Thành viên:Sonquan1421988/nháp

Nhuộm vải tự nhiên từ trái dừa nước

sửa

Dừa nước, còn gọi là dừa lá, Attap palm (Singapore), Nipa palm (Philippines), Mangrove palm hoặc Nipah palm (Malaysia), và có tên khoa học là Nypa fruticans. Là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy.

Trái dừa nước sau khi lấy phần nước và thịt non thì phần vỏ được phơi khô chụm củi, hoặc đổ bỏ, nhất là những quầy bị chặt non thì cũng bị bỏ đi. Thay vì bỏ thì phần vỏ trái được tận dụng để trích dịch dùng để nhuộm vải có nguồn gốc tự nhiên như tơ tằm, cotton.

Với số lượng vỏ bị bỏ đi và diện tích dừa nước lớn - Đây là nguồn thuốc nhuộm tự nhiên đáp ứng được số lượng lớn, công nghiệp.

Các sản phẩm Pre-Order như vải nhuộm từ dịch dừa nước và dịch nhuộm dừa nước bởi Lê Võ Sơn Quân.

Một số khăn đũi tơ tằm nhuộm từ dịch nhuộm trái dừa nước được Quân lấy từ Rừng dừa Bảy Mẫu/ Hội An.

 
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước

Quy trình nhuộm vải từ trái dừa nước

sửa

A. Quy trình chiết dịch nhuộm

sửa

- Quày dừa sau khi được thu hoạch sẽ được chặt thu phần thịt non, phần vỏ và trái non được thu gom, rửa sơ loại bỏ tạp chất, bùn, cát,...Chặt nhỏ phần trái.

- Tỷ lệ trái và nước là 1 : 10 (Nghĩa là 1 kg trái với 10 lít nước)

- Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (1), cho tiếp 10 lít nước

- Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (2), cho tiếp 10 lít nước

- Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (3), cho tiếp 10 lít nước

- Cho dịch (1) + (2) + (3), Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (4) làm dịch nhuộm

Phần bã vẫn tiếp tục cho nước theo tỷ lệ trên và nấu đến nước nhạt dần thì thôi. Phần bã sau khi nấu lấy dịch được dùng làm phân bón.

 
Dịch chiết từ trái dừa nước

B. Quy trình nhuộm vải

sửa

Tùy theo màu đậm nhạt mà lượng dịch nhuộm dùng nhiều hay ít. Vải sạch đã được chuội (đối với tơ tằm, len,...) và nấu tẩy (đối với cotton, hemp, lanh,...)

Cách 1: Nhuộm lạnh - Phơi nắng - Hấp hơi - Gắn màu - Giặt - Phơi/ Hoàn tất

sửa

- Dịch nhuộm được pha vào nước lạnh, vải được nhúng, vắt khô, phơi nắng đến khi đạt được màu như yêu cầu thì đem hấp hơi tầm 30 - 90 phút, sau đó giặt nhẹ.

- Vải được gắn màu với dung dịch chứa chất cầm màu như phèn sắt, nhôm,...qua đêm.

- Giặt với bồ hòn, giặt nhẹ, phơi khô, hoàn tất

Cách 2: Nhuộm nóng Gắn màu - Giặt - Phơi/ Hoàn tất

sửa

- Dịch nhuộm được pha vào nước lạnh, đun sôi cùng với vải đã làm ướt trong vòng 30 - 90 phút tùy vào màu nhạt đậm.

- Khi vải đạt màu như yêu cầu thì giặt nhẹ

- Vải được gắn màu với dung dịch chứa chất cầm màu như phèn sắt, nhôm,...qua đêm.

- Giặt với bồ hòn, giặt nhẹ, phơi khô, hoàn tất

 
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước

Một số thông tin khác về dừa nước

sửa

Tại Việt Nam, cây dừa nước mọc ở vùng nước lợ, tập trung ở các cửa sông, dọc theo các kênh rạch và các con sông đào vùng ở Việt Nam ven biển, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông, Tây Nam Bộ như Tp. Hồ Chí Minh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, ngoài ra còn có rải rác các khu vực như bến phà Rừng (Quảng Ninh), rừng dừa Bảy Mẫu (Hội An/ Quảng Nam).

Vùng Nam Bộ nước ta, người dân thường dùng lá dừa nước để lợp nhà, dừng vách, chằm cà vung, làm lá chằm đóp, xây bồ lúa, gói bánh cà bắp, róc lạt, chẻ dây, làm thành củi đốt để nấu nướng và làm rổ rá dùng trong công việc bếp núc. Đối với lá dừa thật non, người dân Philipine còn dùng để làm giấy quấn thuốc lá.

Khi cuống hoa dừa nước (còn gọi là quài dừa) chưa nở, người dân Philippines trích lỗ để hứng lấy nhựa ngọt, làm thành rượu và bia vì nồng độ đường sucrose (14-19.5%), glucose và fructose cao, là nguyên liệu tiềm năng để sản xuất ethanol hoặc butanol. Hơn nữa, người dân còn lên men phần nhựa ngọt ấy để làm thành một loại giấm nguyên chất, sữa chua.

Ngoài ra, mầm dừa non ăn được, cũng như những cánh hoa nở của dừa nước có thể được dùng như trà, phần thịt non và nước dừa cũng được thưởng thức như đồ uống giải khát. Trước khi, sau khi lấy phần thịt non thì phần vỏ bị bỏ lại, phơi khô đun bếp, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã tái sử dụng vỏ làm chất khử và ổn định cho quá trình sinh tổng hợp các hạt nano kim loại. Nó có thể dùng làm nguyên liệu thô để sản xuất ván sợi mật độ trung bình, chất hấp phụ kim loại nặng, công nghiệp giấy và bột giấy, dẫn xuất cellulose và nhiên liệu. Việc sử dụng dừa nước làm thuốc cũng đã được đăng ký. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phận của nó được để lại dưới dạng mùn và có thể dùng làm nguồn sinh khối cho nhiên liệu hoặc sản xuất vật liệu mới. Nó cũng đã được coi là nguồn sinh khối cho năng lượng tái tạo

Thông thường dừa nước ra trái quanh năm nhưng cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Để biết được những buồng dừa nước vừa ăn, thường nhận biết qua màu sắc của nó. Nếu màu trái dừa nước còn tươi mới, mơn mỡn màu da thì đây là những buồng dừa nước còn non. Nếu những buồng dừa nước có màu nâu sậm hoặc chuyển sang màu đen và da không còn căng bóng, có dấu hiệu nhăn lại thì đây là những buồng dừa nước đã già, cơm dừa đã cứng và không còn ăn được. Thông thường, cứ sau mùa gió chướng trở về, nước và cơm dừa nước đã bị lạt hơn và không còn ngon ngọt như trước.

Theo Đông y, dừa nước có công dụng tương đương với dừa nhưng khí âm hàn nhiều hơn, ngọt mát, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam.

Một vài hình ảnh

sửa
 
Vải tơ tằm 100% nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải linen 53%/ cotton 47% nhuộm bằng trái dừa nước
 
Các ánh màu vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước
 
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước


 
Vải tơ tằm 100% nhuộm bằng trái dừa nước

Một số màu nhuộm tự nhiên khác:

sửa
 
Vải đũi tơ tằm nhuộm màu tự nhiên từ vỏ trái măng cụt
 
Vải đũi trơn tơ tằm 100% nhuộm bằng trái hồng chát non (Diospyros Kaki/ Persimmon) - Trái hồng được hái ở Sum Villa Homestay/ Măng Đen/ Kon Plong/ Kon Tum
 
Vải đũi tơ tằm 100% nhuộm bằng gỗ Tô mộc
 
Vải đũi tơ tằm 100% nhuộm bằng lá trà xanh và gỗ tô mộc
 
Me rừng (Phyllanthus emblica)
 
Sòi trắng (Sapium sebiferum)
 
Củ nâu (Dioscorea cirrhosa)
 
Đại hoàng (Rheum palmatum)
 
Thiến thảo (Rubia Cordifolia)
 
Lựu (Punica granatum)
 
Dâu tằm (Morus alba)
 
Đu đủ (Carica papaya)