Thảo luận:Đảng Cộng sản Việt Nam

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Lee Gok Da trong đề tài Thường trực Ban Bí thư

Không có tiêu đề sửa

Danh sách các tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (xin bổ sung)

Nguồn: [1]

Hồ Chí Minh không hề là tổng bí thư. Tháng 2 năm 1930 ông dự hội nghị hợp nhất 3 đảng cộng sản với tư cách phái viên của Quốc tế Cộng sản, sau đó hình như không giữ chức vụ gì trong đảng cộng sản Việt nam mới thành lập. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương đảng từ đại hội III năm 1960 đến lúc mất.
Chức danh chính thức của Lê Duẩn từ đại hội III là bí thư thứ nhất (theo mẫu Xô viết lúc đó), kể từ đại hội IV (1976) mới là tổng bí thư. Avia 10:26, 16 tháng 5 2005 (UTC)

Vai trò cuả Đảng Cộng Sản VN sửa

Là cơ quan Chỉ đạo độc nhất về đường lối chủ trương chung của các các ngành về mọi mặt. Tôi không thấy ghi trong này. Làng Đậu 14:24, 23 tháng 7 2005 (UTC)

Ngày 5 hay ngày 11 sửa

Ngày 5/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng CSÐD “nghị quyết tự động giải tán Ðảng... Những tín đồ của Chủ nghĩa CS muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Marx] ở Ðông Dương.” Trường Chinh được cử làm Tổng Thư ký Hội Nghiên Cứu CNMKT này. (Cờ Giải Phóng [CGP], số 33, 18/11/1945) Mục đích của việc này, theo Hồ, là đánh tan tất cả những sự hiểu lầm, ở ngoại quốc cũng như trong nước, có thể khiến cản trở việc giải phóng Tổ quốc. (Ibid.) VŨ NGỰ CHIÊU Vài vấn nạn lịch sử thế kỷ XX linhbach 15:29, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin làm rõ ý sửa

Hiện nay 15 thành viên trong Bộ chính trị, được bầu vào tháng 4 năm 2001 điều khiển chính sách nhà nước, và 9 thành viên Ban bí thư giám sát việc thi hành chính sách. Tuy có nỗ lực ngăn cản việc thành viên có chức vụ trong cả đảng và nhà nước, việc này vẫn tiếp diễn. Tôi không hiểu lắm ý người viết?Mathanhloi 15:20, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Propaganda (tuyên truyền?) là con dao hai lưỡi! Nếu câu trên không được viết thì không có các người như Mathanhloi hỏi. Nhưng nếu không được viết thì cũng khó giải thích tại sao không "ngăn cản việc thành viên có chức vụ trong cả đảng và nhà nước"! Khó lắm, khó lắm!!! Mekong Bluesman 15:51, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nếu viết và hiểu theo hoàn cảnh này: to be or not to be, that is question ??????????? Mathanhloi 14:10, ngày 30 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi hiểu Mathanhloi muốn nói gì. Nhưng câu nói trong tiếng Anh gần nhất để diễn tả trạng thái của người viết đó là "Damn if he does, damn if he doesn't" -- Khổ khi ông ấy làm, khổ khi ông ấy không làm. Mekong Bluesman 04:28, ngày 01 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhiệm kỳ sửa

Nhiệm kỳ của TBT là năm năm, hà cớ chi mà phải thay đổi để chung chung theo kiểu "đến nay" hay "nay"??? wiki cần chính xác. Sau đại hội ta lại điền tiếp theo khung 1 nhiệm kỳ năm năm nữa. Nguoithudo 10:33, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)

Ta không thể biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai được. Có thể Nông Đức Mạnh được bầu lại hay có chuyện gì khác ta không lường trước được xảy ra từ đây đến lúc đó thi sao? Tôi thấy "nay" rất chính xác. Khi TBT thay đổi ta sẽ đổi ngay. Nguyễn Hữu Dng 10:35, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chúng ta đang quá thận trọng. Sự mơ hồ này giết chết tính chính xác. Tuy nhiên để khỏi mất thời gian, chúng tôi thấy có thể sử dụng phương án đến nay nếu bạn mở ngoặc ghi ngày cập nhật để biết đến nay là ngày nào. Nguoithudo 10:48, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Ổn rồi! Nguoithudo 10:58, ngày 16 tháng 4 năm 2006 (UTC)

Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội sửa

Có thành viên vô danh đã thêm thông tin về Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, có ai kiểm chứng được không? Nguyễn Hữu Dng 02:40, 2 tháng 12 2006 (UTC)

trộn với Việt Minh sửa

Trong bài có câu

[sau khi đổi thành hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx năm 1945], những hoạt động của đảng này được trộn chung với những hoạt động của Việt Minh.

Câu trên nghĩa là sao? bây giờ [1945] mới trộn hay trước đó đã trộn rồi? Có đúng là từ 1945 mới trộn hay không? Nếu không phải vậy mà đã trộn từ trước 1945 rồi, thì câu này ở đây có giá trị gì? Tmct 08:44, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã sửa đúng lại câu trên,& Từ 1951 lào,cambodia có đảng riêng. thảo luận quên ký tên này là của 70.87.207.234 (thảo luận • đóng góp).

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam sửa

Bài viết có nói cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là Bộ chính trị đứng đầu là Tổng bí thư, tuy nhiên theo khoản 2, điều 9, Điều lệ ĐCSVN thì "Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc..... Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương....". Tất nhiên Ban Chấp hành Trung ương hay Đại hội đại biểu toàn quốc không hoạt động thường xuyên nên trên thực tế Bộ chính trị, Ban bí thư là các cơ quan lãnh đạo cao nhất để thực hiện các công việc thường xuyên nhưng theo tôi cần ghi rõ như vậy thì có lẽ chuẩn xác hơn. tieu_ngao_giang_ho1970 06:56, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đổi tên sửa

Không rõ các nguồn dưới đây có giúp gì cho bài, tôi để đại vào đây:

2 nguồn bài trên nói đến:

Tmct 09:59, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

GS Tương Lai: không phải đùa đâu, báo chí trong nước vẫn gọi như vậy. Avia (thảo luận) 10:35, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hồi sửa sửa

Tôi bỏ câu này đi "Hệ tư tưởng Marx-Lenin chi phối rất nhiều đến tư tưởng của nhà cầm quyền cộng sản" vì đầu bài đã nói ĐCS VN theo chủ nghĩa Marx-Lenin rồi. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 06:01, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phá hoại lâu năm sửa

Không ngờ sửa đổi phá hoại này phải tốn trên hai năm mới được khám phá ra bây giờ! NHD (thảo luận) 07:46, ngày 9 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

xin lỗi đã làm phiền nhưng do mình không tìm thấy các dữ liệu chính thức về số lượng Đảng viên cũng như tỷ lệ, trình độ, các thành phần xã hội trong Đảng như ví dụ sau(trong Tap chi cong san dien tu):

Trong những năm gần đây (từ 2001 - 2006), số quần chúng có nguyện vọng vào Đảng liên tục tăng, so với năm 2001, số quần chúng học cảm tình Đảng trong năm 2006 tăng gấp 2,4 lần; số lượng đảng viên mới được kết nạp ngày cũng tăng tương ứng cả về số lượng và chất lượng, với tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm khoảng 5,4% so với tổng số đảng viên. Trong đó, tỷ lệ bình quân số đảng viên trẻ (có độ tuổi từ 18 đến 30) đạt 58,74%; đảng viên là công nhân trong các thành phần kinh tế đạt 6,65%; đảng viên có trình độ trung học phổ thông đạt 76,22%; đảng viên có trình độ cao đẳng, đại học đạt 29,62% so với tổng số đảng viên mới được kết nạp.

Vậy ai có các thông tin dạng thống kê như trên về Đảng, vui lòng trả lời dùm. Đặc biệt mình muốn tìm hiểu tỷ lệ đảng viên hiện là công nhân (công nhân nhé, không tính số lượng đảng viên là viên chức chính phủ)chiếm bao nhiêu phần trăm.

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Tính trung lập sửa

Tôi đọc bài này có cảm tưởng như là một bài tuyên truyền về đảng do cộg sản viết vậy. hầu như chỉ một chiều, thiếu những phản biện hay đối lập. phần cơ cấu tổ chức hay một số phần khác viết chi tiết quá, cũng tốt nhưng có thực sự cần không. " (thảo luận) 08:13, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)"Trả lời

THẢO LUẬN VỀ ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Vì thảo luận này là của một trang đổi hướng nhưng lại không được đổi hướng kèm theo nên tôi mang sang đây để tiện theo dõi và bàn luận. --Двина-C75MT 06:06, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Không cần thiết sửa

Tôi nghĩ bài này không cần thiết. Đảng Lao động chỉ là một tên khác của Đảng Cộng sản. Nội dung của bài này nên đưa hết vào bài về ĐCS. Chẳng lẻ viết nhiều bài về một nhân vật có nhiều bí danh sao? Nguyễn Hữu Dng 05:44, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hay, một người tạo nó ra rồi lại kêu ca:D Lưu Ly 05:50, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ôh, tôi thấy chữ redirect...Lưu Ly 05:52, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài này khá cần thiết vì đây là đảng lãnh đạo VNDCCH trong suốt 25 năm chiến tranh, không chỉ là "một cái tên khác". --79.65.104.1 07:01, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có nhiều người lãnh đạo tại miền Bắc Việt Nam có 4, 5 tên khác nhau và như vậy là chúng ta cũng phải có 4, 5 bài cho mỗi người sao? Mekong Bluesman 10:45, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đổi hướng sửa

Sao lại đổi hướng bài Đảng Lao động sang Đảng Cộng sản hiện giờ, khác gì đổi tên Đại La, Thăng Long về bài Hà Nội, phải có một bài viết riêng về Đảng Lao động VN. AVAVA (thảo luận) 12:05, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có ai phản biện gì không (im lặng là đồng ý), nếu không thì để tôi bớt chút thời gian vàng ngọc viết bài Đảng Lao động Việt Nam nha. AVAVA (thảo luận) 15:39, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam là ba tên gọi ở ba thời kỳ khác nhau của một chủ thể duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Nếu viết bài riêng thì ngay từ đầu bài phải nói rõ, đây là tên gọi của một thời kỳ của Đảng này. Không nên nhập nhằng theo kiểu Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Dân chủ thế kỷ 21, đây mới là hai đảng khác nhau. --Двина-C75MT 06:06, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Theo tôi 2 cái tên chỉ là 1 người thôi. Nếu viết mới, thì chờ ai thành lập một đảng lao động mới hãy viết cũng chưa muộn. Còn cần viết bài về Đảng Lao động Việt Nam, thì theo tôi là bạn nên viết thêm bài Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam nữa cho đủ một cặp bài luôn, ờ mà bài Đảng Lao động Việt Nam đã có rồi (à hóa ra là trang đổi hướng). Thân ái.--Да или Нет (thảo luận) 16:01, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng là ai cũng biết Đảng Lao động là tên gọi trước đây của Đảng Cộng sản, cũng giống như Thăng Long là tên gọi trước đây của Hà Nội, Đại Nam là tên gọi trước đây của Việt Nam. Các cặp đều có bài riêng, vậy nên Đảng Lao động và Đảng Cộng sản sẽ là hai bài riêng. Còn tất nhiên nếu có thêm chút thời gian vàng ngọc tôi sẽ viết bài Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam được thành lập năm 1962 ở miền Nam. AVAVA (thảo luận) 16:14, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chuyện bình thường mà anh, Đại Ngu - Đại Nam - Việt Nam đều là tên gọi của nước Việt Nam qua các thời kỳ. Cả 3 bài đều độc lập, như vậy Wiki mới cung cấp cho độc giả hiểu về lịch sử của các tên gọi đó chứ. Nó cũng giống như Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng Cộng sản Đông Dương - Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Đảng Lao động Việt Nam, đúng không anh. AVAVA (thảo luận) 16:30, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậng, anh hiểu ra như vây là quý. Cũng như người ta nói Trần Phú và Nông Đức Mạnh đều là người cộng sản cả, nhưng có điều ở hai thời kỳ khác nhau, thời kỳ có tên là ĐCS Đông Dương và thời kỳ có tên là ĐCS Việt Nam, cũng giống như cụ Hồ Quý Ly và anh Dinhtuydzao đều là người Việt cả nhưng ở hai thời kỳ khác nhau, thời kỳ mang tên Đại Ngu và thời kỳ mang tên Việt Nam. Vậy anh có phản đối dự định viết thành các bài riêng của tôi không. AVAVA (thảo luận) 16:39, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Dạ cảm ơn anh đã động viên và ủng hộ, quý hóa quá. Tôi xin phép chờ thêm một vài ý kiến nữa như thế nào rồi mới bỏ ra vàng bạc ra đầu tư ạ. AVAVA (thảo luận) 16:46, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
sự đánh đổi nữa chứ.--Да или Нет (thảo luận) 16:48, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Dạ, quan điểm của anh thật chí lý. Em bỏ nguồn lực này ra cho Wiki thì em cũng mong muốn thu được nguồn lực là này trên Wiki ạ. AVAVA (thảo luận) 17:03, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nếu bạn có thể viết một bài có nội dung chi tiết hơn bài ĐCSVN thì cứ viết. Còn nếu toàn bộ nội dung bạn viết đều có mặt (hay phù hợp) trong bài ĐCSVN thì đừng viết. NHD (thảo luận) 17:46, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phần ý kiến, nhận định sửa

Tại VN cũng có nhiều người ủng hộ XHCN nhưng phần này có 1 thành viên chỉ toàn lượm lặt, chọn lọc các ý kiến chống XHCH của một vài người khác chính kiến đưa vào. Tôi nghĩ hiện chưa cần treo bảng POV nhưng tôi nghĩ cần bổ sung thêm các ý kiến khác. Do nhung (thảo luận) 01:09, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hoan hô bạn! Tôi đang mong đợi các đóng góp "thực sự lớn" của bạn. Thực tế thì dù tôi có lượm lặt ý kiến trên vietnamnet thì cũng chỉ ra các ý kiến chống CNXH mà thôi. Nếu bạn tìm được và nguồn uy tín thì hay quá. Chắc bạn biết là bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn An chỉ ra có mấy ngày mà đã có khoảng 150 ngàn lượt đọc. Ông ấy có nhiều bài, nhưng 2 bài "Bàn về phuơng thức cầm quyền của Đảng" và "lỗi hệ thống của chính trị VN" là thu hút nhiều người đọc nhất, và hay nhất (theo tôi là vậy)/ Nhưng tiếc là bài sau bị mất đâu mất chỉ sau vài ngày. Tôi nghĩ không ai hiểu hệ thống chính trị VN hơn ông An, từng ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch quốc hội.... to lắm. Cho nên, người ngoài hệ thống như tôi hay nhiều báo đài trong nước cũng như hải ngoại không thể hiểu sâu sắc bằng ông ấy. Chỉ ông ấy mới nhìn thấu mây đen, còn tôi với bạn chỉ nhìn thấy cầu vồng mà thôi--Goodluck (thảo luận) 01:22, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xin lỗi tôi nhầm, ý kiến của ông Nguyễn Văn An không chống mục tiêu XHCN mà chỉ nói đến vấn đề dân chủ trong Đảng và trong hệ thống. Nhưng nói chung, chỉ toàn thấy ý kiến phê phán, không thấy ý kiến ủng hộ, phản biện đâu cả. Trananh còn non nớt quá, thời Pháp đầy CS dinh tê, thời Mỹ đầy CS chiêu hồi, sau năm 1975 lần lượt có Bùi Tín, Dương Thu Hương v.v... Chính kiến thì cũng chỉ là chính kiến, ở trong chưa chắc đã đúng, ở trong chưa chắc đã là vô tư, ở trong chưa chắc không bị bất mãn do mất quyền lực. Đòi hỏi một tổ chức 3 triệu người ai cũng ủng hộ một lý tưởng là điều không tưởng. Bạn chỉ thấy người ta ở trong nói vài câu hạp ý là nhảy choi choi lên làm tôi buồn cười. Do nhung (thảo luận) 01:27, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chuyện ông ta mất quyền lực hay vì nguyên nhân gì thì tôi không bàn vì sợ vi phạm cái quy định tiểu sử người còn sống mà bạn luôn tôn thờ. (không bàn không nghĩa là chuyện đó có hay không, hay ủng hộ hay phê phán). Chỉ là lập luận của ông ta rất chặt chẽ, được chứng minh bằng thực tế (cái này tội tự quan sát, bạn không cần tranh luận vì nó liên quan đến tự do chính kiến của tôi). Cũng may mà có ông ấy người dân mới được 1 tiếng nói từ bên trong. Chứ người dân thấp cổ bé họng hay mấy bác hải ngoại chỉ cần hé răng là bị quy phản động liền. Không bàn thêm nữa, kẻo xa rời bài viết. Bạn có thể vào trang tv của tôi.--Goodluck (thảo luận) 02:02, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi gạch dòng trên của bạn vì tấn công cá nhân. Bạn có cách thảo luận giống tv salong cuong. Lúc nào cũng chân lý thuộc về mình. Ta là người hiểu hết. (tv Salongcuong có gì thì vào trang tl của tôi)--Goodluck (thảo luận) 02:03, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ý của tôi là có muôn ngàn lý do vì sao "người bên trong" có những ý kiến khác tập thể, có đúng có sai. Bạn không nên đem ra làm khuôn vàng thước ngọc ra điều ở bên trong nói thì nhất định là đúng rồi. Lạ, cùng một người bên trong nhưng nói khác ý mình thì là "nhái theo Đảng", còn nói trúng ý mình thì thành "ông ấy là người bên trong nên phải hiểu biết hơn chúng ta", buồn cười ở chỗ đó. Do nhung (thảo luận) 02:09, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn yên tâm. Tôi tin tưởng vào khả năng lựa chọn thông tin của mình và của người đọc wiki. Bạn cũng nên như vậy. Cách lùi và xóa của bạn khiến tôi có cảm giác bạn rất lo sợ ai đó đọc được gì đó sẽ có thể nghĩ chi đó và làm cái gì đó.--Goodluck (thảo luận) 02:14, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn còn tấn công cá nhân và vu khống dưới hình thức ám chỉ, bóng gió một lần nữa tôi sẽ xóa tất cả các bài viết vu khống của bạn và đưa ra bảo quản viên. Bạn lặp đi lặp lại trò này quá nhiều lần. Do nhung (thảo luận) 02:17, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
 
Goodluck đã xóa thảo luận này của IP vô danh vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 02:41, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời
Đề nghị các bên ngừng công kích cá nhân, dù là nói thẳng hay ám chỉ xa gần. Các thảo luận chung về Đảng, chuyện riêng... xin vào trang thành viên. Nếu tiếp tục tôi đành xóa bất kể của bên nào. Yeunuocviet (thảo luận) 04:05, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi cho rằng ở đây không có ám chỉ đâu bạn. Luật pháp là phải minh bạch rõ ràng và chỉ áp dụng cho các hành động vi phạm một cách rõ ràng, chứ không suy diễn hành động của người khác và áp đặt.--Goodluck (thảo luận) 04:40, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đưa thông tin thiên lệch sửa

Tôi thấy thật hài hước về cách đưa thông tin của Thành viên:Trananh1980. Thật nhiều phần trẻ con. Ý kiến đánh giá nhận xét về ĐCS VN có rất nhiều, rõ ràng không chỉ có vài bài viết (vô giá trị) của RFA hay mấy lời nhận xét của ông Nguyễn Văn An đã bị tách khỏi ngữ cảnh, một số chỗ bị bóp méo để phục vụ ý đồ của người viết. Các bài viết trên wikipedia là công sức của tập thể cộng đồng, không phải chỗ để bất kỳ ai bóp méo nó theo ý thích của riêng mình. Tra cứu lịch sử sửa đổi của bài viết này có thể thấy rằng bản dài khoảng 32kb đã tồn tại từ rất lâu, là kết quả của quá trình thống nhất lâu dài của toàn cộng đồng. Có rất nhiều sửa đổi phá hoại nhưng có bao nhiêu sửa đổi phá hoại là có bấy nhiêu lần cộng đồng ngăn chặn, vì thế, tính nguyên vẹn và tinh thần không thiên lệch của cộng đồng được bảo tồn. Chỉ từ đầu tháng 12, mới xuất hiện các sửa đổi của Trananh1980, và toàn bộ là các ý kiến chỉ trích ĐCS VN. Vậy tinh thần không thiên lệch của cộng đồng để ở đâu? Hay chỉ vì ý thích trẻ con của một vài cá nhân mà có thể thoải mái chà đạp lên nó? Kenshin top (thảo luận) 15:01, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bạn vừa tấn công cá nhân. Bạn ko có quyền quy kết một bài viết của người khác là ý kiến trẻ con. Bạn dựa vào tiêu chuẩn gì mà đánh giá bài viết người khác là trẻ con? Và bạn nói rằng bài viết của RFA là vô giá trị, vậy theo bạn bài viết từ đâu là giá trị? Theo tôi, nếu ko có những ý kiến chỉ trích thì còn đâu là tính trung lập của wiki. long11a7 (thảo luận)

Mặc dù những ý kiến như của tv Kenshintop tôi đã quá ngán ngẩm, nhưng cũng xin lắng nghe với thần cầu thị cao nhất. Do đó, để rộng đường dư luận, tôi sẽ cố gắng tìm thêm ý kiến chỉ trích ĐCS từ nhiều nguồn. Thực ra thì nhiều lắm, nhưng nói thực lòng là tôi không hề quan tâm. Chỉ là hôm nọ đọc thấy bài của ông An đăng trên Vietnamnet (chứ không phải RFA như bạn nói nhé) thì sực nghĩ nên đưa chút ý kiến ông ta lên đây cho cân bằng quan điểm mà thôi. Dù sao thì ông ta cũng là cựu lãnh đạo cao cấp. Nếu tv Ken quan tâm thì hãy thể hiện bằng hành động chỉnh sửa thực sự. Không nên chỉ trích sửa đổi người khác vô trách nhiệm như thế. (vô trách nhiệm nghĩa là cứ thấy gì không hài lòng là ý kiến ý kò, kiểu gì cũng nói được. Không hề đánh giá sửa đổi của người khác với thiện ý) --Goodluck (thảo luận) 06:19, ngày 5 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Namnguyen sửa

Sửa đổi của Namnguyen là không chính xác. Năm 1954, Đảng Lao động Việt Nam cầm quyền tại miền Bắc Việt Nam. Tham gia hệ thống chính trị ở miền Bắc Việt Nam còn có Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và các tổ chức chính trị khác như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Do đó, không thể dùng từ "độc quyền". --Двина-C75MT 03:53, ngày 10 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Thế à. Thế bạn có biết đó là con đẻ của Đảng không? Nói như bạn thì CHDCND Trung Hoa cũng là nước đa nguyên đa đảng rồi còn gì. Bạn có xem Hệ thống đơn đảng không. Bạn thấy đảng nào đàn áp các đảng khác lên nắm quyền rồi goi là cầm quyền không? Khi nào Đảng bầu cử công bằng, dân chủ với các đảng phái khác thì mới gọi là cầm quyền. --Namnguyenvn-Thảo luận 01:54, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đồng ý với bác Minh Tâm không nên dùng từ độc quyền. Brum (thảo luận) 10:53, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đồng ý đơn giản là đồng ý thôi sao? Đâu phải nên hay không nên mà nó có chính xác hay không? Namnguyenvn-Thảo luận 14:28, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Độc quyền không trung lập. Không nên dùng từ này. Brum (thảo luận) 15:21, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi thấy cầm quyền mới không trung lập với những lý do kể trên. Thế nào là không trung lập ? Nếu một đảng không do dân bầu mà được gọi là cầm quyền mới là không trung lập. Một đảng mà mình nó nắm quyền mà không gọi là độc quyền thì gọi là gì? Namnguyenvn-Thảo luận 04:19, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Lúc đó trên danh nghĩa còn có 2 đảng Dân chủ và Xã hội nữa. Brum (thảo luận) 04:22, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Như bạn nói đó chỉ là danh nghĩa. Hai đảng này đều thuộc Việt Minh. Việt Minh thì do Đảng lãnh đão. Như thế thì không phải mình Đảng nắm quyền lực còn gì. Một đảng độc quyền lập một đảng khác thuộc ông ấy rồi bảo không độc quyền à? Namnguyenvn-Thảo luận 08:14, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu nói theo lập luận của Namnguyenvn thì không cần nói đến Trung Quốc mà ngay ở Hoa Kỳ hiện nay cũng là độc quyền. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tuy phương pháp khác nhau như mục đích hoàn toàn giống nhau, cả hai chỉ thay nhau điều chỉnh chính sách chứ không điều chỉnh đường lối. Các đảng thay nhau cầm quyền ở các nước phương Tây cũng vậy. Sự đối lập này chỉ có ý nghĩa về hình thức pháp lý. Không một đảng nào xa rời quyền lợi của dân tộc mình cả. Và cũng không có đảng nào dám hy sinh quyền lợi của tầng lớp mà mình đại điện cho quyền lợi của dân tộc mình; gặp phải trường hợp đó, họ sẽ nhường quyền lãnh đạo cho đảng đối lập với mình. --Двина-C75MT 08:58, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đầu tiên, về lập luận của tôi là dựa trên Hệ thống đơn đảng; đảng thắng cử trong bầu cử công bằng, dân chủ với các đảng phái khác thì mới gọi là cầm quyền. "Một đảng độc quyền lập một đảng khác thuộc ông ấy rồi bảo không độc quyền à?"
Tôi khẳng định lại lần nữa đấy mới là lập luận của tôi. Còn về Hoa Kỳ thì bạn nên tìm hiểu qua một tý là Hoa Kỳ có rất nhiều đảng phái trong đó 2 đảng bạn nói là 2 đảng lớn nhất. Còn họ nắm quyền thông qua bầu cử thì không ai gọi đó là độc quyền cả.
Bạn nói "Không một đảng nào xa rời quyền lợi của dân tộc mình cả. Và cũng không có đảng nào dám hy sinh quyền lợi của tầng lớp mà mình đại điện cho quyền lợi của dân tộc mình; gặp phải trường hợp đó, họ sẽ nhường quyền lãnh đạo cho đảng đối lập với mình" thì tôi không hiểu nó có liên quan gì đến độc quyền hay không ở đây. Bạn nên tập trung vào chủ đề thảo luận.

Namnguyenvn-Thảo luận 09:42, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC

Namnguyenvn nhầm lẫn khái niệm: "Đơn đảng" và "Độc quyền" là hai khái niệm khác nhau.--Двина-C75MT 09:50, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Chắc tôi phải dùng từ đảng độc tài mới đúng chứ gì? Namnguyenvn-Thảo luận 10:41, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC
Càng sai. Đây là hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền. --Двина-C75MT 10:45, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Bạn có thể nói về "hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền"? Hay hệ thống này chỉ tồn tại ở những nước độc tài khi một cá nhân hay tổ chức muốn thống trị cả đất nước? Tại sao "Đảng ta" đưọc phép nắm quyền lực mà chẳng ai bẩu.Namnguyenvn-Thảo luận 10:52, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC
Cử tri Việt Nam chỉ bầu đại biểu Quốc hội; đại biểu Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiển sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước, phê chuẩn danh sách các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, phê chuẩn danh sách các ủy ban của Quốc hội. Cử tri Việt Nam không bầu một đảng nào, các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng không bầu một đảng nào cả. --Двина-C75MT 10:57, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Trên pháp lý không có điều luật nào nói Việt Nam chỉ có đảng cộng sản là hợp pháp. Chỉ có điều 4 nói Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước. Thay vì nói đảng CS độc quyền lãnh đạo thì bạn có thể đưa các bằng chứng pháp lý và thực tế cho thấy điều đó vào bài. Như vậy trung lập hơn. Brum (thảo luận) 11:03, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn không phải trình bày mấy cái này. Tôi quá rõ rồi. "Cử tri Việt Nam không bầu một đảng nào, các đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng không bầu một đảng nào cả". Tóm lại là đảng nắm quyền lực chẳng do cử tri bầu lên đúng không? Bạn không đi nói về "hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền" mà bạn đưa ra mà bạn đưa ra mấy cái này làm gì. Bạn nên tập trung vào thảo luận. Tránh lan man. Tại sao "đảng ta" lại nắm quyền lực hay chỉ đơn giản là họ thích nắm?

Còn về Brum thì nên đọc hiến pháp 1992 thậm chí 1980 đã nói rõ. Còn trên thức tế thì quá rõ. Bạn có thể tìm hiểu thêm. Namnguyenvn-Thảo luận 11:09, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Brum là người có "thâm niên" hơn bạn về những vấn đề kiểu này trên vi.wiki. Vì thế, Namnguyenvn nên tham khảo ý kiến của Brum. Tôi chỉ căn cứ vào pháp lý, không dựa vào bất kỳ một ý kiến chủ quan nào. Tôi chỉ cần biết đại biểu quốc hội mà tôi bầu là ai. Và tôi sẽ hỏi người đó về việc tại sao những nguyện vọng của tôi khi bầu cho các ông/bà đó chưa được đáp ứng, bất kể họ có phải là đảng viên cộng sản hay không. --Двина-C75MT 11:15, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Bạn muốn nói đảng CS độc quyền lãnh đạo thì phải đưa ra nguồn mạnh khẳng định điều này. Đó là luật chơi của Wiki. Brum (thảo luận) 11:19, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Có "thâm niên" thì là đúng à ? Tất cả đều dựa trên sự thật chứ đâu phải thâm niên. Bạn lại lạc đề. Bạn nên có lập luận phản bác ý kiến của tôi chứ lại lôi Quốc Hội vào đây làm gì? Nếu lập luận bạn xác đáng thì tôi chấp nhận chứ lôi cái thâm niên vào đây làm gì? Tôi nên đọc mấy lập luận của tôi chứ đừng bắt tôi nhắc đi nhắc lại mà bạn không phản bắc lại nói đâu đâu.
Theo mình thì không thể nói đảng độc quyền trong giai đoạn này vì việc bầu ra quốc hội và cử ra các đại biểu tranh cử đều phải thông qua đại hội hiệp thương chính trị ,ở các cấp cũng tổ chức đại hội hiệp thương nhằm cử ra các đại biểu tranh cử vào HDND ,không thể nói rằng là Đản CS cử vì ĐCS chỉ là thành viên của hội nghị ,còn về việc Đảng CS có quyền lớn hơn đó là do họ có nhiều đảng viên hơn ,có sức ảnh hưởng lớn hơn ,khả năng đại biểu của họ và cũng lớn hơn . Theo quan điểm của một số cá nhân qua thời kì này cho rằng đảng viên của các đảng khác tuy không đông nhưng được đối xử rất tốt ,nhiều vùng nông thôn ít đảng viên và uy tín của các đảng này không cao ,hiệp thương vẫn tiến hành vận động để nhân dân bầu họ vào HDND.--Lâm (thảo luận) 08:40, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời


Còn Brum, Hiến pháp vẫn chưa mạnh thì cái gì mạnh? Đảng cũng tuyên bố duy nhất lãnh đạo [1]. "Đảng ta là Đảng cầm quyền, là lực lượng chính trị duy nhất giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội".Namnguyenvn-Thảo luận 19:23, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hiến pháp năm 1980 ghi: là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Hiến pháp 1992 chỉ ghi: là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Người ta bỏ chữ duy nhất rồi. Brum (thảo luận) 17:43, ngày 15 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tại sao hiến pháp chỉ nói về đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo mà không quy đinh cho phép các đảng khác hoạt động? Như thế rõ ràng họ quy định chỉ có đảng cs là nắm quyền lực. Ai cũng biết là một mình đảng nắm quyền đâu có đảng khác cạnh tranh. Đảng phái khác thành lập là họ cho ngoài vòng pháp luật bắt luôn còn gì. Bạn lại không thèm để ý dẫn chứng sau của tôi đảng là đảng duy nhất cầm quyền còn gì. Cả pháp luật, đảng, de facto đều nói đảng là duy nhất cầm quyền.Namnguyenvn-Thảo luận 03:50, ngày 16 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hiến pháp 1992 chỉ ghi: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Tất cả chỉ có thế. Namnguyenvn lại nhầm lẫn khái niệm, "lãnh đạo" và "quản lý" là hai phạm trù khác nhau. Đảng lãnh đạo, nhưng "quyền quản lý" thuộc về Nhà nước. Mà trong tổ chức Nhà nước CH XHCN Việt Nam thì không chỉ có duy nhất một thành phần là Đảng Cộng sản.--Двина-C75MT 04:16, ngày 16 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đầu tiên, bạn nên trả lời những câu hỏi của tôi trước đã. Từ đầu đến giờ tôi thấy bạn nói rất lan man về ngoài chủ đề thảo luận.
"Hiến pháp 1992 chỉ ghi: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". " Tức là hiến pháp quy định đảng là đảng cầm quyền và cũng không cho đảng khác cạnh tranh tức là đảng một mình nắm quyền. Còn mấy khái niệm kia và những ý kiến từ đầu của bạn luôn trình bày về ngoài vấn đề thảo luận là "đảng ta" có phải là đảng duy nhất cầm quyền hay không. Tôi moang bạn hãy tập trung để thảo luận đi đúng chủ đề, tránh lan man, lạc đề.Namnguyenvn-Thảo luận 01:24, ngày 17 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bạn tốt nghiệp chuyên ngành tin học kinh tế nên không hiểu mấy về chính trị. Tôi rất thông cảm điều đó. Vì thế bạn nên tìm đọc thêm về "Nhà nước" và "Chính trị", cần tìm sách khoa học về Nhà nước và pháp luật, về Nhà nước và chính trị chứ không phải sách tuyên truyền để có thể hiểu chính xác về các khái niệm này. Tôi không hề lan man khi bàn về chuyện này. Kể cả cái khóa ở cửa nhà tôi cũng vậy. --Двина-C75MT 10:56, ngày 17 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Tôi nêu lại ý kiến về hệ thống chính trị tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 để Namnguyenvn coi lại:

Sửa đổi của Namnguyen là không chính xác. Năm 1954, Đảng Lao động Việt Nam cầm quyền tại miền Bắc Việt Nam. Tham gia hệ thống chính trị ở miền Bắc Việt Nam còn có Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và các tổ chức chính trị khác như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Do đó, không thể dùng từ "độc quyền". --Двина-C75MT 03:53, ngày 10 tháng 7 năm 2013 (UTC)--


Không thể suy diễn chủ quan theo kiểu như Namnguyenvn được mà phải căn cứ trên tính pháp lý của vấn đề. Và tôi cũng nhắc lại Hệ thống đơn đảng và "độc đảng" là hai vấn đề khác nhau. Vì vậy, tôi đồng ý với Brum về việc lùi lai sửa đổi của Namnguyenvn. --Двина-C75MT 03:49, ngày 18 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

"Thế à. Thế bạn có biết đó là con đẻ của Đảng không? Nói như bạn thì CHDCND Trung Hoa cũng là nước đa nguyên đa đảng rồi còn gì. Bạn có xem Hệ thống đơn đảng không. Bạn thấy đảng nào đàn áp các đảng khác lên nắm quyền rồi goi là cầm quyền không? Khi nào Đảng bầu cử công bằng, dân chủ với các đảng phái khác thì mới gọi là cầm quyền. --Namnguyenvn-Thảo luận 01:54, ngày 14 tháng 7 năm 2013 (UTC)--"


Sao bạn lại bắt tôi nhắc lại cái lập luận tôi nhỉ? "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" cái này không hiểu theo tôi trình bày thì hiểu thế nào hay mấy ông rảnh quá cho vào cho vui? Hệ thống đơn đảng, bạn chịu khó đọc một tý." Quốc gia đơn đảng hay hệ thống độc đảng hay hệ thống đơn đảng là hình thức chính quyền có hệ thống đảng do một đảng chính trị thành lập chính quyền và không cho các đảng khác được phép đưa ứng cử viên của mình ra tranh cử." Cái ầy đừng bắt tôi nhắc lại nữa vì cái nhắc lại nhiều quá rồi.
Điều này nữa, tôi muốn nhắc bạn, đừng tự nghĩ ra "hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền"; và đừng nói cái không đúng chủ đề như quốc hội, nhà nước ... cứ nói lan man như thế thì chết; khi tự thấy mình không có lý lẽ lại dùng "thâm niên", đả kích tôi không học về chính trị.Namnguyenvn-Thảo luận 06:48, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Theo mình thì không thể nói đảng độc quyền trong giai đoạn trước 1992 vì việc bầu ra quốc hội và cử ra các đại biểu tranh cử đều phải thông qua đại hội hiệp thương chính trị,ở các cấp cũng tổ chức đại hội hiệp thương nhằm cử ra các đại biểu tranh cử vào HDND,không thể nói rằng là Đản CS cử vì ĐCS chỉ là thành viên của hội nghị,còn về việc Đảng CS có quyền lớn hơn đó là do họ có nhiều đảng viên hơn,có sức ảnh hưởng lớn hơn,khả năng đại biểu của họ và cũng lớn hơn. Theo quan điểm của một số cá nhân qua thời kì này cho rằng đảng viên của các đảng khác tuy không đông nhưng được đối xử rất tốt,nhiều vùng nông thôn ít đảng viên và uy tín của các đảng này không cao,hiệp thương vẫn tiến hành vận động để nhân dân bầu họ vào HDND.--Lâm (thảo luận) 08:40, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đâu cần Namnguyenvn phải nhắc cái gì ? Hệ thống chính trị đơn đảng là điều không hiếm ở thế giới này. Và trước khi hiểu hệ thống đơn đảng là gì, phải hiểu hệ thống chính trị là gì cái đã. Namnguyenvn hiểu Hệ thống chính trị là gì? Nhà nước là gì? Ngay cả hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam vẫn không chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi nhắc lại: "lãnh đạo" là một chuyện còn "quản lý nhà nước" lại là một chuyện khác. Không hiểu những điều này thì đừng cố đem ý kiến cá nhân ra để bày đặt chuyện này, chuyện nọ.--Двина-C75MT 13:04, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Theo tôi hiểu ý kiến kiến của Lâm dựa vào HP 1992, nhưng HP 1980 đã có quy định rồi còn trước đó Đảng đã cầm quyền mà không cần cạnh tranh với ai cả.
Xin nhắc lại với Двина là ta đang bàn là đảng cầm quyền hay độc quyền (cầm quyền duy nhất). Ban hết nói về quốc hội, nhà nước chán rồi bây giờ lại trình bày về Hệ thống chính trị. Học thuyết hệ thống chính trị đơn đảng cầm quyền của bạn nên dừng lại.Namnguyenvn-Thảo luận 07:51, ngày 22 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời
"Cầm quyền" hay "độc quyền", "đơn đảng" hay "độc đảng" đều có liên quan đến hệ thống chính trị. Cái này phải dựa vào Hiến Pháp và các đạo luật tổ chức nhà nước. Không phải cứ muốn nói thế nào là nói thế ấy được. --Двина-C75MT 09:46, ngày 22 tháng 7 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Mời Thành viên:JVevermindDVT vào đây sửa

Giải thích tại sao dùng hình rõ ràng không đúng của 1 thành viên con rối tải nên + vì sao lại đặt biển xóa với 1 bài quan trọng như thế này ở Wiki 1 cách tùy tiện?  TemplateExpert  Thảo luận 18:53, ngày 24 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Số lượng đảng viên là 4tr năm 2013 sửa

Ai có nguồn về vấn đề này xin dẫn vào, còn không tôi buộc đặt nhãn fact và có thể tôi hoặc hi vọng ai đó lùi sửa sau 1 tuần. Cảm ơn!  TemplateExpert  Thảo luận 15:28, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thông tin không rõ ràng thì cứ việc đặt fact thôi. Nhưng không rõ cứ cách bao lâu thì các đảng thường cập nhật số đảng viên tham gia ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:48, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Điều quái đản là thông tin này từ nguồn Blog thì lại có rất nhiều còn nguồn chính thống thì lại không, thế mới hay chứ? =))  TemplateExpert  Thảo luận 16:09, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Không biết việc cập nhật này là bao lâu nhưng tôi chỉ nghe thông tin trước đại hội đảng thôi. Đây là nguồn số lượng đảng viên tôi tìm kiếm được. Tôi định sửa đổi theo nguồn này. Bạn nào có nguồn 4 triệu thì thay. --Namnguyenvn (thảo luận) 16:56, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Thông tin này là năm 2009 mà?  TemplateExpert  Thảo luận 17:02, ngày 26 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Trần Trọng Kim sửa

Ông Trần Trọng Kim có gì quá nổi bật mà cho mục đánh giá kinh vậy hả Motoro? Xem được 1 phần nói xấu là bê luôn vào à? Nếu vậy thì có khác gì phá hoại? Nal (thảo luận) 16:45, ngày 3 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trần Trọng Kim là sử gia hàng đầu VN nha Nal. Nal nói ông này không nổi bật là quá thiếu hiểu biết. Đánh giá thì mỗi người một kiểu. Nal không thích đánh giá của ông Kim thì cứ tìm đánh giá nào ca ngợi Đảng đưa vào chứ việc gì phải chụp mũ người khác phá hoại. Motoro (thảo luận) 16:48, ngày 3 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không phá hoại nhưng lạc đề, vì những đoạn nhận xét dài dằng dặc đó nói về Đảng Cộng sản nói chung (thậm chí nói tới Đảng Cộng sản tại Liên Xô hay Nam Tư), không riêng về Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà mở đầu phần "Đánh giá" Motoro ghi là Trần Trọng Kim đánh giá về Đảng Cộng sản Việt Nam - hoàn toàn sai về phạm vi. Nói trước: xin đừng lý luận với mọi người rằng nhận xét về cộng sản nói chung cũng trúng vào ĐCSVN do ĐCSVN cũng ở trong đó vì như vậy là vơ đũa cả nắm, không nêu được đánh giá về riêng ĐCSVN. Nếu muốn đưa vào một bài nào đó trong wikipedia thì chỉ có thể là bài Đảng cộng sản chứ không phải bài này. Vì nội dung lạc đề này nên tôi xóa bỏ.--Trungda (thảo luận) 18:21, ngày 3 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vậy đưa qua bài đảng cộng sản. Motoro (thảo luận) 18:25, ngày 3 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đoạn này là ông Trần Trọng Kim nhận xét về ĐCS với tư cách cá nhân, không phải là với tư cách của sử gia, vậy nên đừng có viện cớ ông này là sử gia hàng đầu VN nhé. Nal (thảo luận) 00:10, ngày 4 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tham khảo sửa

Sửa đổi sửa

Bài này nên cấm IP sửa đổi đi, sửa đổi linh tinh cả năm nay, nguồn rành rành ra đó mà cứ đi xóa.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 08:23, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Lưu ý về thái độ trung lập sửa

Wikipedia là trang viết với tính chất khác quan trung lập, việc trang này sử dụng những nguồn từ các tờ báo của Đảng cộng sản để viết về bản thân mà không có một nguồn khác như các tờ báo nước ngoài là điều vô cùng thiếu trung lập.

Tổ chức Đảng sửa

Bạn nào có thời gian hãy vẽ sơ đồ tổ chức của Đảng đưa vào bài. Tomorono (thảo luận) 10:37, ngày 2 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tranh chấp đảng phái sửa

Phần vụ án Ôn Như Hầu chỉ là tranh chấp đảng phái ở một giai đoạn lịch sử, không nên để ở phần intro. Phần intro là định nghĩa chung vì thế không nên đưa những sự việc cụ thể vào.Ahihi456 (thảo luận) 08:15, ngày 5 tháng 12 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đảng ca sửa

Hình như Đảng ca là bài Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải Quốc tế ca? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:36, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

@Thusinhviet: Đã thêm Đảng ca "Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam". P.T.Đ (thảo luận) 05:49, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ Ca ngợi... hay Chào mừng... ? Thấy có nhiều tài liệu viết là Chào mừng... hơn đó. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:33, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Kẹo Dừa: Trong link đó có ghi: “Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam” (sau này đổi tên thành ca khúc “Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam”). P.T.Đ (thảo luận) 16:41, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ Anh có đọc trang đó rồi. Quả thật nó nói như vậy, nhưng đó cũng chỉ là một bài báo. Có vẻ ĐCS không có website chính thức thì phải? Trang web nói trong bài dangcongsan.vn chỉ là website của báo điện tử Đảng Cộng sản thôi. Mà trong website này cũng không thấy nhắc (hoặc chưa tìm thấy) tới Đảng ca là bài nào. Google thì hình như là kết quả cho ra "Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam"" nhiều hơn là "Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam". Xin lưu ý là nếu đã đổi tên, việc đổi tên đó phải thực hiện trước lúc Việt Nam có internet chứ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:55, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cái này em chịu, trước mắt ưu tiên ghi theo nguồn dẫn. :D P.T.Đ (thảo luận) 17:05, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Có lẽ nên thế, sau này có nguồn nào khả tín hơn thì chỉnh lại. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:21, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa dân tộc và tính dân tộc sửa

Chủ nghĩa dân tộc là có tính đối lập với chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa xã hội - cộng sản cho nên không có một Cương lĩnh nào lại ghi cả hai theo kiểu cơ hội, ba phải, và không có tính khoa học. Chủ nghĩa dân tộc thể hiện ở đường lối cụ thể. Còn tên của 1 Đảng không quan trọng, khi tranh cử hay khi nắm quyền thì phải phục vụ dân nước đó và bảo vệ chủ quyền, cũng như phát huy tính dân tộc trong khía cạnh nào đó của đời sống, dù là Đảng Cộng hòa Mỹ, Đảng Xã hội Pháp, Công đảng Anh, Đảng Bảo thủ Anh, Đảng CS Liên bang Nga, Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản, Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức, DCS Cuba, Đảng Quốc đại Ấn... Nếu theo cái kiểu nhầm lẫn tính dân tộc, tinh thần dân tộc với chủ nghĩa dân tộc / hay chủ nghĩa yêu nước (không liên quan đường lối) thì hàng vạn đảng trên thế giới, đảng nào cũng phải chèn chữ Chủ nghĩa dân tộc trong phần nói về học thuyết mà đảng đó theo. Còn ĐCS VN thì khẳng định theo chủ nghĩa M-LN, không cần bàn cãi, còn con đường lộ trình phải đi thì phải pha trộn nhiều thứ, không thể kể hết, nhưng mục tiêu là không đổiThuvan1980 (thảo luận) 15:57, ngày 1 tháng 7 năm 2020 (UTC).Trả lời

                            Tôi đã đọc văn kiện Đảng toàn tập, HCM toàn tập, các giáo trình học viện CTQG HCM, không có một tài liệu nào nói ĐCs VN đi theo Cndt cả. Cho nên không thể nào đưa những tài liệu suy diễn, mạo nguồn, bóp méo nguồn vào bài. Còn nói là xây dựng quốc gia kiến thiết quốc gia thì hầu hết các đảng trên thế giới cương lĩnh đều có cả không lẽ bê tất vào gọi Cndt. Nói xây dựng CnXh, CnCs thì không có nghĩa là mâu thuẫn với quyền lợi dân tộc, là gây tổn hại lợi ích dân tộc. Xem lại CN Mác Lê nin, tư tưởng HCM trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng CnXh, cncsThuvan1980 (thảo luận) 18:05, ngày 1 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Thuvan1980, có nhiều đảng không phải theo hoặc chú trọng chủ nghĩa quốc gia bạn à, mà thấy vào đó nêu rõ tư tưởng đặc trưng riêng. Còn trường hợp này thì khác, có nêu đích danh vấn đề tổ quốc trong luận cương là đủ nói rằng đây là tư tưởng chính thống rồi, đã thế còn lặp lại xuyên suốt bộ cương lĩnh như một tư tưởng chủ đạo ăn sâu vào máu ấy, không nhắc đến là không nên.Hambient1981 (thảo luận) 18:01, ngày 2 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tất cả nhũng gì bạn viết chỉ là suy diễn, mà cái chính là bạn không hiểu chủ nghĩa dân tộc là gì. Bài chủ nghĩa dân tộc VN có lẽ do bạn viết nick khác ? Tôi thấy chất lượng rất kém và suy diễn theo hướng trào lưu Chủ Nghĩa Dân Túy. Thứ hai bạn nên nghiên cứu về hệ thống các đảng phái trên thế giới, cương lĩnh tranh cử, mục tiêu.v.v Nhà nước theo chủ nghĩa Mác có mang 2 bản chất (Nhiệm Vụ) là bản chất thống trị và bản chất xã hội lo cho dân chúng. Bất kỳ đảng nào nắm quyền thì cũng phải lo cho dân chúng nơi state đó nắm chủ quyền, và bất kỳ nhà nước nào thì cũng phải có chức năng đối nội đối ngoại đại diện quốc gia dân tộc và bảo vệ chủ quyền. Những cái đó không cấu thành nên cái gọi là Chủ nghĩa. Bạn cũng không nên nhầm lẫn giữa đấu tranh giải phóng dân tộc thì có nghĩa là chủ nghĩa dân tộc. Nói thêm về khái niệm, chỉ có chủ nghĩa Dân tộc cực đoan (chủ nghĩa quốc gia) mới đối lập với chủ nghĩa quốc tế còn chủ nghĩa dân tộc hài hòa với lợi ích các dân tộc khác, thì không có tính đối lập và không cần thiết phải phân biệt giữa 2 chủ nghĩa DT và QT, cũng như nói hài hòa lợi ích cá nhân và tập thể thì không thể nói chủ nghĩa cá nhân đối lập với tập thể / dân tộc/ xã hội/ nhân loại , như thế tức trong chủ nghĩa tập thể đã có CN cá nhân, và từ cái này có thể suy ra trong chủ nghĩa đại đồng là có chủ nghĩa dân tộc. Sự phân loại này chỉ có ý nghĩa khi có sự thổi lên ở mức cực đoan : cá nhân/ tập thể, cá nhân /dân tộc/ quốc tế - thế giới - nhân loại. Còn các Cương lĩnh, kể cả Cương lĩnh gần nhất, hay Điều lệ Đảng đều không có cái mà bạn tự suy diễn ra, cũng không có từ nào "kiến thiết" ở đầu Cương lĩnh cả.Thuvan1980 (thảo luận) 16:18, ngày 3 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nội dung thêm vào sửa

Chào bạn Hanh mad, cảm ơn bạn đã đóng góp cho Wikipedia. Gần đây bạn có thêm nội dung: "3 Đảng bộ cấp tỉnh có tỷ lệ đảng viên so với dân số trong tỉnh cao nhất cả nước theo thứ tự là Bắc Kạn (11,1%), Cao Bằng (10,7%) và Quảng Bình (8,4%)."

Những số liệu đó bạn lấy từ trang báo và tài liệu nào vậy? – — Dr. Voirloup💬 08:19, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Dựa trên thông tin trên báo đài về các Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW! số đại biểu đại diện cho bao nhiêu đảng viên trong tỉnh đó chia cho số dân Tổng điều tra dân số của tổng cục thống kê kết hợp với tỉ lệ tăng dân số hàng năm – hm 01:22, ngày 6 tháng 9 năm 2021 (UTC)
Hanh mad Tôi cần liên kết (link) đến các tài liệu đó để Một là, xác nhận là sô liệu trên là có thực. Hai là bổ sung vào bài viết các nguồn báo đài đó vào trong bài viết. Bạn có thể copy và dán các liên kết https của "báo đài về các Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW", liên kết của "Tổng điều tra dân số của tổng cục thống kê" và liên kết của "tỉ lệ tăng dân số hàng năm" tại trang thảo luận này
Hanh mad Đây là một bài viết có nhiều ý kiến bất đồng nên các thành viên Wiki luôn đề cao nguồn gốc nội dung (lấy từ bài báo, sách vở, nguồn hàn lâm nào) để tránh những thông tin không kiểm chứng lọt vào bài viết, mang tính định hướng thiếu khách quan. Xin cảm ơn— Dr. Voirloup💬 09:02, ngày 6 tháng 9 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp chủ yếu 3 cấp chính ở các nước Xã Hội chủ Nghĩa một đảng:

Ở các nước Xã Hội chủ Nghĩa một đảng 5 năm bầu cử một lần:

Cấp Quốc hội(cấp trung ương).

Cấp tỉnh,thành phố.

Cấp Xã, phường.

Logo Đảng Cộng sản sửa

Tôi nghĩ nên đổi logo búa liềm ở đầu trang thành Cờ Đảng Cộng sản Việt Nam để đaih diện cho Đảng thì sẽ trông quen thuộc hơn với người đọc. – Minomday (thảo luận) 06:01, ngày 12 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Thường trực Ban Bí thư sửa

Thường trực Ban Bí thư hiện tại là bà Trương Thị Mai – Lee Gok Da (thảo luận) 16:09, ngày 31 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Đảng Cộng sản Việt Nam”.