Bộ Ăn thịt

(Đổi hướng từ Thú ăn thịt)

Bộ Ăn Thịt (Carnivora) là bộ bao gồm các loài động vật có vú nhau thai chuyên ăn thịt. Các thành viên của bộ này được chính thức gọi là động vật ăn thịt, mặc dù một số loài là ăn tạp, như gấu mèogấu, và khá nhiều loài như gấu trúc là động vật chuyên ăn cỏ. Các thành viên của Bộ Ăn Thịt có cấu trúc hộp sọ đặc trưng, và hàm răng bao gồm răng nanh và răng hàm có khả năng xé thịt. Từ 'ăn thịt' có nguồn gốc từ tiếng Latin carō (carn-) "thịt" và vorāre "nuốt chửng", thuật ngữ này được dùng để chỉ về bất kỳ sinh vật ăn thịt nào. Bộ Ăn thịt là bộ lớn thứ năm trong Lớp Thú , và là một trong những bộ thành công nhất; nó bao gồm ít nhất 279 loài sống trên mọi vùng đất liền và nhiều môi trường sống khác nhau, từ các vùng cực lạnh đến các vùng siêu khô cằn của sa mạc Sahara đến vùng đại dương.

Bộ Ăn thịt
Thời điểm hóa thạch: 42–0 triệu năm trước đây Giữa thế Eocen-thế Holocene[1]
Báo sănGấu nâuLinh cẩu đốmSói xámCầy mựcGấu mèoCầy mangut xám Ấn ĐộChồn nâu châu MỹFossaMoóc
Các loài thú ăn thịt, Phân bộ Dạng mèo bên trái và Phân bộ Dạng chó bên phải
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Bowdich, 1821[2]
Các phân bộ
Một con chó đang ăn thịt một con thỏ

Các loài trong bộ này có một loạt dạng cơ thể khác nhau với hình dáng và kích cỡ tương phản nhau. Loài nhỏ nhất là triết bụng trắng (Mustela nivalis) với chiều dài cơ thể khoảng 11 cm (4,3 in) và trọng lượng khoảng 25 g (0,88 oz). Loài lớn nhất là hải tượng phương nam (Mirounga leonina), với con đực trưởng thành nặng tới 5.000 kg (11.000 lb) và có kích thước lên tới 6,7 m (22 ft). Tất cả các loài thú ăn thịt đều có nguồn gốc từ một nhóm động vật có vú có quan hệ với loài tê tê ngày nay, đã xuất hiện ở Bắc Mỹ 6 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận.[3] Những tổ tiên đầu tiên của thú ăn thịt giống như những con chồn nhỏ hoặc những động vật có vú giống loài chồn genet, sinh sống về đêm dưới mặt rừng hoặc trên cây, vì các nhóm động vật có vú khác như MesonychiaCreodonta đã chiếm giữ những hốc đá. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế Miocen, hầu hết (nếu không phải tất cả) các họ thú ăn thịt đã đa dạng hóa và chiếm lĩnh hốc này.

Các hệ phân loại cũ chia bộ này ra làm hai phân bộ, là Fissipedia (Chân ngón), bao gồm các họ của các động vật ăn thịt chủ yếu trên đất liền, và phân bộ Pinnipedia (Chân màng và Chân vây) bao gồm hải cẩu, sư tử biểnvoi biển. Với các dữ liệu sinh học phân tử mới về quan hệ di truyền, hiện nay Bộ Ăn Thịt được chia làm 2 phân bộ: Phân bộ Dạng mèo (Feliformia), và Phân bộ Dạng chó (Caniformia) gồm cả các loài thuộc Phân bộ Chân màng (Pinnipedia). Các nghiên cứu phân tử gần đây cho rằng các loài sinh vật đặc hữu của Bộ Ăn Thịt ở Madagascar, bao gồm ba chi thuộc họ Viverridae và bốn chi cầy mangut thuộc Họ Herpestidae, tất cả đều là hậu duệ của một tổ tiên chung, và tạo thành một đơn vị phân loại duy nhất có quan hệ chị em với Họ Herpestidae. Đơn vị phân loại này hiện tại tách ra thành Họ Eupleridae (Họ Cầy Madagascar).

Phân loại sửa

Phát sinh loài sửa

   Carnivora   
Feliformia

Nimravidae

Stenoplesictidae

Percrocutidae

Nandiniidae

   Feloidea   

Prionodontidae

Barbourofelidae

Felidae

   Viverroidea   

Viverridae

   Herpestoidea   

Hyaenidae

Herpestidae

Eupleridae

   Caniformia   

Amphicyonidae

Canidae

   Arctoidea   
   Ursoidea   

Hemicyonidae

Ursidae

Pinnipedia

Enaliarctidae

   

Phocidae

   

Otariidae

Odobenidae

   Musteloidea   
   

Ailuridae

   

Mephitidae

   

Procyonidae

Mustelidae

Tham khảo sửa

  1. ^ Heinrich, R.E.; Strait, S.G.; Houde, P. (tháng 1 năm 2008). “Earliest Eocene Miacidae (Mammalia: Carnivora) from northwestern Wyoming”. Journal of Paleontology. 82 (1): 154–162. doi:10.1666/05-118.1. s2cid: 35030667
  2. ^ Bowditch, T. E. 1821. An analysis of the natural classifications of Mammalia for the use of students and travelers J. Smith Paris. 115. (refer pages 24, 33)
  3. ^ “Earliest known carnivoran auditory bulla and support for a recent origin of crown-clade carnivora (Eutheria, Mammalia)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2011.

Liên kết ngoài sửa