Thành viên:Nguyễn Công Lâm Viên/Nháp1

HỌ NGUYỄN CÔNG (阮公族) LÀNG PHÚ HỘI-QUẢNG TRỊ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌ TỘC.

    - Mảnh đất Triệu Phong chính thức thuộc về bản đồ nước Đại Việt từ năm 1306, lúc hai châu Ô – châu Rý (Lý) được vua Chăm pa là Chế Mân làm sính lễ cưới Công chúa Huyền Trân - con gái vua Trần Nhân Tông. Từ năm đó về trước, sử cổ chỉ cho biết mảnh đất này là một phần của Bộ Việt Thường – một trong 15 Bộ của nước Văn Lang đời các Vua Hùng. Sau năm 207 (trước Công nguyên) là một phần của Huyện Tỳ Cành, Quận Nhật Nam thời Bắc thuộc. Giữa thế kỷ IV lúc Vua Chăm pa là Phạm Văn đánh đuổi quân Hán ra khỏi Đèo Ngang, trở thành một phần đất của Châu Ô, thuộc Vương Quốc Chăm pa.
    - Sau khi tiếp quản, Nhà Trần cho di dân từ phía Bắc vào, mở đầu quá trình hình thành làng xã và thành lập đơn vị hành chính. Quá trình dời dân diễn ra 3 đợt chính:
  + Đợt thứ nhất từ năm 1307. Trong đợt di dân này,số dân và số làng chưa nhiều. Theo sách minh chí của Trung Quốc, đến giưa thập kỷ thứ 2 thế kỷ XV (tức hơn một thế kỷ sau) cả hai Châu Thuận và Hoá mới chỉ có 79 làng với 1470 nhà và 5662 khẩu. 
  + Đợt thứ hai vào những năm đầu đời Lê Thánh Tông, là một đợt khá lớn. Theo sách “Thiên Nam dư hạ tập” viết năm 1483 thì riêng huyện Võ Xương đã có đến 53 làng. Năm 1553 sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An ghi số làng 59. Lúc này các làng ở vùng đồng bằng đã khá nhiều, vùng trung du ít hơn, và dọc bãi cát chỉ có người ở, chưa hình thành làng xã.
  + Đợt thứ ba bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) trở đi. Đây là đợt di dân lớn nhất chủ yếu con em ở Thanh Nghệ. Trong đợt này có Ngài Thủy Tổ họ Nguyễn Công ở Nhượng Bạn thuộc Kỳ La (Hà Hoa), miền đất cuối của Ðại Việt. Nay thuộc xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Ngài xuất thân trong một gia đình Ngư phủ, có truyền thống đi biển đánh bắt cá. Theo tiếng gọi di dân của Triều đình vào vùng đất mới. Ngài rời quê hương đi bằng thuyền buồm, khi ra đi có một số bạn bè đồng hương,Ngài có dẫn theo người con trai NGUYỄN CÔNG ĐÀN-QUÝ CÔNG, trải qua nhiều vất vả cực khổ. Sau đó về tọa lạc ở Phường Mành (Phụ Luỹ, Phó Hội). Ngài đã khai khẩn ruộng đất, dựng nên cơ nghiệp, sinh con đẻ cháu và trở thành gia tộc họ Nguyễn Công vùng này, bây giờ thuộc làng Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (NGUYỄN CÔNG TỘC-LÀNG PHÚ HỘI-QUẢNG TRỊ). 
     - Đến đời thứ 9, 10 và 11, sau mùa hè đỏ lửa 1972 tại Quảng Trị, 1/3 con cháu của Ngài di dân vào Nam tìm đất màu mở, rộng lớn lập nghiệp lâu dài và đã có nhiều đóng góp cho Đất nước, để nối nghiệp và phát triển Tông đường họ NGUYỄN CÔNG TỘC.
     - Năm 1993 con cháu trong và ngoài nước xây dựng Lăng mộ và nhà thờ cho Ngài tại làng Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 
     - Năm 2019 con cháu trong Họ tiếp tục đóng góp công sức để trùng tu Nhà Thờ Họ cho khang trang sạch sẽ và rộng rãi. Có sự đóng góp vô cùng to lớn của Ông Nguyễn Công Cư một Việt kiều Mỹ hết lòng hướng về quê hương họ Tộc. Đánh dấu xu thế phát triển lớn mạnh của Họ ta, tại thôn Mũi Đá, xã Tân Phước, T.x Lagi, Tỉnh Bình Thuận ông Nguyễn Công Lào cho xây ngôi nhà Thờ Chi Họ NGUYỄN CÔNG to lớn bề thế đầu tiên tại đất Cam Bình. 
                     
  NGUYỄN CÔNG LÀO (Lưu soạn)