Thạch Thân (tiếng Trung: 石申; Wade–Giles: Shih Shen), còn được gọi là Thạch Thân Phu, là một nhà thiên văn học và chiêm tinh học Trung Quốc. Ông sinh ra ở nước Ngụy, và là người sống cùng thời với nhà thiên văn Cam Đức,[1]

Thạch Thân
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
thế kỷ 4 TCN
Nơi sinh
Ngụy
Mấtthế kỷ 4 TCN
Giới tínhnam
Nghề nghiệpnhà thiên văn học, chiêm tinh gia
Quốc tịchNgụy

Quan sát thiên văn sửa

Dựa trên các ghi chép còn tồn tại đến nay, Thạch Thân được ghi nhận là đã xác định vị trí của 121 ngôi sao.[2] Ông cũng là người thực hiện quan sát vết đen mặt trời có chủ đích sớm nhất còn được ghi lại trong sử sách,[3] dù đôi khi bị việc này bị ghi nhầm là do Cam Đức thực hiện. Thạch Thân cho rằng những vết đen này là hiện tượng thiên thực bắt đầu ở trung tâm của Mặt Trời và lan rộng ra bên ngoài. Mặc dù nhận định này không đúng, nhưng ít nhất ông đã đúng khi coi đó là các các hiện tượng xảy ra trên Mặt Trời.[4]

Các tác phẩm của ông bao 8 tập sách Thạch Thị Tinh Kinh (石氏 星 經),[5] một tập sách Hồn thiên đồ (浑天图) và một tập sách Thạch Thị Tinh Bộ Kinh Tán (石氏星簿经赞).[6] Quan điểm hiện nay cho rằng hai cuốn kể sau do những người theo học phái của ông viết. Hầu hết các tác phẩm của Thạch Thân đều không còn tồn tại nguyên vẹn, nhưng một số bài viết quan trọng của ông đã được lưu giữ trong tác phẩm Khai Nguyên Chiêm Kinh (開元占經), soạn dưới thời Đường.

Sách sửa

Thạch Thân đã viết tác phẩm Thạch Thị Thiên Văn (石氏 天文), sau này được gọi là Thạch Thị Tinh Kinh (石氏 星 經).[7]

Ảnh hưởng sửa

Cam Đức và Thạch Thân được nhắc tới rất nhiều trong các sách vở thiên văn học sau thời của họ, mặc dù họ không liên quan gì đến các tác phẩm dùng tên của họ được viết sau này. Chẳng hạn tác phẩm Cam Thạch Tinh Kinh (甘 石 星 經, nghĩa là Sách về sao của Cam Đức và Thạch Thị), được Mã Hiển (馬 顯) biên soạn vào khoảng năm 579 như phần phụ lục của một khảo luận về lịch pháp.[8]

Miệng núi lửa Thạch Thân trên Mặt trăng được đặt theo tên của ông.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Du Shiran; và đồng nghiệp (1992). Biographies of Ancient Chinese Scientists Series One: Shi Shenfu. Beijing: Kexue Chubanshe. tr. 22–25. ISBN 7-03-002926-7. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  • Zhu Genyi; và đồng nghiệp (1999). Concise Spotlight on Who in the World of Science and Technology. Beijing: Zhongguo Kexue Jishu Chubanshe. tr. 2–3. ISBN 7-5046-2602-3.
  • Dick Teresi (2003). The Ancient Roots of Modern Science--from the Babylonians to the Maya. New York: Simon & Schuster. tr. 148. ISBN 0-7432-4379-X.

Ghi chú sửa

  1. ^ Tên chữ của ông khác nhau tùy theo nguồn. Sách Hán Thư (Hanshu) liệt kê 30 tên của ông, như  Thạch Thân Phu (石申夫), Thạch Thân Phủ (石申甫) giống như trong Cựu Đường Thư (Old Book of Tang) 51, và Thạch Thân Phụ (石申父) ở trong một bình luận trong sách Hậu Hán Thư (Hou Hanshu) 100. Dù vậy trong Sử Ký (Shiji) 27, ông được gọi đơn giản là Thạch Thân.
  2. ^ Milone, Eugene F. Humiston Kelley, David. Exploring Ancient Skies: An Encyclopedic Survey of Archaeoastronomy. (2005). ISBN 0-387-95310-8
  3. ^ Ghi chép có ngày tháng rõ ràng đầu tiên về vết đen mặt trời xuất hiện trong sách Hán Thư, trong đó ghi lại một quan sát ngày 10 tháng Năm, năm 28 TCN.
  4. ^ Kaiyuan Zhanjing Vol. 6.
  5. ^ Tiếng Anh gọi là Shi's Treatise on Stars.
  6. ^ Tùy Thư (Suishu) 34 nêu danh ba trong số các tác phẩm của ông, là Thiên Văn (天文), Hỗn Thiên Đồ (浑天图) và Thạch Thị Tinh Bộ Kinh Tán (石氏星簿经赞), hay còn được gọi là Thạch Thị Tinh Kinh Bộ Tán (石氏星经簿赞).
  7. ^ Peng, Yoke Ho (2000). Li, Qi and Shu: An Introduction to Science and Civilization in China. Courier Dover Publications. ISBN 0-486-41445-0
  8. ^ Kistemaker, Jacob. Sun, Xiaochun. [1997] (1997). The Chinese Sky During the Han: Constellating Stars and Society. BRILL publishing. ISBN 90-04-03938-4.