Thảo luận:Đường Trường Sơn

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Poetry trong đề tài Chỉ huy đường Trường Sơn là gì?

Chưa có tiêu đề sửa

Không phải tên Đường Trường Sơn phổ biến hơn trong tiếng Việt sao? Nguyễn Hữu Dng 14:46, ngày 18 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhân 55 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một đường mòn Hồ Chí Minh mới được nói tới là đường mòn Hồ Chí Minh trong ngân hàng. Theo báo (sẽ bổ sung sau) thì trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, "đường Hồ Chí Minh này" đã chuyển được trên 1 tỷ đô-la Mỹ vào Nam.

Thực ra ở Việt Nam tên Đường mòn Hồ Chí Minh cũng rất phổ biến, nhất là để so sánh với Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển221.133.5.99 13:41, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên đường sửa

Theo tôi được biết thì tên "Đường mòn Hồ Chí Minh" được dùng phổ biến hơn là tên đường Trường Sơn và tên này không phải có gốc từ Mỹ như trong bài đã nói mà là do Trung ương Đảng khi đó đặt ra hẳn hoi. Tên đường Trường Sơn là tên gọi đầu tiên nhưng không phải là tên chính thức ghi trên các tài liệu và sau này cũng ít được dùng. Đường chính thức được đặt tên là đường 559 sau đó đổi lại thành đường mòn Hồ Chí Minh. Thế nên tôi nghĩ cần phải chỉnh lại đoạn văn nói về tên đường Phạm Nguyễn Trường An 12:48, ngày 21 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

  • Về việc tên này phổ biến hơn tên kia, mời bạn cho dẫn chứng. Trong tất cả các bài hát, tác phẩm văn học mà tôi biết, tôi toàn thấy "đường Trường Sơn". Gần đây báo chí VN mới hay nói đến Đường Hồ Chí Minh, nhất là từ khi xây đường Hồ Chí Minh mới.
    google:
    • "Đường Hồ Chí Minh" + "Trường Sơn" (để đỡ lẫn với đường mới): ~800 hit,
    • "Đường mòn Hồ Chí Minh": ~800 hit,
    • "Đường Trường Sơn": 18.600 hit.
  • "Nguồn gốc Mỹ" có dẫn chứng lấy từ cuốn "Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam: The Official History of the People's Army of Vietnam, 1954-1975. Người dịch: Merle Pribbenow, Lawerence KS: University of Kansas Press, 2002, tr. 28." (có chú thích trong bài) quyển này của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam viết, không phải của Mỹ viết. Nếu tên đường mòn Hồ Chí Minh do TW Đảng đặt, mời bạn cho dẫn chứng. Nếu dẫn chứng của bạn đáng tin cậy hơn cuốn kia, ta sẽ sửa nội dung. Cũng nói thêm là tôi chưa đọc cuốn trên mà chỉ dịch đoạn đó từ en.wiki. Nếu ai có điều kiện thì xin kiểm tra giúp.
Tmct 18:36, ngày 21 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

khó nghe sửa

Đến giai đoạn cuối của chiến dịch Commando Hunt (tháng 10 năm 1970 - tháng 4 năm 1972) số phi vụ máy bay bắn phá mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích, 13 máy bay chiến đấu (fixed wing gunship) và 21 B-52.[38]

Nên sửa: xxx mát bay ném bom (fight), xx máy bay bắn súng (như AC-130) và... . Tiếng Anhtiếng Việt không có những từ tương đương ở đây. Dịch như thế là quá sai. Máy bay tiêm kích là máy bay chiến đấu trên không nhẹ như MiG-21 (loại trừ các từ điển quá kém gọi fight, F như F4 là tiêm kích trong khi F4 là máy bay lớn). Máy bay chiến đấu trên không tiêm kích không ném bom.

Nguyên văn: "182 attack fighters, 13 fixed wing gunships, and 21 B-52s".
Tôi không biết gì về thuật ngữ quân sự. Mong bạn chỉ giúp một từ điển không quá kém hoặc một tài liệu để tôi tin bạn (một người không kí tên) hơn bài này (Máy bay tiêm kích).
Về "máy bay bắn súng", tôi chưa nghe từ này bao giờ, tra google không thấy hit nào có liên quan. [1]Tmct 13:58, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ít người Việt biết từ Tchepone, đó là Sê-pôn, tại sao người Việt phải đọc một từ Việt Nam bằng tiếng nước ngoài ???. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.48 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn bạn, tôi sẽ chú thích. Tuy nhiên, đó là một địa danh của Lào - không phải tiếng Việt. Tmct 13:58, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đường Trường Sơn mà dịch từ tài liệu nước ngoài thì quá dở, đó là con đường không nước nào trừ VN có, nên các khái niệm như trạm (thừa kế dịch trạm thời cổ) vốn chẳng giống ai. trạm cũng như thời cổ, đảm nhiệm giao thông trên một cung đường: mở đường, bảo dưỡng đường, cung cấp chỗ trọ, cung cấp quân nhu, dẫn đường, chiến đấu bảo vệ đường.....thảo luận quên ký tên này là của AE (thảo luận • đóng góp).

Đọc nhận xét trên tôi không hiểu có vấn đề gì với từ "trạm" trong bài? Tmct 13:58, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chỉ huy đường Trường Sơn là gì? sửa

Đường Trường Sơn là danh từ dùng để chỉ một con đường. Còn đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam hoạt động và chiến đấu trên con đường này là Đoàn 559. Như vậy chỉ huy ở đây là chỉ huy của Đoàn 559 chứ không phải là chỉ huy của đường Trường Sơn như trong bảng ở trang này đã ghi. Trong thời kỳ này, mỗi đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam đều có 2 thủ trưởng là tư lệnhchính ủy cùng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đó nên chỉ nêu tư lệnh mà không nêu chính ủy là không đầy đủ và chính xác.--Poetry 17:50, ngày 25 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý bạn muốn nói đến hộp thông tin? Nếu thế thì rất tiếc là ta không nên sửa vì chữ "chỉ huy" tổng quát hơn (ko phải quân đội nào cũng cần đến cả tư lệnh và chính ủy).
Ngoài ra tôi thấy "chỉ huy" nghĩa là "chỉ huy cao nhất" thì có sao đâu? Tư lệnh không phải là chỉ huy cao nhất à? Nếu muốn ghi cho đủ thì ghi vào chỗ khác (ở ngoài hộp thông tin) cũng được.
Có điều đây là bài về đường Trường Sơn chứ không phải về Đoàn 559. Tôi cho là chi tiết về nhân sự không phải thông tin quá quan trọng. Giống như bài Việt Nam không nhất thiết phải liệt kê đủ cả chủ tịch nước+tổng bí thư+thủ tướng qua các thời kỳ. Tmct 22:30, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như tôi đã nói ở trên, trong thời kỳ 1948-1980, mỗi đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam đều do hai thủ trưởng là tư lệnhchính ủy cùng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đó nghĩa là tư lệnh và chính ủy có quyền hạn ngang nhau, mọi quyết định đều phải thông qua nhau, không thể thiếu một trong hai nên mới gọi là "chế độ hai thủ trưởng". Do đó, tư lệnh thời kỳ này không phải là chỉ huy cao nhất trong một đơn vị QĐNDVN.

Bạn đã nhầm lẫn về chức danh chính ủy. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia còn tổng bí thư là lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN. Hai chức danh này ở lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: một bên là chức danh nhà nước, một bên là chức danh trong đảng. Còn chức danh tư lệnh và chính ủy cùng là chức danh chính thức trong QĐNDVN, cùng thuộc lĩnh vực quân sự, cùng được bổ nhiệm bởi một cơ quan nhà nước cấp trên.

Chính ủy là một chức danh chỉ huy đặc biệt chỉ có trong quân đội một số nước như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam còn các nước khác chỉ có tư lệnh là chỉ huy cao nhất trong một đơn vị quân đội. Có lẽ vì vậy mà trong hộp thông tin do wiki soạn sẵn chỉ có commanders mà thôi.

Vì những lý do đó mà tôi thấy cần phải liệt kê nhân sự chính ủy bên cạnh tư lệnh mỗi khi nói đến bất kỳ một đơn vị QĐNDVN nào trong giai đoạn 1948-1980 như trong các tài liệu lịch sử chính thức của Việt Nam hiện nay đã ghi.

Chính vì bài này nói về đường Trường Sơn nên tôi thấy cần phải nói lại cho rõ và chính xác. Tôi xin nhắc lại không có "chỉ huy của đường Trường Sơn" và chỉ có chỉ huy của Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn) hoạt động và chiến đấu trên đường Trường Sơn mà thôi. Nếu nói đến chỉ huy của Đoàn 559 thì phải có đủ cả tư lệnh và chính ủy vì Đoàn 559 là một đơn vị QĐNDVN. Nói, viết về lịch sử thì ngoài yếu tố khách quan còn cần phải chính xác nữa.--Poetry 03:39, ngày 27 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời


Về km0 đường Trường sơn sửa

Tại Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, nơi giao nhau của đường 15A và đường 15B cách thành phố Vinh 91 km về phía Tây, bộ Văn hoá thông tin, sở Văn hoá thông tin tỉnh Nghệ An đã cho xây dựng " Bia di tích : Km 0 đường Hồ Chí Minh". Nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi quanh " Bia di tích " này.

Đã có cuộc hội thảo về vấn đề " Km0-đường Trường Sơn". Trong hội thảo có rất nhiều ý kiến của các tướng lĩnh, các nhân chứng, các nhà khoa học, các ý kiến đều thống nhất là: Tân Kỳ chỉ là Km0 của đường Hồ Chí Minh- Đông Trường Sơn ( bắt đầu từ Tân Kỳ, Nghệ An đến Chơn Thành, Bình Phước) được XD năm 1973. Nhưng rất nhiều người vẫn hiểu lầm đây là Km0 của cả hệ thồng đường chiến lược Trường Sơn trong chiến tranh vì nội dung ghi trên bia còn chưa rõ ràng : Đường chiến lược- HCM Km0"

Để sửa chữa khiếm khuyết, năm 2008 Nghệ An đã xây dựng lại di tích này. Cột mốc mới ghi nội dung: "Km0 Đường Đông Trường Sơn, Tân Kỳ-Lộc Ninh". Như vậy Tân Kỳ chỉ là Km0 của một trục đường xây dựng khi chiến tranh chống Mỹ gần kết thúc.

Tại cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 50 năm truyền thống của bộ đội Trường Sơn, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn khẳng định: " Hệ thống đường Hồ Chí Minh có gần 20 000 km đường ôtô, gồm 5 trục dọc , 21 trục ngang, đường giao liên gùi thồ khoảng 3.000 km.

Mỗi thời kỳ " Đoàn 559" có một điểm xuất phát khác nhau, cụ thể:

Thời kỳ đầu 1959-1964: Kho hàng đầu tiên tại Bốt Lủ- Kim Giang, Thanh Trì, Hà Nội, hàng chuyển bằng ôtô vào Làng Ho. Điểm xuất phát của các chuyến gùi thồ là Khe Hó, khu vực Bắc sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị- hàng được chuyển vào từ Làng Ho ( Tây Nam Quảng Bình).

Từ năm 1965 điểm đầu của các chuyến vận chuyển bằng ô tô là Khe Ve với cụm kho RH (Đầu đường 12,tây Quảng Bình).

Năm 1967 sau khi sát nhập Đoàn 500 ( tiền phương của TC Hậu cần) với Đoàn 559 điểm xuất phát là ngã ba Lạc Thiện. giao giữa đường 15 với đường 8.

Năm 1973 sau khi Hiệp định Pari được ký, theo QĐ của Thủ tướng CP giao cho Bộ QP xây dựng đường HCM từ Tân Kỳ đi Chơn Thành, Km 0 của đường HCM XD cơ bản năm 1973 tại Tân Kỳ.

Như vậy không có khái niệm chung " Km 0 của Hệ thống đường Trường Sơn" mà chỉ có Km 0 của từng trục đường cụ thể và khái niệm " nơi xuất phát của các chuyến hàng" trong từng giai đoạn cụ thể mà thôi.

Quay lại trang “Đường Trường Sơn”.