Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp cổ Chăm Pa hiện nằm ở bờ nam sông Côn, thuộc địa phận làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Tháp Thủ Thiện
Thông tin tháp
Tên khácTháp Bình Nghi
ThờThần Siva
Phong cáchMỹ Sơn A1 - Bình Định
Xây dựngthế kỷ 11
Địa chỉLàng Thủ Thiện,xã Bình Nghi,huyện Tây Sơn
Vị tríBình Định Việt Nam
Tình trạngNguyên vẹn
Di tích cấp quốc gia
Ngày công nhậnTháp được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1995
 Cổng thông tin Chăm Pa

Hiện trạng sửa

Đến nay thì tháp vẫn còn khá nguyên vẹn. Không như một số cụm tháp Chăm Pa khác, tháp Thủ Thiện là di tích chỉ có một ngôi tháp. Trước năm 1985, trên đỉnh tháp Thủ Thiện bị một cây đa đồ sộ mọc trên đỉnh tháp phủ kín, vào những năm 1980 cả ngôi tháp Thủ Thiện như biến thành một gốc cây đa cổ thụ, không ai dám chặt cây đa này vì cả tháp và cây đều như đã trở thành linh thiêng, điều cũng tương tự với các tháp khác có cây mọc trên

Tuy nhiên trận bão năm 1985 đổ bộ vào tỉnh Bình Định đã thổi bay cây đa khổng lồ khỏi đỉnh tháp, nhưng rất kỳ lạ là cây đa đổ xuống mà không hề làm hư hại lớn cho tháp chăm cổ này

Năm 2019,được sự cho phép của Bộ Văn hóa và Thể thao Du lịch Bình Định chỉ lập phương án chống xuống cấp cho công trình,phụ hồi và tôn tạo lại di tích từ nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển văn hóa bố trí cho 1,8 tỉ đồng.Với khoảng kinh phí ít ỏi chỉ đủ gia cố chống xụp đổ, vì không đồng bộ nên di tích vẫn bị hư hại nặng nề và xuống cấp.

Kiến trúc sửa

Như các ngôi tháp Chăm truyền thống khác, tháp Thủ Thiện là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên mô phỏng than tháp nhưng nhỏ hơn. Trên các mặt tường phía ngoài của than và các tầng tháp được tô điểm bằng các hình tháp nhỏ, đầu cùng các cột ốp góc tường có những hình điêu khắc đá nhô ra, tuy nhiên ở tháp Thủ Thiện các cột ốp trơn, phẳng và không có hoa văn trang trí, các ô dọc trên tường nằm giữa các cột không những không được chạm khắc hoa văn mà còn biến thành một gờ nổi lớn nhô ra mạnh

Các cửa giả ở giữa ba mặt tường tây, nam, bắc và cửa ra vào phía đông đều có hình cung nhọn lớn như mũi giáo khổng lồ phía trên, đầu các cột ốp hợp thành bộ diềm mái nhô ra mạnh, các tháp nhỏ ở góc các tầng mái không còn là một ngôi tháp thu nhỏ nữa mà biến thành một khố hình chóp nhiều tầng

Lịch sử[1][2] sửa

Tháp có niên đại xây dựng vào khoảng thế kỷ 11 trong thời kỳ chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định nhưng đậm nét phong cách Bình Định nhiều hơn

Chú thích sửa

  1. ^ Tamashiro, Roy (14 tháng 10 năm 2019), “The Sơn Mỹ Memorial and Museum”, Museums and Sites of Persuasion, Routledge, tr. 116–132, ISBN 978-1-138-56782-5, truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2024
  2. ^ Lê Hoàng Nghị (15 tháng 1 năm 2024). “Bình Định đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút đầu tư”. Quản lý nhà nước (336): 109–111. doi:10.59394/qlnn.336.2024.753. ISSN 2354-0761.

Tham khảo sửa

Xem thêm sửa