Thành viên:Oceanpark123456/Sinh thái xã hội

Giải thích vế sự liên kết giữa 3 vấn đề như kinh tế, môi trường và xã hội

Xã hội sinh thái là một  học thuyết xã hội quan trọng thành hình từ 2 cuốn sách: American Anarchist và Chủ nghĩa xã hội tự do của tác giả Murray Bookchin. Trên concept phê bình các vấn đề của xã hội hiện nay, chính trị, và xu hướng chống lại hệ sinh thái , nó tán thành một sự tái tạo lại hệ sinh thái, cũng như các công đoàn, và những quy tắc đạo đức tối thiểu để thiết kế lại xã hội. Trong khía cạnh ấy, những người ủng hộ tạo ra mô hình liên kết giữa : môi trường, xã hội và kinh tế để biến đổi quan điểm về xã hội cũng như các vấn đề môi trường, và khuyến khích một dân chủ trực tiếp , confederal chính trị. Một trong những phần của quan điểm cho rằng, xã hội sinh thái sẽ định hình nên quy tắc chuẩn cho nền kinh tế cái mà chúng ta luôn hướng tới để  vượt ra ngoài sự khan hiếm trong kinh tế học hiện nay. Hệ thống quan điểm hướng tới một thế giới mà loài người cùng với thế giới tự nhiên, cùng nhau tận hưởng sự đa dạng, sự sinh sôi và phát triển một cách tự do hài hòa , không kiềm hãm nhau. Bookchin cho thấy rằng vấn đề gạo cội của hệ sinh thái và xã hội, hiện tại có thể được dùng để "chế độ phân cấp" của tổ chức xã hội (hierarchical modes).Các nhà sinh thái học xã hội cho rằng vấn đề của hệ thống phân chia các giai cấp trong xã hội (hierarchical modes) rất khó có thể bị thay thế bởi các hành động cá nhân đơn lẻ như chủ nghĩa tiêu thụ một cách có đạo đức (nhưng phải được giải quyết bằng tư duy đạo đức phi đạo đức) hay hoạt động tập thể dựa trên lý tưởng dân chủ cực đoan. Sự phức tạp trong các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng được nhấn mạnh trong chủ nghĩa này, cùng với tầm quan trọng của việc thiết lập các cơ cấu xã hội tác động lẫn nhau có tính quan trọng trong chủ thuyết này.[1]

Lịch sử

sửa

Các nhân tố thuộc về xã hội của "hệ sinh thái xã hội" xuất phát từ vị trí của nó rằng gần như tất cả các vấn đề sinh thái của thế giới xuất phát từ các vấn đề xã hội; với những vấn đề xã hội này lần lượt phát sinh từ các cấu trúc và mối quan hệ của thống trị cấp bậc. Họ tranh luận rằng ngoài những thảm hoạ tự nhiên diễn ra một cách tàn khốc trong khoảng thời gian gần đây,  thì điều nguy hiềm hơn xảy ra còn là sự xáo trộn về cân bằng sinh thái nghiêm trọng nhất trong thế kỷ 20 và 21 là nguyên nhân gây ra xung đột về kinh tế, sắc tộc, văn hoá và giới. Về những vấn đề sinh thái hiện và cùng với những vấn đề nổi cộm hiện tại, rất khó để được phân tích và hiểu một cách cặn kẽ, lại càng khó để giải quyết được nó, nếu như không được liên kết và giải quyết tận gốc cùng với những vấn đề xã hội.[2]

Hệ sinh thái xã hội xác định nguồn gốc của cuộc khủng hoảng sinh thái vốn là vững chắc bấy lâu là do sự xuất hiện của mối quan hệ phân cấp và sự thống trị giữa con người. Trong khuôn khổ sinh thái học xã hội, "khái niệm về sự thống trị của tự nhiên bởi con người bắt nguồn từ sự thống trị thực sự của con người đối với con người". Mặc dù sự thống trị của thiên nhiên được xem như một sản phẩm của sự thống trị tự nhiên trong xã hội, sự thống trị này chỉ đạt được tỷ lệ khủng hoảng dưới chủ nghĩa tư bản lên ngôi. Theo những lời của Bookchin:


Quan niệm cho rằng con người phải thống trị thiên nhiên xuất hiện trực tiếp từ sự thống trị của con người ... Tuy nhiên, chỉ đến khi mối quan hệ cộng đồng hữu cơ tan rã thành các mối quan hệ thị trường mà bản thân hành tinh đã bị giảm xuống thành một nguồn lực để khai thác. Xu hướng kéo dài nhiều thế kỷ này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ nhất trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Do tính chất cạnh tranh vốn có của nó, xã hội giai cấp tư sản không chỉ gây chấn động con người chống lại nhau mà nó còn đưa khối lượng nhân loại chống lại thế giới tự nhiên. Giống như những người đàn ông được biến đổi thành hàng hoá, mọi khía cạnh của thiên nhiên đều được chuyển đổi thành hàng hoá, một nguồn lực để sản xuất và buôn bán một cách đơn giản. ... Cướp bóc tinh thần con người theo thị trường song song với việc cướp trái đất bằng chủ nghĩa tư bản.

Trong tự cho mình là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ trong suốt cuộc đời của mình, ông bắt đầu thay đôi vào năm 1995, Bookchin ngày càng trở nên phê bình chủ nghĩa vô chính phủ, và vào năm 1999 đã có một lập trường quyết định chống lại hệ tư tưởng vô chính phủ. Ông đã nhận ra mối tương  sinh xã hội như là một hình thức chủ nghĩa xã hội tự do thực sự mới mẻ, và đặt chính trị vững chắc trong khuôn khổ một hệ tư tưởng chính trị mà ông gọi là chủ nghĩa cộng sản..[3]

Đề tài tương tự

sửa

Tài liệu tham khảo

sửa
  1. ^ Bookchin, Murray. The Ecology of Freedom: The Emergence and Dissolution of Hierarchy. Oakland: AK Press, 2005, p. 85-7.
  2. ^ Bookchin, Murray. The Ecology of Freedom, p. 16.
  3. ^ Biehl, Janet, "Bookchin Breaks With Anarchism", Communalism, October 2007.

Đọc thêm tại

sửa
  • Bookchin, Murray (2004). Post-Scarcity Anarchism. Stirling
  • Bookchin, Murray (2005). The Ecology of Freedom. Stirling: AK Press.
  • Light, Andrew (ed.) (1998). Social Ecology After Bookchin. New York: Guilford Press.
sửa

[[Thể loại:Lý thuyết chủ nghĩa vô chính phủ]] [[Thể loại:Đạo đức sinh học]] [[Thể loại:Sinh thái học]] [[Thể loại:Khái niệm khoa học xã hội môi trường]] [[Thể loại:Chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân]]