Thượng viện Pháp

thượng viện của Nghị viện Pháp

Thượng viện Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: Sénat République française) là thượng nghị viện của Lập pháp Pháp theo hệ thống lưỡng viện. Là cơ quan giữ quyền lập pháp với Quốc hội. Điều 24 Hiến pháp Pháp quy định "Thượng viện thực hiện chức năng đại diện cho các cộng đồng lãnh thổ địa phương của Cộng hòa Pháp". Trụ sở của Thượng viện đặt tại Cung điện Luxembourg.

Thượng nghị viện

Sénat
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Lịch sử
Thành lập1799
Lãnh đạo
Gérard LarcherUMP
Từ 1/10/2014
Cơ cấu
Số ghế348 (9/2011)
French Senate 2014.svg
Chính đảng
Bầu cử
Hệ thống đầu phiếuBầu gián tiếp
Bầu cử vừa qua28/9/2014
Bầu cử tiếp theo9/2017
Trụ sở
Cung điện Luxembourg, Paris
Trang web
www.senat.fr

Thượng viện được bầu gián tiếp và có nhiệm kỳ 6 năm và cứ 3 năm bầu lại 1/2 thượng nghị sĩ.

Lịch sử

sửa

Thượng viện đầu tiên được thành lập tại Pháp năm 1795 trong thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa với tên gọi là Hội đồng trưởng lão là thượng nghị viện. Trong giai đoạn từ Đệ Nhất Đế chếĐệ Nhị Đế chế đều thành lập Thượng viện (Sénat conservateur), trên danh nghĩa là cơ quan Lập pháp nhưng thực tế thì không phải như vậy. Có thể được xem là cơ quan tư vấn tương tự Viện nguyên lão La Mã.

Vào giai đoạn Bourbon phục hoàng năm 1814, thượng viện được thành lập với tên gọi Viện Quý tộc (Chambre des Pairs) theo mô hình Viện Quý tộc của Anh, ban đầu nghị viên là cha truyền con nối, sau quân chủ tháng 7 năm 1830 đã trở thành cơ quan được chỉ định tới hết đời. Trong giai đoạn Đệ Nhị Cộng hòa (1848) đã xóa bỏ lưỡng viện áp dụng chế độ đơn viện. Nhưng khi Đệ Nhị Đế chế được thành lập (1852) đã sử dụng lại chế độ lưỡng viện, thượng viện được tái lập. Trong giai đoạn đệ Tứ Cộng hòa (1947) Thượng viện được thay thế bằng Hội đồng Cộng hòa, có quyền hạn chức năng tương đương Thượng viện.

Với Bản Hiến pháp Đệ Ngũ Cộng hòa được thi hành ngày 4/10/1958, Thượng viện được tái lập và tên cũ Thượng viện được sử dụng lại.

Năm 2011 Đảng Xã hội Pháp lần đầu tiên giành quyền kiểm soát Thượng viện từ khi thành lập Đệ Ngũ Cộng hòa.[2]

Chức năng và quyền hạn

sửa

Theo Hiến pháp Thượng viện có quyền lực tương tự Quốc hội. Dự thảo có thể gửi từ chính phủ (projets de loi) hoặc từ một trong 2 viện thuộc Nghị viện (propositions de loi). Bởi vì cả hai viện đều có quyền sửa đổi dự thảo, nên viện nào được trình trước sẽ tiến hành thảo luận về dự thảo đó trên cơ sở văn bản dự thảo do Chính phủ trình.

Dự thảo được xem xét, thảo luận bởi 2 viện để thông qua 1 văn bản thống nhất. Trong trường hợp do có ý kiến khác nhau giữa 2 viện mà sau 2 lần xem xét, thảo luận tại mỗi viện mà dự thảo không được thông qua hoặc trong trường hợp mỗi viện xem xét một lần mà Chính phủ tuyên bố tính cấp thiết phải ban hành thì Thủ tướng có quyền đề nghị một Ủy ban hỗn hợp có thành phần ngang số giữa 2 viện chịu trách nhiệm soạn thảo, đề xuất 1 văn bản về các quy định vẫn còn ý kiến khác nhau.

Văn bản do Ủy ban hỗn hợp soạn thảo có thể được Chính phủ trình 2 viện phê duyệt. Mọi sửa đổi bổ sung đều không được chấp thuận nếu có sự đồng ý của Chính phủ.

Phiên họp

sửa

Phiên họp của Thượng viện được tổ chức công khai. Toàn văn bản báo cáo phiên họp được đăng trên Công báo.

Theo đề nghị của Thủ tướng hoặc của 10% số nghị sĩ, phiên họp có thể tổ chức họp kín.

Thành phần

sửa
s • tl 
Đảng và Liên minh Viết tắt. 2004 * 2008 ± 2011 ±
Đảng liên minh vì phong trào nhân dân (Union pour un mouvement populaire) UMP 159 56 151 –8 132 –19
Liên minh Trung dung-UDF (Union centriste–Union pour la démocratie française) UC-UDF 30 4 29 –1 31 +2
Đảng Xã hội (Parti socialiste) PS 95 29 116 +21 131 +15
Cộng sản, Cộng hòa và Công dân (Communiste, républicain, et citoyen) CRC 23 3 23 +0 21 –2
Đảng Xanh-Sinh thái châu Âu (Europe Écologie–Les Verts) VEC 0 +0 0 +0 10 +10
Tập hợp Dân chủ và Xã hội châu Âu (Rassemblement démocratique et social européen) RDSE 17 8 17 +0 16 –1
Tổng UMP, UC-UDF (Cánh hữu) 189 60 180 –9 164 –16
Tổng PS, CRC, VEC và RDSE (Cánh tả) 118 32 139 +21 177 +38
Không thuộc nhóm NI 6 1 7 +1 7 +0
Tổng 331 114 343 +12 348 +5
* - Ghế cho bầu cử (loại A)
Source: Public Senat

Nghị sĩ và Bầu cử

sửa
 
Số ghế nhóm 1 và nhóm 2

Cho tới tháng 9/2004 Thượng viện có 321 nghị sĩ, từng được bầu với nhiệm kỳ 9 năm, sau đó nhiệm kỳ đã được giảm xuống 6 năm và số nghị sĩ tăng dần, năm 2011 số nghị sĩ là 348 nghị sĩ để phản ánh sự tăng trưởng dân số. Nghị sĩ ban đầu được bầu 1/3 3 năm sau đó được thay đổi còn 1/2 3 năm.

Thượng nghị sĩ được bầu gián tiếp bởi hơn 150000 đại cử tri (grands électeurs) bao gồm uỷ viên hội đồng vùng, tỉnh và các nghị sĩ Quốc hội. Tuy nhiên 90% đại cử tri được Hội đồng chỉ định.

Thượng nghị sĩ không bị truy tố, điều tra, bắt giữ, xét xử vì những ý kiến phát biểu khi thực hiện chức năng và quyền hạn của mình.

Thượng nghị sĩ chỉ bị bắt giữ hay biện pháp hạn chế tự do trong lĩnh vực hình sự khi có sự cho phép của Thượng viện hoặc Thường vụ Thượng viện. Trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đã có bản án kết tội của Tòa án thì không cần có sự cho phép của Thượng viện hoặc Thường vụ Thượng viện.

Biện pháp tạm giam, hạn chế tự do hay truy tố thượng nghị sĩ bị tạm đình chỉ trong thời gian họp của Nghị viện nếu có yêu cầu tự Thượng viện.

Ngân sách

sửa

Ngân sách Thượng viện trong năm 2007 là 321,9 triệu €, và trong đó 11,4 triệu duy trì khu vườn trong cung điện Luxembourg và 1,2 triệu cho bảo tàng Luxembourg.

Trong số 309,2 triệu € của Thượng viện thì phụ cấp cho Thượng nghị sĩ là 28,4 triệu.

Tổ chức

sửa

Ủy ban

sửa

Tính đến tháng 10/2014 thì Thượng viện có 7 Ủy ban

Ủy ban Chủ tịch
Ủy ban các vấn đề Kinh tế Jean-Claude Lenoir
Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và các lực lượng vũ trang Jean-Pierre Raffarin
Ủy ban Xã hội Alain Milon
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và truyền thông Catherine Morin-Desailly
Ủy ban Phát triển bền vững, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quy hoạch không gian Hervé Maurey
Ủy ban Tài chính Michèle André
Ủy ban Pháp luật (Ủy ban Hiến pháp, pháp luật, bầu cử, quy định và nguyên tắc chung) Philippe Bas

Văn phòng

sửa

Văn phòng bao gồm 26 thành viên: Chủ tịch, 8 Phó Chủ tịch, 3 viên tài vụ, 14 thư ký. Có nhiệm kỳ 3 năm. Văn phòng có đầy đủ quyền hạn để chủ trì các thủ tục tố tụng và tổ chức chỉ đạo tất cả các sự vụ trong Thượng viện. Tất cả các nhóm chính trị được cử đại diện tham gia Văn phòng.

Trong trường hợp Chủ tịch Thượng viện là Quyền Tổng thống, Văn phòng có trách nhiệm bầu hoặc chỉ định Phó Chủ tịch làm Quyền Chủ tịch Thượng viện.

Các viên tài vụ chịu trách nhiệm về quản lý hành chính các sự vụ trong Thượng viện.

Các cuộc bầu cử

sửa
Các cuộc bầu cử Chủ tịch
1959 Gaston Monnerville
1962 (bầu 1/3-nhóm A) Gaston Monnerville
1965 (bầu 1/3-nhóm B) Gaston Monnerville
1968 (bầu 1/3-nhóm C) Alain Poher
1971 (bầu 1/3-nhóm A) Alain Poher
1974 (bầu 1/3-nhóm B) Alain Poher
1977 (bầu 1/3-nhóm C) Alain Poher
1980 (bầu 1/3-nhóm A) Alain Poher
1983 (bầu 1/3-nhóm B) Alain Poher
1986 (bầu 1/3-nhóm C) Alain Poher
1989 (bầu 1/3-nhóm A) Alain Poher
1992 (bầu 1/3-nhóm B) René Monory
1995 (bầu 1/3-nhóm C) René Monory
1998 (bầu 1/3-nhóm A) Christian Poncelet
2001 (bầu 1/3-nhóm B) Christian Poncelet
2004 (bầu 1/3-nhóm C1 được bầu trong 6 năm, và C2 được bầu trong 9 năm) Christian Poncelet
2008 (bầu 1/3-nhóm A được bầu 1 nửa) Gérard Larcher
2011 (bầu 1/2-nhóm B và C1 trở thành nhóm 1) Jean-Pierre Bel
2014 (bầu 1/2-nhóm A và C2 trở thành nhóm 2) Gérard Larcher
2017 (bầu 1/2-nhóm 1) -

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g Sénat (24 tháng 10 năm 2011). “Liste des sénateurs par groupes politiques”. Sénat (bằng tiếng Pháp). Sénat. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ Bremer, Catherine (ngày 25 tháng 9 năm 2011). “French left seizes Senate majority, hurts Sarkozy”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2015.