Thư Nhĩ Cáp Tề

tướng lĩnh Hậu Kim, em trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Thư Nhĩ Cáp Tề (1564 - 1611) là con trai thứ ba của Thanh Hiển Tổ Tháp Khắc Thế và là em trai cùng cha mẹ với Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Šurgaci
Hòa Thạc Trang Thân vương
Thụy hiệuTrang
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1 tháng 1, 1564
Nơi sinh
nhà Minh
Mất
Thụy hiệu
Trang
Ngày mất
25 tháng 9, 1611
Nơi mất
nhà Minh
An nghỉlăng Vĩnh, lăng Đông Kinh
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tháp Khắc Thế
Thân mẫu
Tuyên Hoàng hậu
Anh chị em
Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Nhã Nhĩ Cáp Tề, Ba Nhã Lạt, Mục Nhĩ Cáp Tề
Hậu duệ
A Mẫn, Tế Nhĩ Cáp Lãng, Phí Dương Vũ, Đồ Luân, Trại Tang Vũ
Quốc tịchnhà Minh
Truy phong
Tước hiệu
Hòa Thạc Trang Thân vương
1653, bởi Thuận Trị
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᡧᡠᡵᡤᠠᠴᡳ
AbkaiXurgaqi
MöllendorffŠurgaci
Tên tiếng Trung
Phồn thể舒爾哈齊
Giản thể舒尔哈齐
Cách phiên âm khác
Phồn thể舒爾哈赤
Giản thể舒尔哈赤
Cách phiên âm khác
Phồn thể速爾哈齊
Giản thể速尔哈齐

Tiểu sử

sửa

Thư Nhĩ Cáp Tề vào thời niên thiếu đã theo anh cả Nỗ Nhĩ Cáp Xích ra ngoài mưu sinh. Năm Vạn Lịch thứ 11 (1583), để báo thù giết cha và ông, Thư Nhĩ Cáp Tề đã theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích khởi binh. Sau nhiều năm nỗ lực, hai huynh đệ đã giết được kẻ thù là Đồ Luân thành chủ Ni Kham Ngoại Lan, chinh phục Hồn Hà bộ, Đổng Ngạc bộ, Tô Khắc Tố Hử bộ, Triết Trần bộ, Hoàn Nhan bộ, Chu Xá Lý bộ, Nột Ân bộ, thống nhất Kiến Châu Nữ Chân. Thư Nhĩ Cáp Tề trở thành nhân vật có quyền lực đứng thứ hai tại Kiến Châu Nữ Chân sau anh trai Nỗ nhĩ Cáp Xích. Đương thời, Kiến Châu Nữ Chân chỉ có hơn 3 vạn binh mã, song có đến 40 chiến tướng và hơn 5.000 quân trực thuộc quyền chỉ huy của Thư Nhĩ Cáp Tề.

Về sau, Thư Nhĩ Cáp Tề dần bắt đầu không muốn là phó thủ của huynh trưởng Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ông nhiều lần đến Bắc Kinh để triều cống, khá thân thiện với nhà Minh, ngoài ra còn kết hôn với thê tử của Lý Như Bá, con trai của tổng binh Liêu Đông Lý Thành Lương nhà Minh. Ông cũng có hôn nhân với người của bộ lạc Ô Lạp, yêu cầu sứ giả Triều Tiên tặng cho lễ phẩm giống như cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, lễ tiết cũng phải tương đồng[1], có được uy tín đáng kể.

Năm Vạn Lịch thứ 35 (1607), Phỉ Du thành chủ Sách Mục Đặc Hắc của Ngõa Nhĩ Khách bộ của Đông Hải Nữ Chân do bị Ô Lạp bối lặc là Bố Chiếm Thái nhiều lần làm nhục nên đã bày tỏ mong muốn quy phục Kiến Châu. Do vậy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lệnh cho Thư Nhĩ Cáp Tề, Trử Anh, Đại Thiện dẫn theo ba viên đại tướng là Phí Anh Đông, Hỗ Nhĩ Hán, Dương Cổ Lợi (揚古利) cùng 3000 binh mã tức khắc đến Phỉ Du thành thu phục bộ chúng. Bố Chiếm Thái sau khi nghe tin, phái thúc là Bác Khắc Đa xuất quân với hơn một vạn binh mã đi đánh chặn, hai bên triển khai quân khởi chiến tại Ô Kiệt Nham. Trong khi đó, Thư Nhĩ Cáp Tề không muốn giao chiến với thân nhân, lệnh cho binh mã án án binh bất động, điều này khiến cho quân đội Kiến Châu suýt chút nữa gặp cảnh khốn cùng. Sau cuộc chiến, Nỗ Nhĩ Cáp Xích truy cứu tội các tướng lĩnh bộ hạ của Thư Nhĩ Cáp Tề, Thư Nhĩ Cáp Tề phản ứng mạnh, nói rõ "giết bọn họ thì hãy giết cả ta". Nỗ Nhĩ Cáp Xích về sau nghĩ tới đại cục, tiến hành nhượng bộ, song mâu thuẫn giữa hai huynh đệ hoàn toàn trở nên công khai hóa.

Ngay sau đó, Thư Nhĩ Cáp Tề cùng trưởng tử A Nhĩ Thông A, tam tử Trát Tát Khắc Đồ mưu cầu tự lập môn hộ ở Hắc Xả Mộc tại Đông Nam Thiết Lĩnh, song bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích phát giác. Ngay lập tức, Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ lệnh bắt giam Thư Nhĩ Cáp Tề cùng ba con trai A Nhĩ Thông A, A Mẫn và Trát Tát Khắc Đồ. A Nhĩ Thông A và Trác Tát Khắc Đồ bị xử tử, Thư Nhĩ Cáp Tề bị giam giữ tại gia.

Hai năm sau, Thư nhĩ Cáp Tề qua đời, thọ 48 tuổi, táng tại Vĩnh lăng. Năm Thiên Mệnh thứ 9 –(1624), thiên táng về Đông Kinh lăng. Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Thư Nhĩ Cáp Tề được truy phong làm Hòa Thạc Trang Thân vương (和碩莊親王).

Gia quyến

sửa

Thê thiếp

sửa

Đích Phúc tấn

sửa
  • Nguyên phối: Đông Giai thị (佟佳氏), con gái của Ngạc Lạc Ni (鄂洛尼).
  • Nhị thú Phúc Tấn: Cáp Đạt Na lạp thị (哈达那拉氏), con gái của Bối lặc Đặc Nhĩ Cố Thần (特尔固臣).
  • Tam thú Phúc tấn: Phú Sát thị (富察氏), con gái của A Cách Ba Yến (阿格巴宴).
  • Tứ thú Phúc tấn: Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏), con gái của của Sách Nhĩ Hòa (索尔和) – cha của của Phí Anh Đông.
  • Ngũ thú Phúc tấn: Ô Lạp Na Lạp thị (乌拉那拉氏), nguyên danh Hô Nại (滹奈), con gái của của Bối lặc Bố Can, em gái của Bố Chiếm Thái.
  • Lục thú Phúc tấn: Na Lạp thị (那拉氏), con gái của Đồ Môn (图门).
  • Thất thú Phúc tấn: Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏), con gái của Sách Nhĩ Hòa (索尔和) – cha của của Phí Anh Đông.
  • Bát thú Phúc tấn: Na Lạp thị (那拉氏), con gái của Bái Âm Đạt Lý (拜音达里).
  • Cửu thú Phúc tấn: Tây Lâm Giác La thị (西林觉罗氏), con gái của Tây Lăng Ngạch (西楞额).

Thứ Phúc tấn:

sửa
  • Đổng Ngạc thị (董鄂氏), con gái của Phú Cổ Khố Nhĩ Đạt (富古库尔达).
  • A Nhan Giác La thị (阿颜觉罗氏), con gái của Trác Hải Cổ Tắc (扎海钴塞).

Hậu duệ

sửa

Con trai

sửa
  1. A Nhĩ Thông A (阿爾通阿, 1580- 1609), mẹ là Đích Phúc tấn Đông Giai thị. Năm Vạn Lịch thứ 37 (1609) bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích xử tử. Con cháu bị truất tư cách Tông thất, trở thành Giác La. Có 1 con trai
  2. A Mẫn (阿敏, 29 tháng 10 năm 1586 - 28 tháng 12 năm 1640), mẹ là Tam thú Phúc tấn Phú Sát thị. Là một trong Tứ đại Bối lặc. Con cháu bị truất tư cách Tông thất, trở thành Giác La. Có 6 con trai
  3. Trác Tát Khắc Đồ (扎薩克圖, 13 tháng 8 năm 1589 - 1609), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Năm Vạn Lịch thứ 37 (1609) bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích xử tử. Có 2 con trai.
  4. Đồ Luân (圖倫, 1596 - 1614), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Truy phong là Khác Hi Bối lặc (恪僖貝勒). Có 2 con trai. Con gái thứ 2 được Nỗ Nhĩ Cáp Xích đưa vào cung nuôi dưỡng, xưng là Truân Triết Công chúa (肫哲公主), được phong Hòa Thạc Công chúa.
  5. Tắc Tang Vũ (塞桑武, 1598 - 1625), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Truy phong là Hòa Huệ Bối lặc (和惠貝勒). Đích thê là con gái Phí Anh Đông. Có 1 con trai.
  6. Tế Nhĩ Cáp Lãng (济尔哈朗, 1599 - 1655), mẹ là Ngũ thú Phúc tấn Ô Lạt Na Lạp thị. Được phong là Trịnh Thân vương (鄭親王).
  7. Nặc Mục Đại (诺穆岱, 1601 - 1613), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Vô tự.
  8. Phí Dương Vũ (费扬武, 1605 - 1643), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Truy phong là Giản Tĩnh Định Thân vương (簡靖定親王). Đích Phúc tấn là con gái Phí Anh Đông, Kế Phúc tấn là con gái của Hòa Thạc Công chúa Tôn Đại. Có 7 con trai.
  9. Não Đại (脑岱, 1608 - ?), mẹ là Thứ Phúc tấn A Nhan Giác La thị.

Con gái

sửa
  1. Trưởng nữ, Ngạch Thực Thái (额实泰, 1584 - 1656), mẹ là Nhị thú Phúc tấn Cáp Đạt Na Lạp thị. Năm 1598 gả cho Ô Lạp Bối lặc Bố Chiếm Thái. Sau khi Ô Lạp bộ diệt vong, Ngạch Thực Thái trở lại Kiến Châu.
  2. Nhị nữ, Ngạch Ân Triết (额恩哲, 1584 - 1638), mẹ là Tam thú Phúc tấn Phú Sát thị. Cùng gả cho Ô Lạp Bối lặc Bố Chiếm Thái.
  3. Tam nữ (1588 - ?), mẹ là Tam thú Phúc tấn Phú Sát thị. Gả cho Đông Giai thị Nạp Mục Tích (纳穆锡).
  4. Tứ nữ, Tôn Đại (荪岱, 1590 - 1649), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Được Nỗ Nhĩ Cáp Xích nuôi dưỡng, phong làm Hòa Thạc Công chúa. Gả cho Ba Ước Đặc Thai cát Ân Cách Đức Nhĩ của Mông Cổ Khách Nhĩ Khách bộ, cũng xưng là Ba Ước Đặc Cách cách. Truy thụy Hòa Thạc Đoan Thuận Công chúa (和硕端顺公主). Công chúa sinh ít nhất 2 con trai và 2 con gái cho Ngạch phò:
    1. Con trai:
      1. Tứ tử: Ngạch Nhĩ Khắc Đái Thanh (额尔克戴青). Được phong Nhị đẳng Công. Năm 1621 được Nỗ Nhĩ Cáp Xích đặt tên. Từng cưới Quận chúa - trưởng nữ của Tế Nhĩ Cáp Lãng, và lần lượt hai Quận quân - trưởng nữ và ngũ nữ của Đoan Trọng Thân vương Bác Lạc, trở thành Hòa Thạc Ngạch phò.
      2. Ngũ tử: Tác Nhĩ Cáp (索尔哈), Ngạch phò của Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa.
    2. Con gái:
      1. Gả cho Hoành Khoa Thái (宏科泰) - trưởng tử của A Mẫn.
      2. Gả cho Giản Thân vương Phí Dương Vũ.
  5. Ngũ nữ (1593 - ?), mẹ là Thứ Phúc tấn Đổng Ngạc thị. Năm 1606 gả cho Đổng Ngạc thị Cố Mục Bối (固穆贝).
  6. Lục nữ (1595 - ?), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Năm 1613 gả cho Nạp Lạt thị Mạc Lạc Hồn (漠落浑).
  7. Thất nữ (1597 - ?), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Năm 1609 gả cho Hoàn Nhan thị Xước Hòa Lạc (绰和络).
  8. Bát nữ (1602 - ?), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Năm 1616 gả cho Nạp Lạt thị Ba Đạt Nạp (巴逹纳).
  9. Cửu nữ, mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Chết yểu.
  10. Thập nữ (1603 - ?), mẹ là Tứ thú Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị. Năm 1622 gả cho Bác nhĩ Tể Cát Đặc thị Ba Bái (巴拜).
  11. Thập nhất nữ (1608 - ?), mẹ là Thứ Phúc tấn A Nhan Giác La thị. Năm 1623 gả cho Nạp Lạt thị Khố Đức Nạp (库德纳).
  12. Thập nhị nữ (1610 - ?), mẹ là Thứ Phúc tấn A Nhan Giác La thị. Năm 1623 gả cho Nạp Lạp thị Mục Ngột Nạp (穆杌纳).

Tham khảo

sửa
  • 赵尔巽等. “清史稿列传二”.

Chú thích

sửa
  1. ^ The Manchus
  2. ^ a b c d 阿古都督世系的《永陵喜塔腊氏谱书》 Lưu trữ 2013-11-25 tại Wayback Machine.满族文化网,2008-1-24
Thế phả quân chủ nhà Thanh
quá kế
Thanh Thủy Tổ
Bố Khố Lý Ung Thuận
Phạm Sát
Thanh Triệu Tổ
Mạnh Đặc Mục
Sung Thiện
Thỏa LaTích Bảo Tề Thiên Cổ
Thanh Hưng Tổ
Phúc Mãn
Thanh Cảnh Tổ
Giác Xương An
?–1583
Thanh Hiển Tổ
Tháp Khắc Thế
?–1583
Thanh Thái Tổ
Nỗ Nhĩ Cáp Xích
1559–1616–1626
Trang Thân vương
Thư Nhĩ Cáp Tề
1564–1611
Lễ Thân vương
Đại Thiện
1583–1648
Thanh Thái Tông
Hoàng Thái Cực
1592–1626–1643
Duệ Thân vương
Đa Nhĩ Cổn
1612–1650
Dự Thân vương
Đa Đạc
1614–1649
Trịnh Thân vương
Tế Nhĩ Cáp Lãng
1599–1655
Khắc Cần Quận vương
Nhạc Thác
1599–1639
Dĩnh Thân vương
Tát Cáp Lân
1604–1636
Túc Thân vương
Hào Cách
1609–1647
Trang Thân vương
Thạc Tắc
1627–1654
Thanh Thế Tổ
Phúc Lâm
1638–1643–1661
Thuận Thừa Quận vương
Lặc Khắc Đức Hồn
1619–1652
Thanh Thánh Tổ
Huyền Diệp
1654–1661–1722
Thanh Thế Tông
Dận Chân
1678–1723–1735
Di Thân vương
Dận Tường
1686–1730
Thanh Cao Tông
Hoằng Lịch
1711–1735–1796
Thanh Nhân Tông
Ngung Diễm
1760–1796–1820
Khánh Hi Thân vương
Vĩnh Lân
1766–1820
Thanh Tuyên Tông
Mân Ninh
1782–1820–1850
Đôn Thân vương
Miên Khải
1795–1838
Thụy Thân vương
Miên Hân
1805–1828
Bối tử
Miên Đễ
1811–1849
Bất nhập bát phân
Phụ quốc công
Miên Tính
1814–1879
Thanh Văn Tông
Dịch Trữ
1831–1850–1861
Cung Thân vương
Dịch Hân
1833–1898
Thuần Thân vương
Dịch Hoàn
1840–1891
Đôn Thân vương
Dịch Thông
1831–1889
Thụy Quận vương
Dịch Chí
1827–1850
Khánh Thân vương
Dịch Khuông
1838–1917
Thanh Mục Tông
Tái Thuần
1856–1861–1875
Thanh Đức Tông
Tái Điềm
1871–1875–1908
Thuần Thân vương
Tải Phong
1883–1951
Đoan Quận vương
Tái Y
1856–1922
Thanh Cung Tông
Phổ Nghi
1906–1908–1912–1967
Phổ Tuấn
1885–1942