. ^ “Chelsea and United debts at record £1.5bn”. The Guardian. 20 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  127. ^ a b “Chelsea FC record first Abramovich-era profit”. BBC. 9 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
  128. ^ “CHELSEA FC ANNOUNCES ANNUAL PROFIT”. Chelsea F.C. 9 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  129. ^ “Chelsea FC reports a record £18m in annual profit”. BBC. BBC. 14 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014.
  130. ^ “Top 20 most Valuable Football Club Brands” (PDF). Brand Finance. tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  131. ^ “Top 30 Football Club Brands” (PDF). Brand Finance. tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
  132. ^ “Chelsea – Deloitte Football Money League”. Deloitte. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  133. ^ “Chelsea manager Carlo Ancelotti puts his faith in elder statesman Didier Drogba”. The Telegraph. 22 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  134. ^ “Chelsea agree whopping £300m kit deal with sportswear giants adidas”. Daily Mail. London. 22 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2013.
  135. ^ “CHELSEA AND ADIDAS ANNOUNCE EXTENSION OF GLOBAL PARTNERSHIP”. Chelsea FC. 22 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2013.
  136. ^ a b “Chelsea sign £40m-per-year shirt deal with Japanese tyre company”. BBC Sport. 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  137. ^ Ashling O'Connor (2 tháng 5 năm 2005). “Clubs to cash in on mobile advertising”. The Times. UK. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010.
  138. ^ “Sponsors & Partners – GAZPROM”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  139. ^ Delta and Chelsea Football Club Strike Sponsorship Deal – Reuters
  140. ^ “Dolce & Gabbana and Chelsea Football Club”. The Daily Telegraph. London. 27 tháng 7 năm 2010.
  141. ^ “Sponsors and Partners”. Chelsea F.C. official website. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014.
  142. ^ “The Great Game”. IMDb. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.
  143. ^ Glanvill (2006). Chelsea FC: The Official Biography. tr. 120–121.
  144. ^ Steve Hawkes (10 tháng 5 năm 2004). “Football firms hit the film circuit”. BBC Sport. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2007.
  145. ^ “Chelsea teams up with Yash Raj Films”. DNA India. 25 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007.
  146. ^ “Nijesmo mi od Juce – Novosti – Epizode – Chelsea u "gledajte onlajn" sekciji” (bằng tiếng Montenegrin). nijesmomiodjuce.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014.
  147. ^ Scott Murray (30 tháng 9 năm 2002). “Di Canio has last laugh at Chelsea comedy store”. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  148. ^ “The 39 Steps”. IMDB. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2014.
  149. ^ “All About Scoring, Innit?”. Minder.org. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  150. ^ “Blue Is The Colour”. Chart Stats. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007.
  151. ^ “Caps' 'Proclaim' season opener”. Vancouver Courier. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007.
  152. ^ Stephen Hunt (26 tháng 11 năm 2009). “Riders fans enjoy musical edge”. Calgary Herald. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2014.
  153. ^ “Blue Day”. Chart Stats. Bản gốc lưu trữ 7 May 2012 February 2012. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archivedate= (trợ giúp)
  154. ^ “The soul of Chelsea in 50 moments”. Times Online. 29 tháng 11 năm 2007.
  155. ^ “Countdown to the Champions League Final in Moscow”. The Sun. 2 tháng 5 năm 2008.
  156. ^ “Chelsea Moving on Up”. FemaleSoccer.net. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011.
  157. ^ “About the Ladies”. Chelsea F.C. official website. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  158. ^ “Womens Cup Previous Winners”. surreyfa.com. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2014.
  159. ^ “Eight teams successful in Women's Super League bid”. London: fcbusiness.co.uk. 24 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011.
  160. ^ “Chelsea lift FA Cup in front of record crowd”. shekicks.net. 2 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2015.
  161. ^ “Chelsea Ladies: How Women's Super League title was won”. BBC. UK. 5 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  162. ^ Leighton, Tony (18 tháng 10 năm 2009). “John Terry digs deep to rescue Chelsea Ladies after funding cuts”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011.
  163. ^ “First Team Squad List”. Chelsea F.C. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2016.
  164. ^ “On Loan Players”. Chelsea Football Club. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
  165. ^ a b c “Club Personnel”. chelseafc.com. 1 tháng 7 năm 2015.
  166. ^ “Club statement”. chelseafc.com. 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2014.
  167. ^ “Chelsea Statement”. chelseafc.com. 27 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.
  168. ^ “Eugene Tenenbaum”. chelseafc.com. 1 tháng 7 năm 2015.
  169. ^ “Marina Granovskaia”. chelseafc.com. 1 tháng 7 năm 2015.
  170. ^ Fifield, Dominic (14 tháng 6 năm 2013). “Chelsea give formal role to Abramovich aide Marina Granovskaia”. Daily Mail. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013.
  171. ^ “Chelsea join illustrious trio”. uefa.com. 15 tháng 5 năm 2013.

Tham khảo sửa

  • Batty, Clive (2004). Kings of the King's Road: The Great Chelsea Team of the 60s and 70s. Vision Sports Publishing Ltd. ISBN 0-9546428-1-3.
  • Batty, Clive (2005). A Serious Case of the Blues: Chelsea in the 80s. Vision Sports Publishing Ltd. ISBN 1-905326-02-5.
  • Glanvill, Rick (2006). Chelsea FC: The Official Biography – The Definitive Story of the First 100 Years. Headline Book Publishing Ltd. ISBN 0-7553-1466-2.
  • Hadgraft, Rob (2004). Chelsea: Champions of England 1954–55. Desert Island Books Limited. ISBN 1-874287-77-5.
  • Harris, Harry (2005). Chelsea's Century. Blake Publishing. ISBN 1-84454-110-X.
  • Ingledew, John (2006). And Now Are You Going to Believe Us: Twenty-five Years Behind the Scenes at Chelsea FC. John Blake Publishing Ltd. ISBN 1-84454-247-5.
  • Matthews, Tony (2005). Who's Who of Chelsea. Mainstream Publishing. ISBN 1-84596-010-6.
  • Mears, Brian (2004). Chelsea: A 100-year History. Mainstream Sport. ISBN 1-84018-823-5.
  • Mears, Brian (2002). Chelsea: Football Under the Blue Flag. Mainstream Sport. ISBN 1-84018-658-5.

Liên kết ngoài sửa