Tôi đúng không có nghĩa là bạn đã sai. Ngược lại, bạn đúng... cũng không có nghĩa là tôi đã sai. Tại sao? Vì tiêu chuẩn nhận định đúng sai của bạn và tôi khác nhau nên có thể dẫn đến sự bất đồng trong ý tưởng và cách làm: Có thể điều đó đúng với tôi nếu như tôi làm điều gì đó mà mang lại lợi ích cho tôi nhiều hơn hoặc những gì tôi muốn, còn cái đúng của bạn chính là bạn làm cái gì mang lại lợi ích cho bạn nhiều hơn hoặc làm những gì bạn muốn.

Nghĩa là, chúng ta thường đứng trên cơ sở cá nhân để nhận định cái gì đúng và sai. Tất nhiên đó là một lập trường ích kỷ. Và thường là khi chúng ta hành xử như vậy, mặc dù có thể mang lại cho chúng ta lợi ích, hay những gì chúng ta muốn... Nhưng nó lại thường đem đến cho người khác sự thiệt thòi, thậm chí thiệt hại rất lớn.

Vậy phải chăng trong cuộc sống kẻ thông minh sẽ luôn là người chiến thắng, sẽ luôn có được lợi nhiều hơn? Điều đó sẽ đúng nếu như chúng ta có cái nhìn quá thiển cận. Vì đằng sau chúng ta đó còn có thiên lý, nhân và quả luôn tồn tại. Chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm với tất cả những điều chúng ta làm. Một người thiện lương đương nhiên hiễu rõ đạo lý này và luôn muốn làm điều tốt, nhưng hãy nhớ rằng đừng cố gắng làm những gì chúng ta không biết rõ kết quả hay bản chất.