Thảo luận:Đặng Huyền Thông

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi 222.252.196.182 trong đề tài Untitled

Untitled sửa

Searching google chỉ có 6 hits, bài viết chất lượng hơi kém, nhân vật không đủ nổi bật. Sock đem ra biểu quyết. Thick thi sock (thảo luận) 13:54, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Ông tổ nghề gốm Chu Đậu là Đặng Mậu Nghiệp"[1], bài viết thì có thể chỉnh trang lại được. Et3rnal Drag0n Trao đổi 13:58, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghĩ nên xóa bài này, đây rõ ràng là bài sao chép kém chất lượng.--Prof MK (thảo luận) 14:00, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhưng kiếm hoài ko thấy sao ở đâu. Et3rnal Drag0n Trao đổi 14:05, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bài này do một IP viết, không rõ lấy nguồn từ đâu. Search Đặng Huyền Thông ra cũng không ít nguồn, ngoài ra cuốn từ điển nhân vật của Đinh Xuân Lâm cũng có mục về ông này. Đợi mai tôi viết lại bài này. Nhờ ai đó tìm ra nguồn những thông tin trong bài, tôi kiếm mà không ra. Adia (thảo luận) 14:12, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thì ra là thế, searching lại với tên đăng huyền thông thì ra 1.300 hits, cũng không tệ. Nhưng chất lượng bài mà không sửa lại thì chắc phải biểu quyết lần nữa. Thick thi sock (thảo luận) 14:38, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vừa định giải thích để sáng tỏ thì bác Adia đã kịp làm rồi. Bạn IP dùng tên ko phổ biến nên mọi người hiểu lầm. Bài hiện tại có nhiều sai sót (Mạc Đăng Dung còn sống đến khi chạy lên Cao Bằng?), lại lan man (cả thơ than về chiến tranh Cao Bằng)... nói chung chất lượng kém. Tên tuổi Đặng Huyên Thông đã gắn với gốm Chu Đậu. Search trên net có khá nhiều bài có thể dùng, bác Adia có sách chắc sẽ tốt hơn.--Trungda (thảo luận) 15:07, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đặng Huyền Thông có tên trong Bách khoa Toàn thư Việt Nam, không thể nói không nổi tiếng được. Trích từ BKTT VN:
ĐẶNG HUYỀN THÔNG :
(tên thật: Đặng Mộng Nghiệp; thế kỉ 16), nghệ nhân gốm Việt Nam dưới triều Mạc Mậu Hợp (1578 - 91). Quê: xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Đặng Huyền Thông để lại những chân đèn, nhiều thớt vẽ men lam, rồng đắp nổi, trang trí rậm, điển hình cho quan điểm thẩm mĩ thời Mạc, giàu chất dân gian; và những bát hương lớn cùng một thể loại, vẫn còn lưu truyền tại nhiều đền, chùa ở Bắc Bộ. Đặng Huyền Thông là một trong năm nghệ nhân gốm được kí tên vào tác phẩm của mình. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam đều có lưu giữ tác phẩm của Đặng Huyền Thông vào thời kì 1580 - 89. Nhiều sưu tập tư nhân trên thế giới cũng có tác phẩm của Đặng Huyền Thông. 203.160.1.56 (thảo luận) 16:19, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi bỏ toàn bộ bài cũ rồi. Ngoài những phần lan man và sai lệch như bác Trungda đã nói, các chi tiết còn lại không nguồn và có vẻ như bịa (một sinh đồ lại có thể leo lên chức Tổng đốc, hơn nữa lên tới chức như vậy mà không có bất cứ nguồn nào ghi lại). Tôi đã viết lại bài dựa trên vài nguồn, xem ra ngoài xác định quê quán và ông từng đỗ Sinh đồ thì tiểu sử Đặng Huyền Thông là cả khoảng trắng bóc. Adia (thảo luận) 03:25, ngày 3 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôn Mỹ Xá của xã Minh Tân này trước kia cũng gọi là Đào Xá. Do đó không có căn cứ cho rằng thôn Đào Xá này ở tận huyện Ân Thi. 222.252.196.182 (thảo luận) 17:51, ngày 6 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghệ nhân gốm sứ Đặng Huyền Thông quê quán ở thôn Đào Xá huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên là chính xác vì thôn Mỹ Xá, xã Minh Tân trước kia có tên là Đặng Xá chứ không phải tên Đào Xá. Vả lại trong gia phả họ Đặng thôn Hùng Thắng đã ghi cụ Đặng Huyền Thông ở thôn Đào Xá, Ân Thi, Hưng Yên sau chuyển về lập nghiệp ở Hùng Thắng.

Quay lại trang “Đặng Huyền Thông”.