Những người mắc bệnh hoang tưởng kí sinh trùng họ có niềm tin vững chắc về việc có ký sinh trùng, giun, ve, vi khuẩn, nấm chui hoặc bò dưới da trong trường hợp không có bất kỳ bằng chứng khách quan nào ủng hộ niềm tin đó.[1] Thông tin chi tiết khác nhau giữa những người mắc tình trạng này, thường thì biểu hiện của nó là cảm giác kiến bò và châm chích, liên quan đến việc ký sinh trùng được cảm nhận bò lên hoặc chui vào da, đôi khi kèm theo cảm giác thực tế (được biết như cảm giác kiến bò trên da).[2][1][3] Một số cá nhân có thể tự gây thương tích khi cố gắng loại bỏ "ký sinh trùng"; kết quả tổn thương da bao gồm bệnh da liễu, trầy da, vết bầm tím và vết cắt, cũng như tổn thương do sử dụng các chất hóa học và thói quen tẩy rửa ám ảnh.[3]

Các cá nhân bị bệnh hoang tưởng ký sinh trùng thường xác định được "biểu hiện xảy ra trước đó như bị côn trùng cắn, đi du lịch, dùng chung quần áo, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh"; những biểu hiện như vậy có thể dẫn đến việc phân bổ sai các triệu chứng do nhận thức nhiều hơn về các triệu chứng mà trước đây họ có thể bỏ qua.[2] Gần như bất kỳ dấu vết nào trên da, vật thể được tìm thấy trên người hoặc quần áo của họ, đều có thể được coi là dấu hiệu cho sự nhiễm ký sinh trùng và những người mắc bệnh thường buộc phải thu thập những"dấu hiệu" như vậy để trình bày cho các chuyên gia y tế. Bản trình bày này được gọi là "dấu hiệu bao diêm", "dấu hiệu túi zip" hoặc "dấu hiệu mẫu vật", bởi vì "mẫu vật" thường được trình bày trong một hộp đựng nhỏ, chẳng hạn như bao diêm. Dấu hiệu hộp diêm có ở năm đến tám trong số mười người có bệnh hoang tưởng ký sinh trùng.[2] Có liên quan đến là "dấu hiệu mẫu vật kỹ thuật số", trong đó các cá nhân phải ghi lại tình trạng của họ.[2]

Hoang tưởng tương tự có thể xuất hiện ở những người thân ruột thịt - một tình trạng chung được gọi là rối loạn tâm thần chung – nó xảy ra trong 5 đến 15% trường hợp. Chúng tôi theo dõi tính chất của hoang tưởng nghi bệnh trên bệnh nhân, do quá trình các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đồng thời không giải thích được bởi các chuyên khoa có thể dẫn tới những cảm xúc, suy nghĩ về bệnh trên bệnh nhân này. Khi những người bị ảnh hưởng được tách ra, các triệu chứng của họ thường giảm dần, nhưng hầu hết vẫn cần điều trị.[3]

Khoảng tám trong số mười người bị bệnh hoang tưởng ký sinh trùng đều có cùng các tình trạng đồng thời xảy ra - chủ yếu là trầm cảm, sau đó là lạm dụng chất kích thích và lo lắng. Cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ thường xuyên bị gián đoạn vì họ vô cùng đau khổ về các triệu chứng của mình.[4]

Một nghiên cứu của Phòng khám Mayo năm 2011 trên 108 bệnh nhân không tìm thấy bằng chứng về nhiễm trùng da trong sinh thiết da và bệnh phẩm do bệnh nhân cung cấp; nghiên cứu kết luận rằng cảm giác nhiễm trùng trên da là bệnh hoang tưởng ký sinh trùng.[2][5]

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UpToDate
  2. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Moriarty2019
  3. ^ a b c Reich A, Kwiatkowska D, Pacan P (tháng 12 năm 2019). “Delusions of parasitosis: an update”. Dermatol Ther (Heidelb) (Review). 9 (4): 631–638. doi:10.1007/s13555-019-00324-3. PMC 6828902. PMID 31520344.
  4. ^ Campbell EH, Elston DM, Hawthorne JD, Beckert DR (tháng 5 năm 2019). “Diagnosis and management of delusional parasitosis”. J. Am. Acad. Dermatol. (Review). 80 (5): 1428–34. doi:10.1016/j.jaad.2018.12.012. PMID 30543832. S2CID 56483906.
  5. ^ Hylwa SA, Bury JE, Davis MD, Pittelkow M, Bostwick JM (2011). “Delusional infestation, including delusions of parasitosis: results of histologic examination of skin biopsy and patient-provided skin specimens”. Arch Dermatol. 147 (9): 1041–5. doi:10.1001/archdermatol.2011.114. PMID 21576554.