Gia tăng sản xuất lương thực

sửa
Sự gia tăng sản lượng lúa mì ở các nước đang phát triển kể từ năm 1961, tính bằng kilôgam trên héc-ta.

Theo một ước tính vào năm 2021, Cách mạng xanh đã làm gia tăng năng suất trung bình của cây trồng thêm tới 44% kể từ năm 1965 đến năm 2010.[1] Sản lượng ngũ cốc đã tăng lên gấp đôi ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 1961 - 1985.[2] Sản lượng lúa gạo, ngô và lúa mì đã tăng đều đặn trong thời gian đó.[2] Sự gia tăng sản lượng có thể được giải thích bởi việc cải thiện hệ thống tưới tiêu, sử dụng phân bón hóa học và phát triển giống cây trồng mới, ít nhất là trong trường hợp sản xuất lúa gạo tại châu Á.[2]

Trong khi sản lượng nông nghiệp tăng lên nhờ Cách mạng Xanh thì năng lượng đầu vào để sản xuất nông nghiệp lại tăng nhanh hơn,[3] do đó tỷ lệ lương thực được sản xuất trên năng lượng đầu vào lại giảm dần theo thời gian. Các kỹ thuật của Cách mạng Xanh cũng phụ thuộc nhiều vào máy móc nông nghiệp và phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc làm rụng lá. Tính đến năm 2014, nhiều thứ trong số đó có nguyên liệu sản xuất đến từ dầu mỏ, khiến nền nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào việc khai thác dầu mỏ.[4]

Dân số thế giới 1950–2010

Cách mạng xanh lần thứ hai

sửa

Mặc dù Cách mạng Xanh đã cải thiện sản lượng nông nghiệp chỉ trong một thời gian ngắn ở một số khu vực trên thế giới, nhưng tỷ lệ gia tăng sản lượng của các nước này đang giảm dần theo thời gian, trong khi chi phí xã hội và môi trường ngày càng trở nên cao hơn. Kết quả là, nhiều cá nhân, tổ chức đã và đang tiếp tục phát minh ra những cách thức, kỹ thuật mới để khắc phục hạn chế, tăng cường đáng kể hoặc thay thế các kỹ thuật đã được sử dụng trong Cách mạng Xanh. Các phát minh, cải tiến mới thường được nêu ra là Hệ thống thâm canh lúa gạo,[5] nông nghiệp sinh thái,[6] và việc tăng hiệu quả áp dụng các công nghệ hiện có vào các vấn đề nông nghiệp của các nước đang phát triển[7] Người ta dự đoán rằng dân số toàn cầu đến năm 2050 sẽ tăng thêm 1/3, và do đó sẽ cần tăng thêm 70% sản lượng lương thực, điều này có thể đạt được bằng các chính sách hợp lý và sự đầu tư đúng đắn.[8]

Cách mạng xanh bền vững

sửa

Thuật ngữ Cách mạng xanh bền vững[a] do nhà nông nghiệp học Ấn Độ là M. S. Swaminathan đặt ra vào năm 1990, mặc dù ông tuyên bố rằng khái niệm này đã ra đời từ đầu năm 1968. Nó được đặt ra nhằm thể hiện một khía cạnh bổ sung cho các khái niệm và thực tiễn ban đầu còn thiếu của cuộc cách mạng xanh, đó là khía cạnh sinh thái.[9][10] Swaminathan đã mô tả nó là nền nông nghiệp "có năng suất cao bền vững mà không gây tổn hại đến hệ sinh thái".[9] Khái niệm này ngày nay đã phát triển thành sự kết hợp giữa khoa học, kinh tế và xã hội học.[11][12] Năm 2002, nhà sinh vật học E.O. Wilson nhận xét rằng:[9]

Vấn đề trước mắt chúng ta là làm thế nào để nuôi sống hàng tỷ miệng ăn mới trong vài thập kỷ tới, và đồng thời bảo vệ được phần còn lại của sự sống mà không bị mắc kẹt trong một "thỏa thuận với quỷ dữ" sẽ đe dọa tự do và an ninh. Không ai biết giải pháp chính xác cho vấn đề nan giải này. Lợi ích phải đến từ một cuộc Cách mạng xanh bền vững. Mục đích của lực đẩy mới này là nâng cao sản lượng lương thực vượt xa mức đạt được nhờ Cách mạng Xanh những năm 1960, sử dụng công nghệ và chính sách quản lý tiên tiến hơn và thậm chí an toàn hơn những chính sách hiện đang tồn tại.

— E.O. Wilson

Tuy nhiên, bất chấp vai trò nổi bật của Swaminathan trong việc xây dựng cuộc Cách mạng Xanh trong nền nông nghiệp của Ấn Độ, khái niệm "Cách mạng xanh bền vững" ban đầu phản ánh những thất bại của phần lớn các dự án khởi động.[13] [14] Mặc dù là một thuật ngữ ít được biết đến, nhưng bản chất của nó phần lớn phản ánh các vấn đề đã được đồng thuận và được nêu trong các báo cáo tổng hợp gần đây của IPCC và các báo cáo khác.[15][16]

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  2. ^ a b c Conway 1998, Ch. 4
  3. ^ Church, Norman (1 tháng 4 năm 2005). “Why Our Food is So Dependent on Oil”. PowerSwitch. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2011. Alt URL Lưu trữ 27 tháng 9 2008 tại Wayback Machine
  4. ^ “Fuel costs, drought influence price increase”. Timesdaily.com. Bản gốc lưu trữ 16 tháng Mười năm 2007. Truy cập 20 Tháng Ba năm 2011.
  5. ^ Norman Uphoff for SciDevNet 16 October 2013 New approaches are needed for another Green Revolution
  6. ^ Olivier De Schutter, Gaëtan Vanloqueren. The New Green Revolution: How Twenty-First-Century Science Can Feed the World Lưu trữ 22 tháng 10 2016 tại Wayback Machine Solutions 2(4):33–44. Aug 2011
  7. ^ FAO Towards a New Green Revolution, in Report from the World Food Summit: Food for All. Rome 13–17 November 1996
  8. ^ “How to Feed the World in 2050” (PDF). FOA. Food and Agriculture Organization. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ a b c Swaminathan, M. S. (2006). “An Evergreen Revolution”. Crop Science. 46 (5): 2293–2303. doi:10.2135/cropsci2006.9999.
  10. ^ “Talking about an 'evergreen revolution'. The New York Times (bằng tiếng Anh). 12 tháng 5 năm 2008. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Powell, Alvin (15 tháng 3 năm 2001). 'Evergreen Revolution' called for”. The Harvard Gazette. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Moser, Dan (11 tháng 10 năm 2011). “Swaminathan: Time to Shift from Green to Evergreen Revolution. Inaugural Heuermann Lecturer Challenges Today's Farmers”. CropWatch. IANR News Service. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ “Swaminathan: Time to Shift from Green to Evergreen Revolution”. CropWatch (bằng tiếng Anh). 17 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  14. ^ Kesavan, P. C.; Malarvannan, S. (2010). “Green to evergreen revolution: ecological and evolutionary perspectives in pest management”. Current Science. 99 (7): 908–914. ISSN 0011-3891. JSTOR 24066067.
  15. ^ Kesavan, P. C.; Malarvannan, S. (2010). “Green to evergreen revolution: ecological and evolutionary perspectives in pest management”. Current Science. 99 (7): 908–914. ISSN 0011-3891. JSTOR 24066067.
  16. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :8


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu