Thượng Quan hoàng hậu (Hán Chiêu Đế)

Hoàng hậu nhà Hán

Hiếu Chiêu Thượng Quan Hoàng hậu (chữ Hán: 孝昭上官皇后, 89 TCN - 37 TCN), cũng gọi Thượng Quan Thái hậu (上官太后), là Hoàng hậu duy nhất của Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng, vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Hiếu Chiêu Thượng Quan Hoàng hậu
孝昭上官皇后
Hán Chiêu Đế Hoàng hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị83 TCN74 TCN
Tiền nhiệmHiếu Vũ Tư Hoàng hậu
Kế nhiệmCung Ai hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị74 TCN - 48 TCN
Tiền nhiệmHiếu Cảnh Thái hậu
Kế nhiệmCung Thành Thái hậu
Thái hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị48 TCN - 37 TCN
Tiền nhiệmHiếu Văn Đậu Thái hoàng thái hậu
Kế nhiệmHiếu Tuyên Vương Thái hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh89 TCN
Mất37 TCN (52 tuổi)
Trường An
An tángBình lăng (平陵)
Phối ngẫuHán Chiêu Đế
Lưu Phất Lăng
Thụy hiệu
Hiếu Chiêu Hoàng hậu
(孝昭皇后)
Thân phụThượng Quan An
Thân mẫuHoắc phu nhân

Trong lịch sử, Thượng Quan hoàng hậu nổi tiếng vì đạt được ngôi vị Hoàng hậu khi còn rất trẻ, chỉ vừa lên 6 tuổi. Lên ngôi Hoàng hậu còn trẻ tuổi, đến khi nhận cương vị Hoàng thái hậu thì Thượng Quan hoàng hậu chỉ mới đến 15 tuổi. Trong suốt cuộc đời của mình, bà chứng kiến việc cả dòng họ bên nội và bên ngoại của mình bị tàn sát bởi những việc mưu lập chính trị. Bà thường được nhắc đến như là Bà hoàng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân

sửa

Hiếu Chiêu hoàng hậu Thượng Quan thị, người Lũng Tây (nay là Thiên Thủy, Cam Túc). Tổ phụ của bà là Tả Tướng quân An Dương hầu Thượng Quan Kiệt (上官桀). Phụ thân Thượng Quan An (上官安), mẹ là Kính phu nhân Hoắc thị (霍氏), con gái của Đại tư mã Đại tướng quân Hoắc Quang[1].

Dưới thời Hán Vũ Đế, Thượng Quan Kiệt từng cùng Lý Quảng Lợi lập quân công, sau thăng lên chức Thiếu phủ (少府) rồi là Tả Tướng quân (左將軍), trở thành một trong những danh thần đáng kể thời Hán Vũ Đế. Sau khi Vũ Đế qua đời, Thượng Quang Kiệt cùng Hoắc Quang đều trở thành nhiếp chính cho Hán Chiêu Đế. Nhằm tạo thêm thế lực liên minh mạnh mẽ, Thượng Quan Kiệt kết thông gia với Hoắc Quang, do đó Hoắc Quang đem con gái trưởng là Hoắc thị gả cho con trai Thượng Quan Kiệt là Thượng Quan An.

Do vậy, Thượng Quan thị được sinh ra là cầu nối giữa hai gia tộc này, trở thành cháu nội Thượng Quan Kiệt đồng thời là cháu ngoại của Hoắc Quang.

Nhập cung Hán

sửa

Lập làm Hoàng hậu

sửa

Khi Hán Vũ đế hấp hối (87 TCN), ông đã giao cho Thượng Quan Kiệt và Hoắc Quang cùng làm phụ chính cho Thái tử nối ngôi là Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng, khi ấy mới 8 tuổi[2]. Bấy giờ, Chiêu Đế còn quá nhỏ, các đại thần đồng ý tôn Ngạc Ấp công chúa, chị gái của Chiêu Đế, làm người phụ giúp và chăm sóc Chiêu Đế trong cung, giúp Chiêu Đế quyết định chính sự, đồng thời được tôn làm Trưởng công chúa.

Năm Thủy Nguyên thứ 4 (83 TCN), cha bà là Thượng Quan An muốn dựa vào thế lực của Hoắc Quang để đưa bà vào cung làm vợ Hán Chiêu Đế, Thượng Quang An cũng liên kết Hoắc Quang dâng tấu, nhưng tấu này không được duyệt. Cha bà sau đó lại nghe tin Trưởng công chúa để con gái Chu Dương thị nuôi trong cung, đợi thành hôn với Chiêu Đế, nên Thượng Quang An cố gắng không từ bỏ ý định đưa con gái mình làm Hoàng hậu. Gặp có người họ Đinh là tâm phúc của Trưởng công chúa, Thượng Quan An nói rằng:「"Nghe nói Trưởng công chúa có tính toán tuyển lập Hoàng hậu. Ta có một cô con gái, dung mạo đoan chính thanh nhã, được Trưởng công chúa yêu mến. Việc này thành hay không thành, đều nhờ vào các hạ"」. Người họ Đinh đó bẩm lên Trưởng công chúa, quả nhiên sau đó Thượng Quan thị có chỉ nhập cung trở thành Tiệp dư. Sang tháng sau, được lập làm Hoàng hậu. Năm đó, bà mới 6 tuổi và Hán Chiêu Đế cũng mới 12 tuổi, đây là Hoàng hậu nhỏ tuổi nhất trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc[3][4][5]. Cha bà Thượng Quan An do là quốc trượng, được thụ phong Tang Nhạc hầu (桑樂侯), phong thực ấp lên 1.500 hộ, thăng làm Xa Kỵ tướng quân (車騎將軍), càng ngày càng ngang ngược kiêu ngạo.

Năm Nguyên Phụng nguyên niên 80 TCN, Thượng Quan An và Thượng Quan Kiệt có tư thù với Hoắc Quang nên lập mưu tạo phản, nhưng bị thất bại, sử gọi đó là Chính biến Nguyên Phụng. Nguyên là sau khi lập được Thượng Quan thị làm Hoàng hậu, Thượng Quan An muốn trả công cho họ Đinh, xin Hoắc Quang phong tước Hầu cho họ Đinh nhưng bị cự tuyệt. Việc này khiến họ Thượng Quan mất mặt, hơn nữa họ Đinh kia là tình nhân của Trưởng công chúa, cũng khiến Trưởng công chúa sinh oán hận Hoắc Quang, vì vậy họ mưu lật đổ Hán Chiêu Đế, lập người anh của Hán Chiêu Đế là Yên vương Lưu Đán lên ngôi. Hán Chiêu Đế lúc này đã trưởng thành, cùng Hoắc Quang âm thầm đề phòng nhà Thượng Quan và chuẩn bị lực lượng phản kháng. Sự việc bị phát giác, Trưởng công chúa và Lưu Đán bị Hán Chiêu Đế ép tự sát, cả nhà Thượng Quan bị giết cả họ[6].

Về phần Thượng Quan thị, do vẫn còn nhỏ lại là cháu ngoại Hoắc Quang nên vẫn vô sự và tiếp tục được làm Hoàng hậu. Lúc này tuy nhà nội đã bị tận diệt, nhưng tính cách ổn trọng của Thượng Quan hoàng hậu khiến Hoắc Quang yêu thích. Hoắc Quang cũng từ đó muốn cháu ngoại sinh ra Hoàng tử, với quyền hành lớn của mình, ông ngầm lệnh các Ngự y tấu thỉnh, xin Hán Chiêu Đế xa rời nữ sắc, nên trừ Thượng Quan hoàng hậu thì không có cung nhân nào khác gần gũi Hoàng đế, Thượng Quan hoàng hậu cũng từ đó chuyên sủng. Nhưng dẫu vậy, Thượng Quan hoàng hậu vẫn không hề có con[7].

Phế truất Lưu Hạ

sửa

Năm Nguyên Bình nguyên niên (74 TCN), ngày 17 tháng 4, Hán Chiêu Đế băng hà ở Vị Ương cung, lúc đó chỉ mới 20 tuổi[8]. Bời vì Hán Chiêu Đế qua đời mà không có con, Hoắc Quang đề nghị chọn người trong tông thất vào cung làm hậu tự cho Chiêu Đế, kế thừa Đế vị. Và Hoắc Quang xin lập Xương Ấp vương Lưu Hạ, con trai của Xương Ấp Ai vương Lưu Bác (劉髆) và là cháu nội của Hán Vũ Đế cùng Lý phu nhân lên làm Hoàng thái tử, sau đó tiến hành kế vị ngôi Hoàng đế của Hán Chiêu Đế[9][10][11]. Tháng 6, Lưu Hạ nhận Hoàng đế tỉ thụ, tấn tôn Hoàng hậu Thượng Quan thị làm Hoàng thái hậu khi mới 15 tuổi, là Hoàng thái hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử[12].

Thế nhưng, Lưu Hạ lại là người không đứng đắn. Khi dùng thân phận Hoàng thái tử tùy hành các quan viên đến Trường An tế bái Hán Chiêu Đế, Lưu Hạ lén mua gà, mua vịt ăn và thăm thú các trò chơi bời khác, đặc biệt là ông cùng cung nhân của Hán Chiêu Đế thông dâm, bãi hại đức độ[13]. Sau 27 ngày giữ Hoàng đế tỉ thụ, mặc cho Hoắc Quang cùng quần thần khuyên can, Lưu Hạ vẫn không hề bỏ đi thói xấu, mà ngày càng đổ đốn hơn. Không thể để Đế vị cho một người như vậy, Hoắc Quan đến Vị Ương cung xin Thượng Quan Thái hậu phế truất Lưu Hạ. Hoàng thái hậu chấp nhận[14]. Khi đó, Hoàng thái hậu mặc y phục hoa lệ đoan nhã, ngồi giữa mành trướng, có bày biện võ sĩ mang binh khí, triệu Lưu Hạ đến trước mặt quỳ xuống. Thượng thư lệnh tuyên đọc sớ tấu của Hoắc Quang, hạch tội trạng của Lưu Hạ, Hoàng thái hậu theo đó ban chỉ phế truất Lưu Hạ[15][16][17].

Tháng 7 năm đó, Hoắc Quang dâng sớ tấu xin Thượng Quan Thái hậu lập Đích hoàng tằng tôn (cháu chắt trưởng) của Hán Vũ Đế, cháu nội Lệ Thái tử Lưu Cứ là Lưu Bệnh Dĩ lên kế vị. Hoàng thái hậu có vẻ đồng ý lời tấu của Hoắc Quang, bèn dùng Tông chính phái sứ giả đón Tằng tôn nhập cung, trai giới để tiến hành tiếp nhận Đế vị[18]. Ngày Canh Thân, Tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ vào Vị Ương cung triều kiến Hoàng thái hậu, được phong làm Dương Vũ hầu (阳武侯). Trong ngày đó, triều thần đến trước mặt Lưu Bệnh Dĩ dâng Hoàng đế tỉ thụ, Dương Vũ hầu Lưu Bệnh Dĩ lên ngôi, tức Hán Tuyên Đế[19][20].

Tấu xin lập Tuyên Đế năm ấy có nội dung như sau, nhấn mạnh rõ Tuyên Đế là vào cung làm thừa tự cho Chiêu Đế:

Rất nhiều trang thông tin trên mạng đem Thượng Quan Thái hậu tự động lên làm Thái hoàng thái hậu dưới thời Hán Tuyên Đế, đây là một sự sai lầm do không hiểu chế độ "Nhập tự" của người xưa. Sự nhấn mạnh vấn đề 「Thừa tự; 承嗣」 của Hán Tuyên Đế trong tấu chương của Hoắc Quang rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tôn xưng của Thượng Quan thị trong hoàng thất. Theo đó, vì Hán Tuyên Đế đã nhận Chiêu Đế làm "Người cha thừa tự" để lên ngôi, tức danh xưng 「"Tự phụ"; 嗣父」, Hoàng thái hậu Thượng Quan thị do là Hoàng hậu của Chiêu Đế vẫn trên danh nghĩa là 「"Mẫu hậu"」 của Hán Tuyên Đế, nên được giữ vị trí "Hoàng thái hậu" mà không tự động lên làm "Thái hoàng thái hậu" mặc dù bà đã qua tiếp một đời Hoàng đế và còn nhỏ tuổi hơn cả Tuyên Đế[21], đây là vì Hán Tuyên Đế vào cung nhận mệnh làm con của Hán Chiêu Đế cùng Thượng Quan Thái hậu để kế vị[22]. Tháng 9 năm ấy, lập Hứa Bình Quân làm Hoàng hậu, Hoàng thái hậu Thượng Quan thị chuyển từ Vị Ương cung sang Trường Lạc cung (長樂宮)[23].

Trường Lạc an dưỡng

sửa

Năm Địa Tiết thứ 2 (68 TCN), ông ngoại Thượng Quan Thái hậu là Hoắc Quang qua đời, bà cùng với Hán Tuyên Đế đích thân đến khóc tang, dùng lễ tôn kính nhất để cúng bái Hoắc Quang. Tuy nhiên chỉ hai năm sau, toàn bộ gia tộc họ Hoắc bị Tuyên Đế giết chết vì mưu giết Thái tử Lưu Thích và ám hại mẹ của Thái tử là Cung Ai hoàng hậu Hứa Bình Quân. Nhà nội và nhà ngoại đều bị liên lụy và xử trảm thảm khốc, Thượng Quan thị trong cung an nhàn sống cho đến hết đời tại Trường Lạc cung[24]. Trong thời gian này, bà cứ an nhiên hưởng tuổi già, trong số các cung nhân hầu hạ bà, có Tài nhân Phó thị, về sau được bà tiến cử cho Thái tử Lưu Thích, chính là Phó Chiêu nghi.

Năm Sơ Nguyên nguyên niên (48 TCN), ngày 10 tháng 1, Hiếu Tuyên hoàng đế băng hà. Sang ngày 29 tháng 1, Thái tử Lưu Thích lên ngôi, Hoàng thái hậu Thượng Quan thị được tôn Thái hoàng thái hậu[25]. Năm Kiến Chiêu thứ 2 (37 TCN), Thái hoàng thái hậu Thượng Quan thị băng hà tại Trường Lạc cung, hưởng thọ 52 tuổi, hợp táng cùng Hán Chiêu Đế ở Bình lăng (平陵)[26][27].

Tổng cộng, Thượng Quan thị từ khi vào cung đến lúc mất đã trải qua bốn đời Hoàng đế Đại Hán, bà làm Hoàng hậu 9 năm dưới thời Hán Chiêu Đế, trở thành Hoàng thái hậu 27 ngày dưới thời Xương Ấp vương và 25 năm thời Hán Tuyên Đế, cuối cùng là Thái hoàng thái hậu suốt 12 năm dưới triều đại của Hán Nguyên Đế.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Hán thư, các mục
    • Vũ đế kỉ
    • Chiêu Đế kỉ
    • Tuyên Đế kỉ
    • Vũ Ngũ tử truyện
    • Hoắc Quang Kim Nhật Đê truyện

Chú thích

sửa
  1. ^ 《汉书-外戚传》:孝昭上官皇后。祖父桀,陇西人邽人也。
  2. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 6: Vũ Đế kỉ”. Truy cập 25/06/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  3. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 7: Chiêu Đế kỉ”. Truy cập 25/06/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 68: Hoắc Quang Kim Nhật Đê truyện”. Truy cập 25/06/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  5. ^ 《漢書·卷九十七上·外戚傳》: 初,桀子安取霍光女,結婚相親,光每休沐出,桀常代光入決事。昭帝始立,年八歲,帝長姊鄂邑蓋長公主居禁中,共養帝。蓋主私近子客河間丁外人。上與大將軍聞之,不絕主驩,有詔外人侍長主。長主內周陽氏女,令配耦帝。時上官安有女,即霍光外孫,安因光欲內之。光以為尚幼,不聽。安素與丁外人善,說外人曰:「聞長主內女,安子容貌端正,誠因長主時得入為后,以臣父子在朝而有椒房之重,成之在於足下,漢家故事常以列侯尚主,足下何憂不封侯乎?」外人喜,言於長主。長主以為然,詔召安女入為婕妤,安為騎都尉。月餘,遂立為皇后,年甫六歲。
  6. ^ 《漢書·卷九十七上·外戚傳》:安以后父封桑樂侯,食邑千五百戶,遷車騎將軍,日以驕淫。受賜殿中,出對賓客言:「與我婿飲,大樂!」見其服飾,使人歸,欲自燒物。安醉則裸行內,與後母及父諸良人、侍御皆亂。子病死,仰而罵天。數守大將軍光,為丁外人求侯,及桀欲妄官祿外人,光執正,皆不聽。又桀妻父所幸充國為太醫監,闌入殿中,下獄當死。冬月且盡,蓋主為充國入馬二十匹贖罪,乃得減死論。於是桀、安父子深怨光而重德蓋主。知燕王旦帝兄,不得立,亦怨望,桀、安即記光過失予燕王,令上書告之,又為丁外人求侯。燕王大喜,上書稱:「子路喪姊,期而不除,孔子非之。子路曰:『由不幸寡兄弟,不忍除之。』故曰:『觀過知仁』。今臣與陛下獨有長公主為姊,陛下幸使丁外人侍之,外人宜蒙爵號。」書奏,上以問光,光執不許。及告光罪過,上又疑之,愈親光而疏桀、安。桀、安寖恚,遂結黨與謀殺光,誘徵燕王至而誅之,因廢帝而立桀。或曰:「當如皇后何?」安曰:「逐麋之狗,當顧菟邪!且用皇后為尊,一旦人主意有所移,雖欲為家人亦不可得,此百世之一時也。」事發覺,燕王、蓋主皆自殺。語在霍光傳。桀、安宗族既滅,皇后以年少不與謀,亦光外孫,故得不廢。皇后母前死,葬茂陵郭東,追尊曰敬夫人,置園邑二百家,長丞奉守如法。皇后自使私奴婢守桀、安冢。
  7. ^ 《漢書·卷九十七上·外戚傳》:光欲皇后擅寵有子,帝時體不安,左右及醫皆阿意,言宜禁內,雖宮人使令皆為窮恊,多其帶,後宮莫有進者。
  8. ^ 《汉书·卷七·昭帝纪第七》:夏四月癸未,帝崩于未央宫。
  9. ^ 班固《汉书 霍光金日磾传》载:始至谒见,立为皇太子,常私买鸡豚以食。
  10. ^ 《汉书·卷六十三·武五子传第三十三》:立十三年,昭帝崩,无嗣,大将军霍光征王贺典丧。玺书曰:“制诏昌邑王:使行大鸿胪事少府乐成,宗正德、光禄大夫吉、中郎将利汉征王,乘七乘传诣长安邸。”夜漏未尽一刻,以火发书。其日中,贺发,晡时至定陶,行百三十五里,侍从者马死相望于道。郎中令龚遂谏王,令还郎谒者五十余人。贺到济阳,求长鸣鸡,道买积竹杖。过弘农,使大奴善以衣车载女子。至湖,使者以让相安乐。安乐告遂,遂入问贺,贺曰:“无有。”遂曰:“即无有,何爱一善以毁行义!请收属吏,以湔洒大王。”即捽善,属卫士长行法。
  11. ^ 班固《汉书 霍光金日磾传》载:孝昭皇帝早弃天下,亡嗣,臣敞等议,礼曰“为人后者为之子也”,昌邑王宜嗣后,遣宗正、大鸿胪、光禄大夫奉节使征昌邑王典丧。
  12. ^ 《汉书-外戚传》:皇后立十岁而昭帝崩,后年十四五云。昌邑王贺征即位,尊皇后为皇太后
  13. ^ 班固《汉书 霍光金日磾传》载:始至谒见,立为皇太子,常私买鸡豚以食。受皇帝信玺、行玺大行前,就次发玺不封。从官更持节,引内昌邑从官驺宰官奴二百余人,常与居禁闼内敖戏。自之符玺取节十六,朝暮临,令从官更持节从。为书曰:“皇帝问侍中君卿:使中御府令高昌奉黄金千斤,赐君卿取十妻。”大行在前殿,发乐府乐器,引内昌邑乐人,击鼓歌吹作俳倡。会下还,上前殿,击钟磬,召内泰壹宗庙乐人辇道牟首,鼓吹歌舞,悉奏众乐。发长安厨三太牢具祠阁室中,祀已,与从官饮啖。驾法驾,皮轩鸾旗,驱驰北官、桂宫,弄彘斗虎。召皇太后御小马车,使官奴骑乘,游戏掖庭中。与孝昭皇帝宫人蒙等淫乱,诏掖庭令敢泄言要斩。
  14. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 63: Vũ Ngũ tử truyện”. Truy cập 26/06/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  15. ^ 《资治通鉴》卷第二十四:贺,昌邑哀王之子也,在国素狂纵,动作无节。武帝之丧,贺游猎不止.....昌邑王既立,淫戏无度。昌邑官属皆征至长安,往往超擢拜官......光即与群臣俱见,白太后,具陈昌邑王不可以承宗庙状。皇太后乃车驾幸未央承明殿......顷之,有太后诏召王......太后被珠襦,盛服坐武帐中......太后诏归贺昌邑
  16. ^ 班固《汉书 眭两夏侯京翼李传》是时,光与车骑将军张安世谋欲废昌邑王。光让安世以为泄语,安世实不言。乃召问胜,胜对言:“在《洪范传》曰‘皇之不极,厥罚常阴,时则下人有伐上者’,恶察察言,故云臣下有谋。”光、安世大惊,以此益重经术士。后十余日,光卒与安世白太后,废昌邑王。
  17. ^ 班固《汉书 霍光金日磾传》载:光即与群臣俱见白太后,具陈昌邑王不可以承宗庙状。皇太后乃车驾幸未央承明殿,诏诸禁门毋内昌邑群臣。王入朝太后还,乘辇欲归温室,中黄门宦者各持门扇,王入,门闭,昌邑群臣不得入。王曰:“何为?”大将军跪曰:“有皇太后诏,毋内昌邑群臣。”王曰:“徐之,何乃惊人如是!”光使尽驱出昌邑群臣,置金马门外。车骑将军安世将羽林骑收缚二百余人,皆送廷尉诏狱。令故昭帝侍中中臣侍守王。光敕左右:“谨宿卫,卒有物故自裁,令我负天下,有杀主名。”王尚未自知当废,谓左右:“我故群臣从官安得罪,而大将军尽系之乎?”顷之,有太后诏召王,王闻召,意恐,乃曰:“我安得罪而召我哉!”太后被珠襦,盛服坐武帐中,侍御数百人皆持兵,其门武士陛戟,陈列殿下。群臣以次上殿,召昌邑王伏前听诏。
  18. ^ 《汉书·卷八·宣帝纪第八》:秋七月,光奏议曰:“礼,人道亲亲故尊祖,尊祖故敬宗。大宗毋嗣,择支子孙贤者为嗣。孝武皇帝曾孙病已,有诏掖庭养视,至今年十八,师受《诗》、《论语》、《孝经》,操行节俭,慈仁爱人,可以嗣孝昭皇帝后,奉承祖宗,子万姓。”奏可。遣宗正德至曾孙尚冠里舍,洗沐,赐御府衣。太仆以軨猎车奉迎曾孙,就齐宗正府。
  19. ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 8: Tuyên Đế kỉ”. Truy cập 25/06/2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  20. ^ 《汉书·卷八·宣帝纪第八》:庚申,入未央宫,见皇太后,封为阳武侯。已而群臣奉上玺、绶,即皇帝位,谒高庙。
  21. ^ Hán Tuyên Đế lên ngôi đã 18 tuổi, trong khi Thượng Quan thị mới được 15 tuổi
  22. ^ 刘贺荒淫无道,只做了二十七天皇帝,就被霍光废去,另立戾太子刘据的孙子刘询为汉昭帝、上官太后的儿子,既皇帝位,上官仍为皇太后,刘询是汉的曾孙,上官氏论辈份是汉宣帝的叔祖母,过继成为儿子,母子相称。
  23. ^ 班固《汉书 宣帝纪》载:十一月壬子,立皇后许氏。赐诸侯王以下金钱,至吏、民鳏、寡、孤、独各有差。皇太后归长乐宫。长乐宫初置屯卫。
  24. ^ 《汉书-外戚传》:皇后立十岁而昭帝崩,后年十四五云。昌邑王贺征即位,尊皇后为皇太后。光与太后共废王贺,立孝宣帝。宣帝好位,为太皇太后。凡立四十七年,年五十二,建昭二年崩,合葬平陵。
  25. ^ 漢書, 卷009 - 元帝紀 第九: 黃龍元年十二月,宣帝崩。癸巳,太子即皇帝位,謁高廟。尊皇太后曰太皇太后,皇后曰皇太后。
  26. ^ 漢書, 卷009 - 元帝紀 第九: 六月,立皇子興為信都王。閏月丁酉,太皇太后上官氏崩。
  27. ^ 漢書, 卷097 - 孝昭上官皇后: 凡立四十七年,年五十二,建昭二年崩,合葬平陵。