Thảo luận:Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Untitled

Untitled sửa

Tôi chưa hiểu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có được xam là nổi bật để đứng riêng thành một bài không? Nội dung của cả bài hầu như là chép từ điều lệ, chỉ có một phần bình luận dẫn theo báo. Nếu bỏ đi thì bài chả còn gì để nói. Thái Nhi (thảo luận) 08:03, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Một Đảng mà được ghi vào hiến pháp độc quyền lãnh đạo cả một dân tộc thì đảng viên của nó (nói chung) được học hỏi thêm tư tưởng Hồ Chí Minh tự động nổi bật rồi. Phủ nhận sự nổi bật của nó là chống Đảng đấy nhé! DanGong (thảo luận) 08:11, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Với wiki thì Đảng viên không tự động nổi bật đến mức phải tạo bài riêng. Và khi tôi chưa nhận thấy sự nổi bật thì tôi yêu cầu thảo luận. Chuyện có chống hay không, wiki không phải là nơi diễn thuyết về quan điểm chính trị. Thái Nhi (thảo luận) 08:21, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bài có thể mở rộng với nhiều thông tin rất đáng quan tâm và không nên/thể ghép với bài Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy ý kiến của tôi là giữ lại.--Người bầu cử (thảo luận) 08:27, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bên tiếng Anh cũng có hàng nghìn bài dạng en:2013 Rafael Nadal tennis season vì thông tin có ích nhưng không thể đưa hết vào bài chính. Ngoài ra tôi thấy Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đủ nổi bật để đứng riêng.--Người bầu cử (thảo luận) 08:30, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Vấn đề là bên đấy người ta tách những thông tin liên quan đến bài chính để tránh bài quá dài với những chi tiết chỉ đơn thuần mang tính liệt kê chứ không hình thành nội dung (dạng như các danh sách chẳng hạn). Còn bài viết bày, trừ phần lớn nội dung lấy từ Điều lệ Đảng, còn lại rất ít nội dung đại loại kiểu số lượng đảng viên, lối sống xa hoa, tham nhũng (nếu tất cả thì là nổi bật đấy)... và những chi tiết này không quá nhiều để tách bài riêng. Thái Nhi (thảo luận) 10:26, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Một bài về một tổ chức chính trị và bài kia về các thành viên của tổ chức này nếu đi sâu vào là hai vấn đề khác nhau. Một bài sẽ đặt nặng yếu tố chính trị của một tổ chức, bài kia sẽ nặng về yếu tố xã hội của con người. Chả hạn trong bài hai về yếu tố xã hội ta có thể nêu lên tinh thần hy sinh của những thành phần nào đó, chấp nhận cho con cái đi học xa quê hương, ở phương Tây đầy cám dỗ, để sau này về nước tiếp tục sự nghiệp của cha mẹ hy sinh thân mình phục vụ đất nước. DanGong (thảo luận) 11:10, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Một đối tượng có hơn 3 triệu người, là tầng lớp lãnh đạo của 01 xã hội, nhiều đảng viên là lãnh đạo, lãnh tục, tướng tá vậy mà không nổi bật?--Phương Huy (thảo luận) 11:33, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời
Nội dung và đề tài hoàn toàn đáp ứng quy định về độ nổi bật của wikipedia (đáp ứng hết tất cả các tiêu chí)--Phương Huy (thảo luận) 12:01, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thái Nhi, họ tách bài không vì lý do "những chi tiết chỉ đơn thuần mang tính liệt kê", xem thử Early life and military career of John McCain. Vô số bài như vậy.--Người bầu cử (thảo luận) 14:54, ngày 20 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị gộp bài này vào bài Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên thế giới này có rất nhiều đảng chính trị. Đương nhiên mỗi đảng đều có các đảng viên của mình, với các tiêu chí do mỗi đảng đặt ra. Vì thế, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam cũng chẳng có gí đặc biệt so với đảng viên các đảng khác. Vậy thì họ có gì khác hơn những đảng viên của các đảng khác để có một bài riêng ? --Двина-C75MT 14:52, ngày 3 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Có đấy bác, cụ thể là:
  • Lịch sử hình thành lâu đời (1930)
  • Vai trò to lớn trong lịch sử (đóng góp, hi sinh của nhiều thế hệ)
  • Số lượng lớn (gần 4 triệu người - tương đương với sô dân của nhiều quốc gia)
  • Trong đội ngũ của Đảng có nhiều nhân vật nổi bật, lãnh tụ, nguyên thủ, những người giữ vai trò quan trọng (chẵng hạn: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, các tướng tá, lãnh đạo)
  • Có nhiều ý kiến đề cập đến, trong văn hóa cũng như đời sống
  • Có nhiều quy định hay cần đề cập trong bài như: Đảng viên làm kinh tế, sinh con thứ ba, phát triển đảng với những người có đạo, tính gương mẫu, thực trạng hiện nay của đảng viên...

Do đó cần cơ cấu thành một bài riêng.--Phương Huy (thảo luận) 03:14, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu viết được như dàn ý của Phương Huy thì bài có thể đứng được. Còn viết như hiện nay thì tôi muốn gộp lại. Vì nhiều điểm nổi bật thì lại chẳng đề cập đến, trong khi đó thì lại viết khá nhiều những chuyện râu ria không nổi bật. --Двина-C75MT 05:22, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đã cơ cấu lại, bác khó tính quá--Phương Huy (thảo luận) 09:59, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời

Phương Huy thông cảm cho tôi vậy ! Làm khoa học thì khó tính gần như thành một bản tính. Thậm chí là khó tính cả với chính mình. Và bạn cũng đã nhận ra vấn đề. Bố cục lại như thế mới đảm bảo tính nổi bật. Nhưng tôi lưu ý rằng 90% đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam là đảng viên thường, là những công nhân, những người làm công ăn lương, thậm chí là dân cày nghèo, không giữ "chức vụ" gì cả. Vì vậy, đặt vấn đề tham nhũng đối với Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam một cách phổ quát như ở bài này là oan cho 90% đảng viên đã nêu. Vì tham nhũng là hành vi đi kèm với yếu tố bắt buộc là "chức vụ". Vì vậy, đặt vấn đề tham nhũng trong bài này là vơ đũa cả nắm. Phần còn lại thì nói chung, tôi không phản đối. --Двина-C75MT 15:49, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cái này thì từ từ nghiên cứu để viết lại. Tác giả xin cung cấp thêm chi tiết chứng tỏ độ nổi bật nè, theo thống kê thì bài này được xếp hạng 1.992 trên vi.wikipedia với 3-4.000 lượt truy cập mỗi ngày chứng tỏ mục từ này nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nổi bật đấy chứ?--Phương Huy (thảo luận) 01:31, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Số lượng truy cập không chứng tỏ vấn đề đảng viên tham nhũng là nổi bật mà chứng tỏ vấn đề quan chức tham nhũng mới là nổi bật. Trong khi đó thì như tôi đã cung cấp thông tin ở trên: 90% đảng viên không phải là quan chức (dù ở cấp thấp nhất là cấp thôn). Vì thế, gắn việc tham nhũng với đảng viên nói chung vẫn là không phù hợp. Luật chống tham nhũng cũng chỉ rõ, điều kiện để tham nhũng là người giữ chức vụ, có quyền hạn. Xét theo chỉ dẫn đó thì đảng viên không giữ chức vụ cũng chỉ như người thường.--Двина-C75MT 08:17, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Mấy ý trao đổi lại với bác.
  • Về số lượng truy cập, chỉ để chứng minh cho mục từ Đảng viên là nổi bật chứ không có ý nói tham nhũng của đảng viên là nổi bật
  • Có lẽ ý bác Minh Tâm là đưa việc tham nhũng quy về cho các chức danh nhà nước để đúng với cái lý thuyết gọi là có chức vụ thì mới có tham nhũng và theo ý này thì sẽ bẩy cái đoạn về tham nhũng ra khỏi bài (không biết có đúng không?) Nhưng theo ý của tôi (xin phép gọi bác xưng tôi) thì vẫn nên để lại trong bài vì vẫn hợp lý ở chỗ:
    • Dù tham nhũng với vai trò gì, cương vị gì (vai đảng hay vai quan) thì tóm lại người tham nhũng vẫn là đảng viên vì trong điều kiện hiện nay chỉ có 01 đảng lãnh đạo, những cán bộ bự, chủ chốt, chóp bu có tham nhũng thì vẫn là đảng viên (đến cấp cán bộ xã thôi mà cũng phải là đảng viên). Người ta sẽ chẵng cần biết ông này giữ chức vụ gì, tóm lại người ta chỉ biết ông tham nhũng là đảng viên (và điều này hợp với cách tiếp cận của bài). Trong bài tôi cũng đã bố trí mục xử lý kỷ luật của đảng chứ không đặt vấn đề truy tố pháp luật, như vậy là hợp logic.
    • Về tỷ lệ 90% và 10% (tỷ lệ này tạm tin theo lời của bác): Đôi khi số lượng không phải là tất cả. Dù chỉ có 10% có chức vụ và có tham nhũng như 10% này có ảnh hưởng có lớn hơn cả 90% vì đây là những thành phần nổi tiếng, có vai vế trong xã hội và được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, báo giới. 90% còn lại không nổi bật bằng.
    • Nếu chỉ một bộ phận không nhỏ trong 10% này tham nhũng với tỷ lệ như vậy tại sao Đảng cộng sản Việt Nam xác định là quốc nạn, đe dọa tồn vong của chế độ, chứng tỏ 10% có vai trò quan trọng và rất nổi bật. (Nếu được thì mong bác giải thích vấn đề này)
Tóm lại là vẫn nên giữ lại đoạn về tham nhũng.--Phương Huy (thảo luận) 09:32, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi đâu có bảo bỏ đi những thông tin về những đảng viên tham nhũng ? Nó sờ sờ ra đó, thiên hạ đều biết cả. Vấn đề là cần viết ra sao để chí ít thì 90% trong sạch kia không bị "buộc vào một bó" với số "quốc tặc" còn lại mà thôi. --Двина-C75MT 11:08, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Tôi thấy những thông tin mình đưa vào bài (đương nhiên có nguồn kèm theo) về tham nhũng (có chỉnh sửa thêm) sau khi đọc lại thấy cũng được, nội dung có phê phán nhưng không thái quá, chỉ mặt đặt tên từng bộ phận cụ thể (ĐV giữ chức vụ, công ty quốc doanh) không đến nỗi là vơ đũa cả nắm, buộc vào một bó như bác nói. Nếu bác thấy chưa hợp lý ở đoạn nào, ý nào, câu nào, từ nào thì vui lòng nêu ra, tôi sẽ chỉnh sửa theo ý kiến của bác để phù hợp nhất. Nhận xét chung quá rất khó cho người biên tập cải tiến bài.--Phương Huy (thảo luận) 12:15, ngày 6 tháng 8 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi đã coi lại. Vậy là ổn rồi. Mình đóng chuyện này nghe. --Двина-C75MT 06:05, ngày 7 tháng 8 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Mấy cái này ra biểu quyết là nhanh và chính xác nhất cứ phải giải thích từng chi tiết mất bao nhiêu thời gian.--Namnguyenvn (thảo luận) 2:00, ngày 24 tháng 8 năm 2013 (UTC)

Quay lại trang “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”.