Xin chào

NGUYỄN VĂN DÂN

sửa

Sinh 1950, quê quán: Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, Việt Nam; dân tộc Kinh; chỗ ở hiện nay: Hà Nội. PGS.TS. Văn học, Nghiên cứu viên cao cấp, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam;

là một chuyên gia về lý luận văn học, ông đã:

- Xuất bản nhiều sách biện soạn và nghiên cứu về văn học - văn hoá.

- Chủ biên và viết nhiều cuốn sách về khoa học xã hội.

- Dịch khoảng 20 đầu sách văn xuôi, kịch và thơ của nước ngoài từ tiếng Rumani, Pháp, Anh.

Ông là người đầu tiên xuất bản chuyên luận về văn học so sánh, về phương pháp luận nghiên cứu văn học, về văn học phi lý, về chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật... Trong đó, các cuốn sách của ông về văn học so sánh và phương pháp luận nghiên cứu văn học đã trở thành các giáo trình giảng dạy cho các trường đại học lớn trên cả nước. Làm công tác nghiên cứu trong một cơ quan thông tin khoa học, Nguyễn Văn Dân đã thực hiện phương châm “Thạo một nghề, biết nhiều nghề”. Ông đã chủ trì hai đề tài khoa học cấp Nhà nước và nhiều đề tài cấp bộ. Do đặc thù của môi trường công tác, ông phải nghiên cứu cả những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác ngoài văn học. và đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Ông đã chủ biên những công trình về các chủ đề như toàn cầu hoá kinh tế, khủng bố quốc tế, biển và luật biển, khu vực học, v.v...; biên soạn "Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã" đầu tiên ở Việt Nam, biên soạn cuốn "Biên niên sử thế giới" đầu tiên; là tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn hoá và phát triển, về xã hội tri thức, về địa chính trị. Đặc biệt, công trình "Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia" của ông là một cuốn sách đầu tiên trong lĩnh vực địa chính trị ở Việt Nam, trở thành giáo trình cho Khoa Chính trị học của Trường Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Học tập và công tác:

sửa

Năm 1972: Tốt nghiệp Cử nhân Ngữ văn tại Rumani. Năm 1994: Tiến sĩ văn học tại Viện Văn học (Việt Nam).

Từ tháng 9-1973 đến tháng 12-1976: Công tác tại Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương, thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (Nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ).

Tháng 1-1977: Công tác nghiên cứu khoa học tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Từ tháng 6-2005 đến tháng 10-2011 là Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 2004. Nghỉ hưu từ tháng 3-2017.

Song hành với công tác nghiên cứu, ông còn tham gia công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ năm 1997 là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000 là Uỷ viên Hội đồng Văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam. Từ tháng 10-2010 đến tháng 8-2015 là Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam. Từ tháng 6-2011 đến tháng 6-2013, kiêm nhiệm Tổng Biên tập tạp chí Văn học Nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ tháng 9-2015 đến tháng 6-2017, là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Hội Nhà văn Việt Nam.

Tham gia nghiên cứu và sáng tác văn học trên các lĩnh vực lý luận, phê bình và dịch thuật văn học; nghiên cứu văn hoá học, triết học xã hội và địa chính trị..

Các công trình khoa học tiêu biểu:

sửa

Sách biên soạn:

sửa

1.     Từ điển thần thoại Hy Lạp - La Mã (biên soạn, 1993, 2000, 2007);

2.     Thần thoại Hy Lạp (biên soạn, 2001 đến 2007, 2010);

3.     Biên niên sử thế giới - Từ tiền sử đến hiện đại (biên soạn, 2004, 2009);

4. Từ điển mỹ học (biên soạn, 2022).

Sách nghiên cứu:

sửa

1.     Những vấn đề lý luận của văn học so sánh (chuyên luận 1995);

2.     Lý luận văn học so sánh (chuyên luận, 1998, 2000, 2003, 2011);

3.     Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng (tập tiểu luận, 1999);

4.     Văn học phi lý (chuyên khảo và giới thiệu, 2002);

5.     Phương pháp luận nghiên cứu văn học (chuyên luận, 2004, 2006, 2012);

6.     Vì một nền lý luận - phê bình văn học chất lượng cao (tập tiểu luận, 2005);

7.     Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá (chuyên luận, 2006);

8.     Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức (chuyên luận, 2008, 2015);

9.     Con người và văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập (chuyên luận, 2009, 2011);

10.  Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia (chuyên luận, 2011);

11.  Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật (chuyên luận, 2013);

12.  Các lý thuyết nghiên cứu văn học - Ảnh hưởng và tiếp nhận từ ngày đổi mới đến nay (chuyên luận, 2015);

13. Văn hoá - văn học dưới góc nhìn liên không gian (tập tiểu luận, 2020).

Giải thưởng

sửa

1. Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000 cho tác phẩm lý luận - phê bình Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng (giải B, không có giải A).

2. Giải thưởng “Giải Bạc Sách hay” năm 2014 của Hội Xuất bản Việt Nam cho cuốn chuyên luận Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật.

3. Tặng thưởng loại B năm 2014 của Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật trung ương, cho cuốn chuyên luận Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật.

4. Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật năm 2015 của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho cuốn sách lý luận - phê bình Các lý thuyết nghiên cứu văn học - Ảnh hưởng và tiếp nhận từ ngày đổi mới đến nay.

5. Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015 cho cuốn sách lý luận - phê bình Các lý thuyết nghiên cứu văn học - Ảnh hưởng và tiếp nhận từ ngày đổi mới đến nay.

6. Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020 cho cuốn sách lý luận - phê bình Văn hoá - văn học dưới góc nhìn liên không gian.

Một số nhận định của giới phê bình văn học

sửa

1. “Trong khoảng thời gian hai chục năm qua, [...] giới lý luận văn học càng ngày càng quan tâm đặc biệt đến những vấn đề thuộc phương pháp luận nghiên cứu văn học. [...] Đặc biệt là trong mấy năm gần đây, thành tựu lý luận văn học gần như “được mùa” về phương pháp luận, trong đó cuốn Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng của TS Nguyễn Văn Dân (Nxb Giáo dục, 1999) là tác phẩm đáng chú ý. [...] Một điểm đặc trưng cho cuốn sách của Nguyễn Văn Dân là tác giả tỏ ra rất mạnh dạn và sâu sắc trong việc lý giải các vấn đề thuộc cấp độ mĩ học và trong việc đề xuất những ý kiến riêng của mình. Trên cơ sở tiếp thu các luận điểm trong và ngoài nước, tác giả không ngần ngại đề xuất những cách hiểu mới đối với những vấn đề và khái niệm đã được nhiều người quen dùng, [...] Đọc toàn bộ cuốn sách Nghiên cứu văn học... chúng ta thấy toát lên một nỗ lực của tác giả muốn xác định chính xác các khái niệm mà nếu không xác định rõ thì chúng rất dễ biến thành một “mê cung” không có đường ra. [...] Có thể nói những gì mà cuốn sách Nghiên cứu văn học... của Nguyễn Văn Dân làm được chưa phải là nhiều, [...] nhưng những gì anh đề cập đến đều là những vấn đề cốt lõi của lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học.” (GS. Hoàng Trinh: “Một nỗ lực tiếp sức cho phương pháp luận nghiên cứu văn học”, Nhân dân cuối tuần, số 18, ngày 30-4-2000.)

2. “Trội bật lên trong các tác phẩm dự vòng chung khảo và được nhất trí cao trong đánh giá là tập Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng của nhà lý luận - phê bình Nguyễn Văn Dân. [...] Đây là tập hợp các bài viết có tính khoa học, nghiêm túc, có hệ thống, nhất quán từ quan niệm đến cách diễn giải. Rất đáng biểu dương là tập sách đã mang sắc thái riêng trong khi vận dụng, toả sáng vào các vấn đề thực tiễn văn học nước nhà, với một lối viết điềm tĩnh, trong sáng và tương đối uyển chuyển.” (“Hướng tới sự phát triển rực rỡ”, báo cáo [về giải thưởng VH năm 2000] của Hội đồng Chung khảo và Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Văn nghệ số 10, ngày 10-3-2001.)

3. “Cuốn Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng của Nguyễn Văn Dân ra đời vừa muốn giới thiệu những kết quả nghiên cứu của anh [...], vừa muốn tranh luận và đính chính một số cách hiểu những khái niệm và vấn đề văn học theo anh là chưa chuẩn xác. [...] Cuốn sách [...] là một tập hợp các bài viết về những vấn đề mà tác giả quan tâm. [...] nhưng nói chung, sự thống nhất tương đối của chúng trong cơ cấu vẫn có thể chấp nhận và nhìn toàn cục người ta vẫn thấy sự nhất quán của tác giả khi lý giải những vấn đề lý luận hay đánh giá một tác giả, tác phẩm hay một trào lưu. Và điều này có thể coi là một ưu điểm quan trọng của tác phẩm. [...] Anh cũng tỏ ra khá kỹ lưỡng khi khảo sát “dấu ấn phương Tây” trong văn học Việt Nam hiện đại, từ đó, việc vận dụng thẩm định, đánh giá về những ảnh hưởng của văn minh phương Tây đối với một số tác gia, tác phẩm Việt Nam được người đọc xem là dũng cảm và khá chính xác. Và đó cũng là một ưu điểm nữa của tập sách. [...] Cũng cần nói thêm về văn phong của Nguyễn Văn Dân trong tập sách này. Dù là sách lý luận nhưng tác phẩm không sa vào “kinh viện” nặng nề như một số cuốn sách thường gặp, mà có thể nói hầu hết các bài viết ở đây đều dễ đọc. Một phần vì sự khúc chiết trong tư duy lý luận cũng như khái quát lịch sử của tác giả, phần nữa là những vấn đề văn học đặt ra ở đây rất gần gũi với đời sống thực của văn học ta [...]. Bởi vậy, cuốn sách đã có tác động tốt và thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu lý luận - phê bình nói riêng cũng như đông đảo bạn đọc nói chung. Chính vì thế tác phẩm đã được Hội Nhà văn trao giải B, một trong hai giải cao nhất của giải văn học năm 2000.”

(Lê Quang Trang [Chủ tịch Hội đồng Lý luận - Phê bình, Hội Nhà văn Việt Nam, khoá VI]: “Sức thuyết phục của một tập lý luận”, Văn nghệ số 10, ngày 10-3-2001.)

4. “Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật - Cuốn sách lý giải có sức thuyết phục về cách hiểu và thực tiễn thâm nhập của chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật tại Việt Nam; đồng thời tác giả chỉ ra những bất cập trong cách hiểu về vấn đề này ở Việt Nam. Đây là công trình khoa học bổ ích, thiết thực và dường như là chỉ dẫn khoa học không thể thiếu đối với những ai nghiên cứu chủ nghĩa hiện đại nói chung, và chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật ở Việt Nam nói riêng.”(Hội xuất bản Việt Nam: Các tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách Việt Nam năm 2014 (Kỷ yếu giải thưởng), Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2015.)5. Tập lý luận Các lý thuyết nghiên cứu văn học - Ảnh và tiếp nhận từ ngày Đổi mới đến nay “là một công trình nghiên cứu lý luận công phú, sâu sắc và cần thiết.” (Đánh giá của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam về Gải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015, “Một nền văn học không thể lớn nếu như không có những tác phẩm lớn”, http://www.phapluatplus.vn/mot-nen-van-hoc-khong-the-lon-neu-nhu-khong-co-nhung-tac-pham-lon-d5749.html, 4/2/2016).

6. “Nghiên cứu lý luận có điểm sáng. Các lý thuyết nghiên cứu văn học ảnh hưởng và tiếp nhận từ ngày đổi mới đến nay của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân là một công trình có giá trị (dù thú thật, tôi không đánh giá cao tiêu đề cuốn sách) xét trong tổng thể các công trình nghiên cứu, lí luận được in. Đổi mới đến nay đã được 30 năm và đó là khoảng thời gian đủ để chúng ta đặt vấn đề chúng ta đang ở đâu trong thế giới, chúng ta đã tiếp nhận gì và tiếp nhận đến đâu các lý thuyết nghiên cứu văn học của thế giới. Từ lâu, Nguyễn Văn Dân đã là một nhà nghiên cứu nghiêm cẩn, có tư duy chính xác và khoa học. Công trình này là một sự tiếp tục những gì ông đã làm và nói thẳng, đó là cuốn sách làm nên giá trị cho giải thưởng [năm 2015].”

(PGS. TS. Phạm Xuân Thạch, “Những điều đáng tiếc của giải thưởng Hội Nhà văn”, http://news.zing.vn/Nhung-dieu-dang-tiec-cua-giai-thuong-Hoi-Nha-van-post623989.html, 3-2-2016.)

7. “Được đọc một cuốn sách lý luận - phê bình văn học hay nó giống như ta được trò chuyện với một cô nàng xinh đẹp và thông thái, vừa có thể ngắm vừa có thể trò chuyện, hấp dẫn vô cùng. Cái đẹp giúp ta được an ủi và sự thông thái giúp ta hiểu biết hơn. Văn hóa – văn học dưới góc nhìn liên không gian của PGS. TS. Nguyễn Văn Dân là một trong những cuốn sách lý luận phê bình như thế (...). Nếu như văn học minh hoạ đã được nhà văn Nguyễn Minh Châu đọc lời ai điếu, thì phần nhiều lý luận phê bình đương đại của ta vẫn chưa đoạn tuyệt được với sự minh hoạ, kể cả minh hoạ cho nghị quyết lẫn minh hoạ cho lý thuyết nước ngoài. Nhưng Nguyễn Văn Dân đã tự tìm cho mình một lối đi riêng, lý luận phê bình của Nguyễn Văn Dân không phải lý luận phê bình minh hoạ. Ông tiếp thu những lý thuyết, các quan điểm văn học và những phương pháp nghiên cứu văn học nước ngoài một cách có hệ thống và có ý thức phê phán, vận dụng một cách khoa học, không lệ thuộc vào một lý thuyết nào để nghiên cứu các vấn đề văn học, trong đó có những vấn đề chưa ai chạm tới.”

(ThS. Mộc Miên, “Nguyễn Văn Dân - Người trăn trở với những vấn đề lý luận, phê bình”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 10-2020; Báo Văn nghệ, số 39-2020.)

Chú thích:

sửa

Liên kết ngoài:

sửa

http://www.phapluatplus.vn/mot-nen-van-hoc-khong-the-lon-neu-nhu-khong-co-nhung-tac-pham-lon-d5749.html

http://news.zing.vn/Nhung-dieu-dang-tiec-cua-giai-thuong-Hoi-Nha-van-post623989.html,

https://nbtv.vn/news/19/9717/an-tuong-tu-giai-thuong-thuong-nien-cua-hoi-nha-van-viet-nam

http://baovannghe.com.vn/nguoi-tran-tro-voi-nhung-van-de-ly-luan-phe-binh-21498.html

https://ngaymoionline.com.vn/nguoi-thay-miet-mai-tren-chang-duong-nghien-cuu-cong-hien-cho-nen-khoa-hoc-nuoc-nha-40373.html?fbclid=IwAR2-MWP4cUsdHRj2hwUUc9dbz5zhCLuSwpvKCigk5DGenvLStLWTAHURxDU

https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/dan-duong-vao-the-gioi-cai-dep-725672

https://arttimes.vn/tac-pham-moi/cuon-tu-dien-dau-tien-cua-viet-nam-ve-my-hoc-c49a9061.html