ClickFarm, tạm dịch là "trang trại nhấp chuột" hay còn gọi là PhoneFarm ở Việt Nam, là một thuật ngữ chỉ những nơi thực hiện gian lận trên mạng xã hội bằng cách tạo lượt tương tác ảo. Các "trang trại" này thường chỉ là một căn phòng chứa nhiều bo mạch của điện thoại thông minh được gắn vào một mạch chủ và điều khiển mọi thứ bằng máy tính. Hầu hết những người vận hành hệ thống này đều còn trẻ và mỗi người phụ trách một nền tảng riêng như Facebook, Youtube hay Tiktok. Thông qua một phần mềm tự phát triển cùng với hai màn hình - một để hiển thị trạng thái của điện thoại còn một để kiểm tra kết nối và khắc phục sự cố - các "trang trại" này có thể nhanh chóng làm tăng lượt xem, lượt thích, lượt nhấp vào quảng cáo hoặc tạo ra bình luận, tranh luận cho các bài viết hay buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội.[1][2]

Ra đời sửa

Thuật ngữ ClickFarm được đề cập lần đầu tiên vào năm 2007, chủ yếu tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Nepal, Sri Lanka, Ai Cập, Indonesia, Philippines và Bangladesh.[3] Trong thập kỷ tiếp theo, chúng tiếp tục bùng nổ về số lượng, trong đó có ở cả Ấn Độ hay Thái Lan.[1] Vào tháng 6 năm 2017, ba người điều hành một "trang trại" với hàng trăm điện thoại và hàng trăm nghìn thẻ SIM ở Thái Lan đã bị bắt khi gian lận lượt thích và lượt xem trên WeChat.[4] Đến năm 2020, tại Trung Quốc cũng đã siết chặt hoạt động này nhưng chúng vẫn phát triển ở một số nơi khác. Còn tại Việt Nam, vào năm 2023, báo VnExpress đã đưa tin về một "trang trại" ở Quảng Ninh đang hoạt động với 36 "box farm" (36 hộp, hơn 700 chiếc điện thoại). Chủ "trang trại" cho biết "đang làm công việc mà các mạng xã hội không cho phép. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường đang nở rộ và chưa bị pháp luật cấm". Tại họp báo của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 10 cùng năm, đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho biết thiết bị dạng này chưa thuộc diện cấm ở Việt Nam.[1]

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các "trang trại" này đến từ thói quen trong thời đại số. Theo một nghiên cứu đăng tải trên The Guardian vào năm 2013 thì lượt thích rất quan trọng với người tiêu dùng: "có 31% sẽ kiểm tra xếp hạng và đánh giá, bao gồm lượt thích và người theo dõi trên Twitter, trước khi họ chọn mua thứ gì đó." Điều này khiến cho các doanh nghiệp và người nổi tiếng cảm thấy buộc phải tăng lượt thích để thu hút khách hàng hay người hâm mộ.[5] Không những vậy, các "trang trại" này cũng có thể giúp triệt hạ đối thủ cạnh tranh bằng hành vi chủ động nhấp vào quảng cáo nhưng chắc chắn không mua. Tính từ năm 2009 tới 2012, những cú nhấp chuột "không hợp lệ" kiểu như vậy đã khiến cho đối thủ lãng phí khoảng 20% tiền quảng cáo trên Facebook.[6]

Hoạt động sửa

Thuở ban đầu, các "trang trại" này chỉ là trung gian giao dịch. Họ sẽ trả cho những người lao động khoảng 1 USD/1.000 lượt thích hoặc 1.000 lượt theo dõi Twitter rồi bán lại với giá cao hơn.[7] Nhưng ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các "trang trại" đã trực tiếp đứng ra thực hiện mọi thứ và một người có thể làm được 10.000 việc rất nhanh chóng. Để tổ chức "trang trại" kiểu này cần có các linh kiện, bao gồm cáp USB, dây dẫn và đặc biệt là điện thoại thông minh đã tháo hết màn hình, pin, camera cùng những cảm biến không cần thiết để tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi vận hành. Trung bình mỗi "box" có từ 20 đến 22 máy và chi phí tự lắp đặt hết khoảng 14 triệu đồng vào năm 2023. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có cả dịch vụ cho thuê hoặc bán sẵn "box" với giá đắt hơn khoảng chục triệu. Một hộp PhoneFarm như thế đã được nhiếp ảnh gia người Anh là Jack Latham xác nhận mua với giá 1.000 USD (khoảng 24 triệu đồng). Ông sau đó mô tả về hiệu quả của "chiếc hộp tăng view" đã khiến bài viết của ông từ vài trăm lượt thích lên tới hơn 6.000 lượt.

Tiếp đến, các "trang trại" này phải có phần mềm riêng cùng hệ thống máy chủ, máy tính điều khiển, hệ thống mạng và các vật tư khác. Trong khoản chi phí tầm 1 tỷ đồng đầu tư cho một "trang trại" hơn 700 điện thoại thì các hệ thống này chiếm một nửa và riêng phần mềm tự phát triển tiêu tốn khoảng 250 triệu đồng. Bên cạnh đó là chi phí vận hành khoảng 25 triệu đồng mỗi tháng, chủ yếu là tiền điện. Ngoài ra, để đi vào hoạt động, các "trang trại" phải "nuôi" hàng chục nghìn tài khoản ảo. Nếu muốn ổn định thì ban đầu họ phải tốn nhiều thời gian mua SIM rác rồi đăng ký thủ công; còn nếu muốn nhanh thì họ thường dùng công cụ tạo số điện thoại ảo nhưng dễ bị phát hiện. Sau khi các bo mạch điện thoại được gắn vào mạch chủ thì hoạt động của tất cả các tài khoản đều được điều khiển chung thông qua một màn hình máy tính. Trong khi đó, một màn hình khác sẽ dùng để hiển thị tình trạng kết nối và khắc phục sự cố. Các "trang trại" kiểu này hoạt động như một công ty gia đình hoặc "giống công ty khởi nghiệp ở Mỹ" khi mọi thứ đều gói gọn trong một căn phòng, có đầy đủ quạt và điều hòa để giảm nhiệt lượng sinh ra từ các thiết bị điện tử. Những người vận hành hệ thống này cũng đều còn trẻ, khoảng 20-30 tuổi và mỗi người thường phụ trách một nền tảng riêng như Facebook, Youtube hay Tiktok

Hiệu quả sửa

Vào năm 2013, hai nhà nghiên cứu bảo mật và blogger người Ý là Andrea Stroppa và Carla De Micheli đã tuyên bố kiếm được khoảng 40 đến 360 triệu USD từ việc mua bán lượt theo dõi giả mạo trên Twitter và 200 triệu USD khác trên Facebook.[8]

Còn theo khảo sát của báo Tuổi Trẻ vào năm 2022 ở Việt Nam thì mức giá mà các "trang trại" đưa ra cho khách hàng thường từ 250.000 đến 600.000 đồng/1.000 lượt thích, khoảng 500.000 đồng/1.000 người theo dõi, tầm 50.000 đồng/1.000 lượt xem video và lên tới 4 triệu đồng/1.000 bình luận. Tuy nhiên, cũng có những nơi ra giá rẻ hơn và có cả những dịch vụ "lạ lùng" như tự động chọc bạn bè (99.000 đồng/lần) hay lọc bạn bè không tương tác (100.000 đồng/lần)...[9] Nhu cầu tăng lượt tương tác hiện rất cao và chưa bị pháp luật cấm nên các "trang trại" kiểu này đang bùng nổ ở Việt Nam.

Phản ứng sửa

Các nhà cung cấp dịch vụ trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột, bao gồm Google, Yahoo!, và MSN, đã có những nỗ lực đáng kể để chống gian lận nhấp chuột. Các bộ lọc tự động loại bỏ hầu hết các nỗ lực gian lận nhấp chuột[cần dẫn nguồn] tại nguồn. Deanna Yick, phát ngôn viên của Mountain View, Google có trụ sở tại California, cho biết “chúng tôi thiết kế hệ thống của mình để ngăn chặn các cuộc tấn công liên quan đến bot”. “Vì một lượng đáng kể lưu lượng truy cập độc hại được tự động hóa nên các nhà quảng cáo được bảo vệ khỏi các kiểu tấn công này.” cô ấy nói thêm.[8] Trong nỗ lực phá vỡ các hệ thống lọc này, những kẻ lừa đảo nhấp chuột đã bắt đầu sử dụng các trang trại nhấp chuột này để bắt chước khách truy cập thực tế.

Một số công ty đã cố gắng giảm thiểu tác động của việc canh tác nhấp chuột. Coca-Cola đã đặt quảng cáo "Hard Times" trong Super Bowl năm 2010 ở chế độ riêng tư sau khi biết nó được chia sẻ trên Shareyt và đưa ra tuyên bố rằng họ "không chấp nhận những người hâm mộ giả mạo". người được cấp phép cho thương hiệu Monopoly của mình, đã thêm lượt thích giả mạo trên Facebook và do đó đã liên hệ với Facebook để xóa trang web này. Hasbro đã đưa ra một tuyên bố rằng họ "kinh hoàng khi nghe về những gì đã xảy ra" và khẳng định không biết trước về trang này.[7]

Mặc dù các dịch vụ click farm vi phạm nhiều chính sách dành cho người dùng mạng xã hội nhưng không có quy định nào của chính phủ coi chúng là bất hợp pháp.[14] Tuy nhiên, Sam DeSilva, luật sư chuyên về CNTT và luật gia công phần mềm tại Manches LLP ở Oxford đã đề cập rằng: "Có khả năng một số luật đang bị vi phạm - các quy định bảo vệ người tiêu dùng và giao dịch không công bằng. Thực tế, nó đang đánh lừa người tiêu dùng cá nhân." [7]

Facebook đã đưa ra một tuyên bố nêu rõ: "Một lượt thích không đến từ một người thực sự quan tâm đến việc kết nối với thương hiệu sẽ không mang lại lợi ích gì cho ai. Nếu bạn điều hành một trang Facebook và ai đó đề nghị tăng số lượng người hâm mộ để đổi lấy tiền, lời khuyên của chúng tôi là là bỏ đi – đặc biệt là vì điều đó trái với quy tắc của chúng tôi và rất có thể những lượt thích đó sẽ bị hệ thống tự động của chúng tôi xóa. tạo ra các cuộc trò chuyện từ hồ sơ giả mạo, chúng tôi sẽ nhanh chóng chặn họ khỏi nền tảng của chúng tôi."[7] Andrea Faville đã báo cáo rằng các công ty của Alphabet Inc., Google và YouTube "có hành động chống lại những kẻ xấu tìm cách lợi dụng hệ thống của chúng tôi."[11] Người phát ngôn của LinkedIn Doug Madey cho biết việc mua kết nối "làm giảm trải nghiệm của thành viên, vi phạm thỏa thuận người dùng của họ và cũng có thể khiến tài khoản bị đóng."[11] Giám đốc điều hành và người sáng lập Instagram, Kevin Systrom báo cáo "Chúng tôi đã liên tục vô hiệu hóa các tài khoản spam khỏi Instagram để cải thiện kinh nghiệm của bạn."[15]

Việc thanh lọc các lượt thích và tài khoản giả mạo của Facebook diễn ra từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2012.[16] Theo báo cáo tài chính năm 2014 của Facebook gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, ước tính có khoảng 83 triệu tài khoản giả đã bị xóa, chiếm khoảng 6,4% trong tổng số 1,3 tỷ tài khoản trên Facebook.[17] Các trang được báo cáo về Likester bị ảnh hưởng bao gồm Lady Gaga, người đã mất 65.505 người hâm mộ và Facebook, người đã mất 124.919 lượt thích giả.[18] Gã khổng lồ công nghệ Dell đã mất 107.889 lượt thích (2,87% tổng số lượt thích) trong 24 giờ.[16] Hàng tỷ lượt xem giả mạo video trên YouTube đã bị xóa sau khi bị kiểm toán viên vạch trần.[19] Vào tháng 12 năm 2014, Instagram đã tiến hành một cuộc thanh lọc được coi là "Instagram Rapture" trong đó nhiều tài khoản bị ảnh hưởng—bao gồm cả tài khoản của chính Instagram, tài khoản này đã mất 18.880.211 người theo dõi.[15]

  1. ^ a b c VnExpress. 'Trang trại thao túng triệu view' trong mắt người nước ngoài”. vnexpress.net. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ VnExpress. “Cỗ máy 'kích like' gần một tỷ đồng”. vnexpress.net. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ Arthur, Charles. “Facebook Is Riddled With Click Farms Where Workers Sit In Dingy Rooms, Bars On The Windows, Generating 1,000 Likes For $1”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ 'Click farm' raided, 347200 SIMs found | news.com.au — Australia's #1 news site”. web.archive.org. 19 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ Arthur, Charles; editor, technology (2 tháng 8 năm 2013). “How low-paid workers at 'click farms' create appearance of online popularity”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Edwards, Jim. “Here Are The Sealed Court Papers On 'Invalid Clicks' Facebook Doesn't Want You To See”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ “Buy Facebook Page Likes and Get More Eyes on Your Business”. AP News (bằng tiếng Anh). 14 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ “How Facebook Likes Get Bought And Sold”. web.archive.org. 7 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ ONLINE, TUOI TRE (8 tháng 3 năm 2022). “Thế giới ngầm trên mạng xã hội - Kỳ cuối: Mua danh… 8 đồng”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024.