Những người tử đạo hay tuẫn giáo (trong nhiều ngôn ngữ phương Tây có gốc từ tiếng Hy Lạp: μάρτυς mártys, nghĩa là "nhân chứng") là những người chịu sự bách hại hoặc cái chết trong khi quyết giữ đức tin của mình, thường đề cập tới người có tôn giáo.

Thánh Sebastian, một vị thánh tử đạo thời giáo hội sơ khởi

Do Thái giáo sửa

Thánh tử đạo Do Thái như Kiddush Hashem là một ví dụ điển hình, có nghĩa "tên thánh của một vị thần" qua sự hiến dâng vì cộng đồng.

Kitô giáo sửa

Trong Kitô giáo, thánh tử đạo được xem như là mẫu hình tượng theo Chúa Giêsu chịu chết để hiến tế mình vì người khác. Người tử đạo đầu tiên là thánh Stêphanô (tên của ông có nghĩa "ngôi vua"), và những người gánh chịu tử đạo tin rằng họ sẽ được dự phần vào thiên chức "vương đế" ("ngôi vua") của Chúa Giêsu.

Trong lịch sử của Kitô giáo, từ thời sơ khai thì Kitô hữu đã bị ngược đãi bởi đế quốc La Mã, người tử đạo thường chết vì tin đạo, họ biết họ sẽ bị giết nếu không chịu bỏ đạo nhưng dường như họ không sợ vì tin rằng sẽ được vinh danh nơi thiên đàng. Thánh tử đạo thường không có ý định bảo vệ cho mình cứ mặc cho người khác đánh đập hay giết để chứng minh đức tin với Chúa Giêsu và cũng một mặt tôn vinh cái chết của Ngài. Dù vậy, nghĩa cửa thánh tử đạo không chỉ nói riêng về đức tin của tôn giáo.

Chú thích sửa

  • Catholic Encyclopedia "Martyrs"
  • Foster, Claude R. jr.: Paul Schneider, the Buchenwald apostle: a Christian martyr in Nazi Germany; a sourcebook on the German Church struggle; Westchester, Pennsylvania: SSI Bookstore, West Chester University, 1995; ISBN 1-887732-01-2

Tham khảo sửa