Thảo luận:Ăn mòn
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Ăn mòn. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Hóa học | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Ăn mòn | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Galvanic, Galvani, hay Ganvani
sửaMình thấy bạn BQV Alphama có sửa tên gọi "ăn mòn Galvanic" thành "ăn mòn ganvani". Dù bạn đã dẫn nguồn, nhưng khi mình thử google vẫn thấy ít có kết quả liên quan đến "ganvani". Còn nếu tìm "ăn mòn galvanic" hay "pin galvanic" sẽ ra rất nhiều kết quả. Thậm chí Wikipedia cũng có bài về pin Galvanic.Pin Galvanic (Do là dân kỹ sư Hóa nên mình hiểu ý nghĩa của tên gọi "Galvanic corrosion" hay "Galvanic cell". Và mình cũng đồng ý Galvanic là tính từ mô tả liên quan đến tên người Galvani).
Nên mình muốn mạn phép thảo luận nên sử dụng từ nào cho các thuật ngữ kỹ thuật có gốc nước ngoài tương tự. Vì bạn dùng cách phiên âm ganvani theo giáo sư Sén sẽ giống cách phiên âm các thuật ngữ kỹ thuật trước đây hay dùng như: anot (thay vì anode tiếng Anh), catot (cathode), xônvat (solvate)... Mình nghĩ nên sử dụng thuật ngữ tiếng Anh để: i) tránh những phiên bản Việt hóa phiên âm khác nhau; ii) giúp người đọc biết từ gốc mà có thể tra cứu tài liệu tiếng Anh; iii) cách dùng hiện đại hơn, tiệm cận với giới khoa học quốc tế. Trừ trường hợp không khác biệt nhiều giữa phiên âm Việt hóa và tiếng Anh như oxy (oxygen) hay hydro (hydrogen). Hiện nay trên các trang Wikipedia tiếng Việt về chủ đề kỹ thuật khác cũng dần dần sử dụng phiên âm gốc tiếng Anh hơn là phiên âm tiếng Việt như kiểu ngày xưa (thời mình còn đi học) giống GS Sén.
Cám ơn. Thân.--Ltncanada (thảo luận) 23:55, ngày 2 tháng 6 năm 2020 (UTC)Ltncanada
- Wikipedia tiếng Việt thì ưu tiên dùng tiếng Việt dù câu này bạn thích hay k, thật sự tôi muốn dùng hẳn 1 từ tiếng Việt cơ như do trình độ khoa học kỹ thuật ở VN nhiều mảng kém quá nên bất đắc dĩ phải dùng nguồn của GS TX Sén, một nguồn khác thì do 1 tác giả k mấy uy tín dẫn. Tôi nghĩ có nguồn đã là may nhiều thuật ngữ gần như Wiki là tiên phong dịch. Bạn có thể thảo luận thêm. À nguồn nhiều nhưng phải uy tín, còn mấy nguồn đại trà dạng blog thì bạn k nên đếm làm gì. A l p h a m a Talk 01:01, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Alphama Cám ơn bạn đã trả lời. Mình cũng ưu tiên tiếng Việt và hiểu rõ nguyên tắc Wikipedia Tiếng Việt nên dùng tiếng Việt. Tuy nhiên, bạn đang hiểu sai ý mình. Ý mình là chỉ áp dụng từ gốc tiếng Anh trong trường hợp không có từ tiếng Việt tương đương - thay vì phiên âm Việt hóa. Như Mat-xcơ-va chỉ nên gọi Moscow (theo qui ước trên Wikipedia, chắc bạn cũng biết). Chứ không phải chuyện mình thích hay không. Mình chỉ nói về chuyện qui ước, như Newton chứ không phải Niu-tơn, Faraday chứ không phải Pha-ra-đây, Joule chứ không phải Jun v.v... --Ltncanada (thảo luận) 04:22, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)Ltncanada
Theo tôi dùng pin Galvani. Galvanic là tính từ nên không dùng. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 04:24, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Nếu 2 bạn đã góp ý giống nhau (hai hơn một) thì mình sẽ dùng chữ "Pin Galvani" hoặc "Ăn mòn Galvani" (không phải Galvanic hay Ganvani) nhé. Cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến. Thân. Ltncanada (thảo luận) 04:35, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)Ltncanada
- Có lẽ nên xem lại Wikipedia:Tên bài để hiểu rõ thêm cách sử dụng cụm từ cho Wikipedia. A l p h a m a Talk 05:20, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Nếu 2 bạn đã góp ý giống nhau (hai hơn một) thì mình sẽ dùng chữ "Pin Galvani" hoặc "Ăn mòn Galvani" (không phải Galvanic hay Ganvani) nhé. Cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến. Thân. Ltncanada (thảo luận) 04:35, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)Ltncanada
Tôi nghĩ Wikipedia chỉ còn cách viết nước đôi, vì vậy tên tính từ chắc cũng phải chấp nhận vì nó xuất hiện nhiều trong các tài liệu hàn lâm. A l p h a m a Talk 05:44, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)