Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/Dịch bài chuyên môn cao mặc dù không có chuyên môn có khả thi?

  • Đoạn thảo luận dưới đây giống như 1 bài luận văn để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Messier 87 sửa

Tôi hơi tò mò là bạn đang học ngành gì mà có thể dịch được bài này? Tôi đánh giá bài này là khá "khó" và có độ chuyên môn cao. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:53, ngày 28 tháng 12 năm 2020 (UTC)

Cũng gần xong rồi, chỉ còn tinh chỉnh văn phong, câu cú và một số đoạn chú thích hình ảnh nữa là ổn thưa quý ĐPV. Mấy hôm nay tôi bận quá nên chưa có thời gian. Mong quý ĐPV thông cảm. Dịch "được" là một chuyện, dịch "đúng" và dịch "hay", "dễ hiểu" lại là cả một vấn đề. Bản thân tôi tự nhận trình độ kém cỏi nên còn phải học hỏi nhiều, hy vọng quý ĐPV chiếu cố cho. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 07:03, ngày 28 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Dịch "đúng" là được rồi. Đòi hỏi dịch "hay" nữa thì quả thật sẽ là đòi hỏi hơi quá đối với nhiều người. Câu hỏi của tôi mang tính chất tò mò (về "ngành") nhiều hơn là tính chất phê bình. Rất ít thành viên có thể dịch "đúng" được 1 bài có độ chuyên môn cao như bài này. Tôi chưa dò kỹ nhưng nhìn chung thì quả thật bạn dịch không tệ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:48, ngày 28 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Không cần phải là người có chuyên ngành thì mới có thể dịch được những bài chuyên ngành. Điều quan trọng là nức độ chăm chút, tâm huyết bỏ ra cho nó. Công sức bỏ ra càng nhiều thì chất lượng bài dĩ nhiên sẽ được nâng cao. Nếu người am hiểu chuyên môn cần 2, 3 ngày để dịch một bài chuyên ngành thì người không am hiểu chuyên môn vẫn có thể dịch được, chỉ là mất nhiều thời gian hơn. Cuộc đời là một chuỗi ngày tươi đẹp, càng khám phá, càng học hỏi nhiều thì kiến thức, tri thức luận của con người sẽ theo đó mà nâng cao. Con người, nếu chỉ dành cả đời để theo đuổi một mục đích, dồn toàn lực đi trên một con đường bằng phẳng thì sẽ thật vô vị và nhạt nhẽo biết bao. Hy vọng câu trả lời này phần nào thỏa mãn trí tò mò của quý ĐPV. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 08:01, ngày 28 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Haha thật nể phục trước câu trả lời mang đậm tính chất nhân văn, "học học nữa học mãi." Mặc dù ta có thể học mỗi ngày cho tới cuối đời, nhưng tới cuối đời, khả năng cao là ta cũng chưa biết hết được 0,1% kiến thức của cả nhân loại tại thời điểm hiện tại (tính tổng tất cả các ngành).
Nói thật, tôi khá bất ngờ, bỡ ngỡ và có phần nể phục "ý chí ham học" của bạn (cộng sự cầu thị trong sự học hỏi về kiến thức bao la của con người), đặc biệt ở các chủ đề mà đại đa số các sinh viên đều muốn xách dép mà chạy và rất ít ai "tự nguyện" muốn học cả. Rất ít người có thể dịch được một bài có độ chuyên ngành cao mặc dù không học ở chuyên ngành đó (hoặc ít ra là phải học ở 1 ngành có liên quan). Bạn làm được chứng tỏ bạn có IQ khá cao.
Tuy nhiên, tôi nghĩ cái gì cũng phải có giới hạn trừ phi IQ của bạn là IQ của một "thiên tài". Thiên tài thì có thể hiểu được mọi kiến thức một cách dễ dàng mặc dù chưa từng học qua. Thời còn sinh viên, thú thật là có một số khái niệm mà đã làm tôi rất đau đầu và mất rất lâu để có thể hiểu được (vài tháng tới vài năm tùy vào độ khó của khái niệm). Lúc đầu tôi chỉ hiểu chúng một cách mơ hồ nhưng phải mất rất lâu tới mới có thể hiểu được "rõ nét" một số khái niệm khoa học (ví dụ thuyết tương đối tổng quát hoặc cơ học lượng tử). Nếu ta không hiểu được mình đang đọc cái gì thì làm sao mà có thể dịch một cách chuẩn xác được? Muốn hiểu "tường tận rõ nét" một số khái niệm "cực kỳ khó" thì đôi khi có thể mất vài năm đối với 1 người không phải là thiên tài!
Không phải ngẫu nhiên mà bằng tiến sĩ phải mất trung bình 10 năm mới có thể đạt được ở thời điểm hiện tại (4 năm đại học + 6 năm cao học). Bằng tiến sĩ chỉ là màn "mở đầu" cho một chuỗi dài mấy chục năm nghiên cứu cho tới cuối đời. Sau khi họ chết, công trình nghiên cứu của họ sẽ được tiếp nối bởi các nhà khoa học của tương lai. Vòng tuần hoàn cứ như vậy mà lặp đi lặp lại xuyên suốt lịch sử con người và công nghệ của con người cũng ngày một càng tiên tiến. Điều trớ trêu (còn có thể gọi là "nghịch lý") là khi ta (các nhà khoa học) càng biết nhiều kiến thức thì ta càng nhận ra kiến thức còn chưa được khám phá lại càng nhiều lên (chứ không hề giảm! Đáng lý ta càng biết nhiều kiến thức thì kiến thức chưa biết phải giảm chứ nhỉ?). Thấy bạn có tinh thần "ham học hỏi" cao nên tôi tám chuyện tí cho vui chứ không có ý gì đâu. Tôi đã từng tám với 1-2 thành viên khác dài hơn nhiêu đây gấp nhiều lần haha.
Nghịch lý ông nội (người đầu tiên nghĩ ra khái niệm này là vào năm 1929), bài này tôi tạo ra cách đây 10 năm trước. Có nhiều thuyết để lý giải nhưng hiện tại khoa học vẫn bị giới hạn về mặt công nghệ và vẫn chưa thể chứng minh được cái nào là "thuyết đúng". Giới thiệu cho bạn bị "hack não" chơi.
Mai mốt khi nào rảnh, bạn nên dịch thử 1 bài nào đó trong toán học (chủ đề tôi yêu thích lẫn sợ hãi, xem nếu tò mò về độ khó của toán học). Chọn bài nào dễ dễ thôi nhé chứ không thì sẽ hơi bị chua đấy kaka. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:00, ngày 28 tháng 12 năm 2020 (UTC)
Cảm ơn quý ĐPV Nguyentrongphu đã có lời khen. Kỳ thực nếu xét về IQ thì tôi không cho rằng mình là người thông minh. Tôi chỉ viết, dịch những gì mình thích và "bỗng nhiên có hứng", như một sự "ngẫu nhiên có chọn lọc" hơn là tập trung vào một chủ đề chuyên môn. Tôi muốn biết nhiều, mà muốn biết nhiều phải viết nhiều, viết càng nhiều thì đầu óc càng "thông thái ra". Có hai loại người: người không có gì và người có tất cả. Thiên tài là người có tất cả. Tôi tự nhận mình thuộc nhóm "không có gì". Kiến thức và thế giới quan của tôi hầu hết là chắt lọc từ kinh nghiệm và khám phá. Những dạng kiến thức chuyên ngành, hàn lâm đối với tôi là chủ đề khó, nhưng không phải không thể lĩnh hội được. Tuy nhiên, vẫn có giới hạn trong lĩnh hội kiến thức về một lĩnh vực, tôi gọi đó là "ranh giới kiến thức". Đó là ranh giới nơi một người bình thường, "không có gì" (như tôi) có thể hiểu được một chủ đề thuộc kiến thức chuyên ngành. Nếu dựa vào ranh giới này thì Messier 87 vẫn nằm trong "ngưỡng cho phép", chưa đủ độ phức tạp như cơ học lượng tử, thuyết tương đối rộng. Kiến thức là biển cả bao la và những điều tôi biết giống như hạt muối trong đó, điều này tôi đã từng nói. Thật thú vị khi ngày xưa, giới hạn không gian mà con người biết đến chỉ là một vùng nhỏ hẹp, rồi đến các lục địa, trái đất, hệ mặt trời, dải Ngân hà rồi đến vũ trụ (quan sát được). Như quý ĐPV nói, càng biết nhiều thì càng thấy mọi thứ xung quanh càng rộng lớn, kiến thức cũng tương tự thế. Nhưng điều đó chắc chắn không ngăn cản được tôi khám phá thêm kiến thức, vì thay vì dậm chân ở con số 0, tôi thích tiến dần về con số "vô cùng" hơn. Kiến thức là món ăn tinh thần bổ dưỡng, ăn vào có lợi chứ không có hại. Chưa kể, biết càng nhiều lại càng có dịp "chém gió" với mấy em gái nữa, haha.
Về mấy cái nghịch lý du hành thời gian tôi nghĩ nếu chỉ biết sơ qua thì chỉ là kiến thức phổ thông, ai xem nhiều phim viễn tưởng sẽ hiểu. Tôi lấy ví dụ về "nghịch lý ông nội" nhé. Nếu giả sử hôm nay, tôi leo lên cỗ máy thời gian và quay về quá khứ, ám sát tôi lúc đang thiết kế cái logo Tết Dương Lịch, thì dĩ nhiên hôm nay logo đó sẽ không xuất hiện trên trang chính. Nhưng nếu tôi làm vậy sẽ xuất hiện nghịch lý ngay. Nếu tôi bị ám sát lúc đó thì ai sẽ là người quay ngược về quá khứ trên cỗ máy thời gian để thực hiện hành vi đó? Có một học thuyết tôi rất thích đó là đa vũ trụ, có thể lý giải cho nghịch lý trên. Học thuyết được nhiều phim viễn tưởng khai thác. Mà đối với một nhà khoa học như quý ĐPV đây, mấy thuyết này chắc dư sức biết thừa, haha. Chỉ là "chém gió" tí thôi, nếu sai mong quý ĐPV không chê nhé. Còn mấy chủ đề toán học tôi tự nguyện xin thua, vì chúng vượt qua "ranh giới kiến thức" của bản thân. Nhưng nếu có dịp tôi sẽ nghiên cứu thử xem, coi như "đổi gió" vậy. Sẵn tiện, năm mới, chúc quý ĐPV vui vẻ, hạnh phúc, tràn ngập niềm vui. Nếu có duyên, hy vọng được gặp mặt quý ĐPV một lần. Cũng xin cáo lỗi vì hồi đáp muộn, vì mấy hôm nay bận quá, vả lại, với câu hỏi dài thì câu trả lời cũng phải "dài", sao cho tương xứng chứ, haha. ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:50, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)
Haha theo kinh nghiệm của tôi thì đại đa số các cô gái sẽ chạy mất dép nếu bạn đem mấy chủ đề này ra mà nói trừ phi họ là những cô gái mọt sách và đam mê khoa học rất cao (những cô gái týp này thì rất hiếm nhé). Dĩ nhiên nhiều người đã biết tới khái niệm du hành thời gian qua các phim Hollywood. Nói thật thì họ biết rất mơ hồ (thậm chí còn mơ hồ hơn cả mơ hồ), chỉ biết đại loại là nhân vật chính du hành tới tương lai hoặc quá khứ. Đại đa số không thể giải thích được "nghịch lý ông nội" hoặc "Hitler paradox" là gì. Nói chung họ coi cho vui giải trí thôi chứ kêu họ thảo luận về chủ đề du hành thời gian thì sẽ không khả thi (tôi đã thử nhiều lần).
Ý tôi là "ranh giới kiến thức" có thể được đột phá bằng cách bỏ ra vài năm đi học về ngành đó. Còn không thì rất khó để vượt qua ranh giới đó trừ phi là thiên tài. Đúng là Messier 87 chưa tới mức "cực kỳ khó", nhưng không phải ai cũng có khả năng dịch được bài này mặc dù không có chuyên môn (nếu có thì cũng dịch máy clk = sai bét nhè). Bạn dám thử sức với điều mà rất ít người dám làm, đáng nể. Hồi chưa có kiến thức nhiều, tôi cũng không dám dịch những bài "khó" như bài Messier 87.
Thật lạ và khó hiểu khi một người có sự tò mò nhiều và thèm khát trí tuệ to lớn như bạn lại không chọn ngành khoa học (1 ngành nào đó trong bách khoa)? Theo quan điểm chủ quan của tôi, tích cách và sự ham muốn học hỏi kiến thức không ngừng nghỉ của bạn rất phù hợp với các ngành khoa học. Tôi có cơ sở để nghĩ rằng sự thèm khát kiến thức của bạn sẽ không bao giờ được thỏa mãn cho tới cuối đời nếu bạn chỉ dừng cuộc chơi lại ở mức "amateur". Bạn cần có nền tảng "vững chắc" trước khi có thể tự học hầu như tất cả các kiến thức khoa học. Thường thì phải đi học đại học mới có nền tảng vững chắc được. Ý tôi là sau khi có nền tảng vững chắc thì bạn có thể "tự học" và "tự tìm hiểu" thêm về tất cả các kiến thức khoa học và sẽ cảm thấy thú vị, kích thích bộ não (nếu không hiểu gì thì sẽ không thấy thú vị). Rất ít (thường là thiên tài) người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc mà không qua trường lớp (đại học). Nói thế nào nhỉ? Có lẽ cho tới cuối đời bạn sẽ thấy thiếu thiếu cái gì đó, cái gì đó bạn vẫn chưa thỏa mãn được nhưng không thể giải thích. Nếu chọn học ngành bách khoa thì đến cuối đời bạn có thể chết mãn nguyện hơn haha (giống phim Breaking Bad). Tất cả đều là "phỏng đoán" của tôi chứ không khẳng định điều gì cả.
Không biết bạn đang học ngành gì nhưng chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi. Tôi có 1 người em họ, nó học ngành khoa học tới năm thứ 4 (năm cuối) mới chợt nhận ra là mình không phù hợp với ngành đó. Sau đó, cậu ta chuyển qua ngành kinh tế và học lại từ đầu (bây giờ đã tốt nghiệp và đi làm rồi). Không có gì ngạc nhiên và bất ngờ nếu bạn vô tình lại là trường hợp "ngược lại" với trường hợp của em họ tôi. Tôi đây lúc đầu tính làm nhà toán học nhưng suy nghĩ lại thì thấy không phù hợp. Cuối cùng, tôi quyết định làm nhà khoa học.
Chủ đề toán học. Nếu muốn khó thì sẽ có thứ "khó" tới mức làm đầu bạn nổ tung và có thể là khó nhất thế giới. Muốn dễ thì cũng có dễ. Toán học đa dạng lắm. Bạn chọn chủ đề dễ thì tôi nghĩ sẽ không tới nổi nào đâu haha.
"Nghịch lý logo Tết" của bạn là một "variant" của "nghịch lý ông nội" đấy. Nghịch lý Hitler cũng là 1 variant của nó. Nói chung tất cả các trường hợp có nghịch lý na ná đều là variants của "nghịch lý ông nội" hết. Các phim ảnh cũng thường có những cốt truyện phim dựa trên các variants này. Thuyết đa vũ trụ là một trong nhiều phương án có thể giải thích được nghịch lý ông nội. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn chưa biết rõ được thuyết nào mới là thuyết đúng nhất (chỉ có 1 thuyết đúng thôi). Bạn mà chứng minh được thuyết nào đúng; năm sau bạn chắc chắn ôm giải Nobel 2021 (26 tỷ) haha. Tôi đã từng một thời "sửu nhi" và ảo tưởng sức mạnh. Tôi đã thử tìm cách chứng minh hoặc nghĩ ra thuyết nào hay hơn. Nhưng chợt nhận ra, có lẽ phải mất thêm vài trăm năm thì công nghệ mới đủ tiên tiến để thực hiện hoài bão chứng minh được nó. Con người đã tiến đi rất xa từ cái thời ngu muội của Trung cổ. Thời đó, bạn mà cứ hô hào con người lên được Mặt Trăng thì khả năng cao bạn bị trói vô cột rồi bị thiêu sống (sau khi bị gắn mác là "phù thủy" và "ma thuật").
Tôi đã từng ra HN 2 lần. Nếu có duyên thì chúng ta sẽ gặp trong tương lai. À mà, trang này dài quá rồi. Bạn nên lưu trữ nó đi, năm mới rồi. Mỗi lần kéo xuống trang này tôi cũng hơi hoảng vì độ dài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:43, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)