Thành viên:Santiagovn1/nháp

PHÂN BIỆT ĐẬU HỦ và ĐẬU HŨ

1. Đậu phụ/đậu hủ:

Tiếng Hoa: 豆腐, âm pinyin: dòufu, âm Hán Việt: đậu phụ, đậu hủ.

腐 (hủ/phụ): mục, nát, thối, rữa.

- Tên ở miền Trung (ví dụ Quảng Ngãi): đậu khuôn (đậu làm trong khuôn).

- Tên miền Nam (ví dụ Sài Gòn): đậu hủ.

*** LƯU Ý: Đậu khuôn chứ không phải khuôn đậu. Đậu khuôn là đậu làm trong khuôn, còn khuôn đậu là khuôn làm đậu.

2. Đậu hũ:

Đậu hũ là tên miền Trung, cụ thể là Quảng Ngãi, của món tào phớ (tào hủ/tàu hủ). Tức là món đậu làm trong hũ, nấu nhuyễn dùng ăn với nước đường gừng.

- Tên miền Bắc: tào phớ (tào phở), gọi tắt là phớ.

Thực ra tào phớ là cách phát âm kiểu Việt của từ 豆腐 (dòufu: đọc giống từ tào phủ, tiếng Anh: tofu). Nó ko phải là từ Hán Việt mà chỉ là từ ký âm.

Các từ điển Hán Việt cũng ghi nhận 2 nghĩa của từ này: Đậu phụ và tào hủ (tào phớ). Riêng tào hủ thì được đọc trại thành tàu hủ.

Theo các từ điển Hán Việt và Wikipedia tiếng Trung thì trong tiếng Trung, đậu hũ (tào phớ, tào hủ) có tên đúng là 豆腐花 - đậu hủ hoa, tên tắt 豆花 - đậu hoa, hoặc 豆腐脑 - đậu hủ não.

3. KẾT LUẬN:

Đậu hủ và đậu hũ 2 món ăn khác nhau.

- Đậu hủ = đậu phụ = đậu khuôn.

- Đậu hũ = tào hủ (tàu hủ) = tào phớ (tào phở) = đậu hủ hoa (đậu hoa) = đậu hủ não.

"Hủ" (từ Hán Việt) và "hũ" (cái hũ) là 2 từ khác nhau, có nghĩa khác nhau chứ "hũ" không phải là biến âm của từ "hủ". Hiện nay, báo chí và hầu hết các trang web đều viết sai chính tả đậu hủ thành đậu hũ và không phân biệt rõ giữa 2 từ này.

Do vậy, không thể vì đọc sai, ghi sai chính tả "hủ" thành "hũ" mà đậu hủ biến thành đậu hũ được. Cũng như lúa đọc sai thành núa thì ko vì thế mà lúa được viết thành núa và cho là đúng được.