Thảo luận:LGBT ở Việt Nam

(Đổi hướng từ Thảo luận:Đồng tính luyến ái ở Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 2 tháng trước bởi 24.224.216.74 trong đề tài Câu cú
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.
Dự án LGBT
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án LGBT, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về LGBT. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Đề cử chọn lọc sửa

Mặt trời đỏ (thảo luận) 05:40, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này hay đấy. Đề nghị tác giả viết thêm để đề cử FA.--203.160.1.56 (thảo luận) 16:03, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

FA là featured article (bài viết chọn lọc)? Hy vọng là sẽ có nhiều sửa đổi và mở rộng vì còn vài khía cạnh chưa được bàn đến và lời văn đôi chỗ cũng còn chưa trôi chảy lắm. Mặt trời đỏ (thảo luận) 16:35, ngày 10 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lịch sử sửa

Nếu viết "Lịch sử" người ta sẽ tưởng đây là lịch sử về đồng tính luyến ái ở VN, nhưng đọc vào thì chỉ thấy nói về 1 ông vua đồng tính trong lịch sử Xiaoao (thảo luận) 02:40, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dĩ nhiên là phần lịch sử sẽ phải nói về lịch sử đtla ở Việt Nam, tuy nhiên tôi chưa tìm ra được tài liệu hay bài báo nào nói về điều này. Nếu bạn biết thì bạn có thể viết thêm cho bài này được đầy đủ hơn. Còn vua Khải Định cũng chỉ là một người mà người ta cho rằng có thể là đtla. Một việc liên quan đến đtla đã từng xảy ra trong lịch sử vậy thôi. Bên cạnh đó, từ xưa cũng đã từng có hiện tượng lên đồng của các cô đồng cậu bóng, không biết có liên quan gì đến đtla hay không. Ai đó có thể viết về điều này được chăng? Mặt trời đỏ (thảo luận) 05:18, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong cái trường hợp chưa có gì để viết về lịch sử đtlá ở vn thì nên sửa cái tên của mục đó lại, có thể sửa là "Trong lịch sử" cho giảm bớt nghĩa, thì nó hợp với việc viết về chuyện của vua Khải Định.Xiaoao (thảo luận) 06:24, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Ngủ chung" của Huy Cận sửa

Ôi rét, đêm nay mấy học trò
Ngủ chung giường hẹp, trốn bơ vơ.
- Có hồn vạn thuở buồn đơn chiếc
Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ.

Những câu trong bài này thì không khí và sự tư duy cũng giống:

Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

Sao lại kêu là viết về "đề tài này" (TY với Xuân Diệu) ? "Mấy học trò" "xương cọ vào nhau bớt nỗi hàn", theo như hồi ký của chính ông Huy Cận thì nó viết về khoảng thời gian trung học bạn bè ngủ chung với nhau, cũng bình thường nhưng ông Huy Cận đã viết 1 cách yếu đuối và cảm động, bởi vì tâm hồn ông như thế, thế thôi. Có thể Huy Cận có thơ viết cho tình cảm với Xuân Diệu nhưng tôi nghĩ không phải bài này. Bài thơ "Ngủ chung" mang nỗi sầu thiên cổ, vô chung, vô thủy của ông nhà thơ có thời rất lãng mạn và phiêu bồng ấy, nếu phân tích ra thì chẳng thấy cái gì đồng tính và cũng chẳng thấy chút Xuân Diệu nào cả. Nhất là cái câu thứ 3 và thứ 4 trong khổ thơ tôi vừa trích, nếu nó đặt vào 1 bài viết về tình cảm riêng cho 1 người nào đó thì thành vô duyên mất.Xiaoao (thảo luận) 02:49, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phần nói về bài thơ ngủ chung là do tôi chép từ bên bài Xuân Diệu qua. Có thể nó chưa đúng lắm. Nếu bạn biết rõ thì bạn có thể sửa lại hoặc xóa câu này đi. Ngoài ra nếu bạn biết bài thơ nào mà Huy Cận viết về tình yêu với Xuân Diệu thì bạn có thể đưa vào. :) Mặt trời đỏ (thảo luận) 05:17, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy thì nên xóa câu này. Còn thì tôi ít đọc thơ HC sau 1945 nên không biết có bài nào nói về t y với ông Diệu không, tôi chỉ thấy những bài nói về tình yêu với ông Hồ Chí Minh, không biết có nên đưa vào không ? :D Xiaoao (thảo luận) 06:27, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nếu tình yêu đó có liên quan đến đtla thì bạn có thể đưa vào được đấy! Mặt trời đỏ (thảo luận) 15:23, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mở rộng đề tài sửa

Tôi nghĩ bài này nên mở rộng đề tài thành LGBT ở Việt Nam và miêu tả luôn về những người transsexual, một hiện tượng liên quan nhưng không nằm trong phạm trù "đồng tính luyến ái". NHD (thảo luận) 10:11, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo ý kiến chủ quan của tôi thì có vẻ không nên vì:
  • LGBT ở Việt Nam, tên nghe lạ quá, chắc chẳng ai thèm vô đọc.
  • Người Việt Nam thường vẫn còn chưa phân biệt được rõ ràng LG, B và T mà còn gộp lại thì họ càng dễ nhầm lẫn.
  • Transexual ở VN có thể đưa vô bài người chuyển đổi giới tính.
Tuy nhiên bên tiếng Anh thường thấy LGBT ở Japan, Singapore, Phillippines… nhưng đó là tiếng Anh. Đây chỉ là ý kiến của riêng tôi. Mặt trời đỏ (thảo luận) 10:59, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi có tìm thấy một số nghiên cứu về lịch sử người transsexual tại Việt Nam nhưng với tên bài hiện nay không thấy hợp trong nội dung bài này. NHD (thảo luận) 17:25, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi cũng nghĩ là không nên, chúng ta có thể tạo một bài riêng về LGBT ở Việt Nam, đồng tính luyến ái ở Việt Nam sẽ có một phần trong bài đó, nhưng bản thân nó cũng có bài riêng. ditimchanly (thảo luận) 07:21, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

@DHN: Đã có bài Người chuyển giới ở Việt Nam.Qqaazzwwss (thảo luận) 08:39, ngày 13 tháng 12 năm 2023 (UTC)Trả lời

Dẫn bài sửa

Dẫn bài hiện nay như sau:

"Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính [1], nhưng hôn nhân đồng tính là trái với luật hôn nhân và gia đình.[2] Chưa có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của đồng tính luyến ái.[1]"

Theo nội dung bài thì ý này đã có ở phía dưới và không bao gồm hết các nội dung mà bài phản ánh. Bài hiện đang được đề cử chọn lọc và dẫn bài đang bị chê là hơi ngắn. Theo tôi, có thể sửa lại như sau:

"Cộng đồng đồng tính luyến ái ở Việt Nam là một cộng đồng nhỏ với tỷ lệ phần trăm trên dân số tương đồng với các nước, sống khép kín do gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong thể hiện, sinh hoạt, kết hôn. Chưa có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của đồng tính luyến ái ở Việt Nam và cộng đồng này."Bánh Ướt (thảo luận) 06:49, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đoạn dẫn bài nên dài khoảng 5-10 câu tóm lượt nội dung bài viết để có thể đưa vào trang chính. NHD (thảo luận) 09:22, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đồng ý với Dụng, nhưng ý tôi là đoạn dẫn bài hiện nay không nói lên được nội dung chủ yếu của bài. Tên bài là Đồng tính luyến ái ở Việt Nam có thể hiểu là:
  1. Bài chủ yếu nói về thiên hướng tình dục đồng tính ở Việt Nam.
  2. Bài chủ yếu nói về cộng đồng những người có thiên hướng tình dục đồng tính ở Việt Nam.
Theo nội dung các bài có liên quan thì thiên hướng tình dục đồng tính ở Việt Nam không khác gì với thiên hướng tình dục đồng tính của các nơi khác. Do đó, theo tôi thì bài chủ yếu đang nói về cộng đồng những người có thiên hướng tình dục đồng tính ở Việt Nam. Tất nhiên khi nói về cả cộng đồng người đồng tính thì bài có rất nhiều đề mục khác nhau như đặt tính thể chất, tình cảm bên trong và ngoại hình, giọng nói bên ngoài để phân biệt người đồng tính ở Việt Nam; các đóng góp của người đồng tính Việt Nam về văn hóa, nghệ thuật ... các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu có liên quan đến người đồng tính, thiên hướng tình dục đồng tính ở Việt Nam; các nếp sinh hoạt, hôn nhân, đời sống tinh thần của người đồng tính; các mối quan hệ ứng xử "đồng đẳng" và bên ngoài, các thành kiến về người và thiên hướng tình dục đồng tính của xã hội theo thời gian; các truyền thuyết về nguồn gốc, cách chữa "bệnh" và sự lây "bệnh" của người Việt (bao gồm hơn 50 dân tộc); các truyền thuyết và sự nhầm lẫn về người đồng tính và hoạn quan (như Lê Văn Duyệt)... sau khi đọc bài này, tôi tin rằng không thể chỉ "nhìn điệu bộ, nghe giọng nói", quen biết qua loa, hoặc biết họ thường lui tới sinh hoạt ở đâu là có thể đoán ra họ có thiên hướng tình dục đồng tính.Bánh Ướt (thảo luận) 03:19, ngày 1 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phần Luật pháp sửa

Tôi thấy hai câu này: "Chính quyền thực dân Pháp cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa. Mặc dù mại dâm nữ là phạm pháp, luật pháp không đề cập gì đến mại dâm nam." hình như không ăn khớp với nhau thì phải. Phải chăng tác giả ngầm định đối tượng mãi dâm là nam? Tran Quoc123 (thảo luận) 02:19, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ý muốn nói là có luật cấm bán dâm nữ nhưng không có luật cấm bán dâm nam. NHD (thảo luận) 02:47, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Câu này rõ nghĩa đấy chứ. Nếu sửa thì chỉ cần "trong" thành "tại" và thêm chữ "nhưng" ở câu sau cho đủ công thức "mặc dù... nhưng".--Triều Tiên nhân (thảo luận) 02:52, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không ăn nhập mà. Đang nói về đồng tính thì quay ngoặt sang mại dâm. :-/.Tran Quoc123 (thảo luận) 15:46, ngày 31 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

phan phap luat sửa

tu the ki16-17 cua nuoc ta da xuat hien dong tinh cua nha vua den nay nam 2010va la the ki 21 rui minh phai thay doi nhieu thu chu giong nhu nguoi dong tinh o viet nam khong le nguoi ta da vuon vao rui thi phap luat cong dong lai bo roi sao?vay hoi thoi gian toi day neu co chien trang thoi gioi lan thu 3 nguoi dong tinh co duoc khong chien dau khong ho la dong tinh nhung ai cung co 1tam long yeu nuoc nong nang na kia,chua chat j 1doi cap nam nu ket hon danh hoan con dong tinh nguoi ta khong duoc ket hon nhung nguoi ta lai song hanh phuc hon cap gia dinh dang hoan kia.neu phap luat xa hoi khong tin dieu ay vay sao?tu the ki 21nay lai dua ra luat bao luat gia dinh chu

Đoạn không liên quan sửa

Đoạn "Tuy nhiên, những nghiên cứu trên thế giới cho thấy....tiến triển thành tâm lý dài hạn" nên bị xóa. Lý do: nói về đồng tính luyến ái nói chung không liên quan tới chủ đề của tựa đề đang nói. Phần này đã nói trong bài đồng tính luyến ái. Bài này chỉ nói về ở Việt Nam. Mặt trời đỏ (thảo luận) 23:21, ngày 19 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đồng tính giả sửa

Tuy nhiên, những nghiên cứu trên thế giới cho thấy: việc một người dị tính chuyển sang đồng tính do bị lôi kéo, ảnh hưởng là có thật. Đối với nhiều người, thiên hướng tình dục không phải là bẩm sinh và không thể thay đổi, mà nó biến đổi theo thời gian, có thể từ dị tính sang đồng tính hoặc ngược lại. Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) tuyên bố rằng "một số người tin rằng thiên hướng tình dục là bẩm sinh và cố định; Tuy nhiên, thực tế khuynh hướng tình dục luôn phát triển trong suốt cả một đời người""[1] Trong một tuyên bố phát hành cùng với Tổ chức y tế Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ cho rằng "những người khác nhau nhận ra tại các điểm khác nhau trong cuộc đời rằng họ là dị tính, đồng tính nam, đồng tính nữ, hay lưỡng tính"[2] Một báo cáo từ Trung tâm Y tế và sức khỏe tâm thần cho biết: "Đối với một số người, thiên hướng tình dục là liên tục và cố định trong suốt cuộc đời họ. Đối với những người khác, thiên hướng tình dục có thể là linh động và thay đổi theo thời gian".[3] Nghiên cứu của Lisa Diamond về "Lưỡng tính nữ từ tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành" cho thấy rằng có "tính lưu động đáng kể trong thiên hướng lưỡng tính, hoặc không rõ ràng, và đồng tính nữ tại thời điểm khảo sát, về hành vi và bản sắc"[4][5] Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng: nhiều người đã tự phủ định khuynh hướng đồng tính khi nó manh nha xuất hiện trong tâm trí họ nhằm tránh phải xung đột với các giá trị xã hội và tôn giáo[6][7][8][9] Sau khi xem xét các nghiên cứu, Judith Glassgold, chủ tịch của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ phụ trách về tâm lý tình dục, cho biết một số người có sự tự phủ định khuynh hướng đồng tính và "không có bằng chứng rõ ràng về tác hại (của sự tự phủ định này)"[10]

Như vậy, trong nhiều trường hợp (dù không phải là tất cả), thiên hướng tình dục thực sự có thể bị thay đổi bởi yếu tố môi trường (sự tác động của văn hóa xã hội, tôn giáo, gia đình, bạn bè...) như bác sĩ Sơn trình bày. Điều này cũng giải thích tại sao ở các nước châu Á, tỷ lệ đồng tính được ước tính thường thấp hơn nhiều các nước châu Âu, vì các nước Á đông có các truyền thống xã hội nghiêm ngặt và lối sống thiên về cộng đồng hơn là cá nhân. Ở các nước này, với những người có thiên hướng tình dục có thể thay đổi, mỗi cá nhân thường sẽ tự phủ nhận ngay thiên hướng đồng tính-lưỡng tính của họ ngay khi nó xuất hiện chứ không để tiến triển thành tâm lý dài hạn.

Tôi tạm thời chép đoạn đó ra thảo luận như trên đây. Lý do là đoạn này không phục vụ làm rõ chủ đề của bài viết là Đồng tính luyến ái ở Việt Nam. Nó đã được nói trong bài đồng tính luyến ái nói chung, nơi mới chính là chủ đề của nó. Ví dụ như trong bài Hà Nội, bạn không thể thảy một đoạn dài ngoằng nói về Việt Nam nói chung vô đó được. OK?
Nên nhớ là cái điều bạn vừa làm ở trên là định hướng người đọc. Điều đó không hợp pháp ở wiki. Nếu người đọc muốn biết nhiều hơn về đồng tính, họ có thể vô bài đó mà đọc. Mặt trời đỏ (thảo luận) 14:41, ngày 6 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi thấy việc bạn làm mới là định hướng người đọc. Không có quy định nào rằng "bài về VN thì không được dẫn 1 số tài liệu liên quan đến vấn đề đó trên thế giới". VIệc bạn xóa đoạn này (trong khi vẫn giữ ý kiến của ông GS kia) khiến người đọc ngộ nhận là TS Sơn tự nghĩ ra thuật ngữ đó mà chả hề tham khảo qua nghiên cứu khoa học nào cả, việc này không chỉ gây ngộ nhận mà còn làm hạ uy tín của TS Sơn nữaMiG29VN (thảo luận) 12:46, ngày 7 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Dầu sao đi nữa ý kiến phản biện kia, mặc dù là của người nước ngoài, cũng bàn về một hiện tượng/khái niệm (đồng tính giả) ở Việt Nam, bối cảnh của bài này. Còn những thứ bạn đưa vào không sai nhưng nó không thuộc bối cảnh của bài. Ý kiến tôi là vậy. Những ai có kinh nghiệm xử lí tranh cãi kiểu này, xin cho ý kiến và tiền lệ ở đâu đó. Mặt trời đỏ (thảo luận) 15:07, ngày 7 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời
Trong trường hợp này bạn Mặt trời đỏ đã đúng. Đây là bài viết về LGBT ở Việt Nam thì tất cả các nguồn tài liệu đều cần nói về Việt Nam. Việc đưa tài liệu nói về nước khác có tác dụng khiến người đọc so sánh với Việt Nam là một dạng nghiên cứu chưa được công bố cần phải bị đánh dấu và xóa bỏ. Nếu Mig29 hay Saruman còn cố đưa thì tôi sẽ cùng tham gia vào bài này. --Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 15:50, ngày 7 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Số người đồng tính sửa

Con số 1,65 triệu đồng tính là do báo chí nhại lại phát biểu của ông Bình, và con số này cũng lại do ông Bình tự nghĩ ra bằng cách áp tỷ lệ người đồng tính ở 1 số nước ÂU Mỹ vào VN mà không dựa trên thống kê thực nào cả. Việc này rất phản khoa học khi ngồi 1 chỗ rồi tự đưa ra 1 con số mang tính toàn quốc mà không quan tâm đến những khác biệt giữa các nứoc (khảo sát ở mấy nứoc châu Á đều cho tỷ lệ thấp hơn khá nhiều so với Âu Mỹ), chả khác nào 1 ca sĩ cũng từng tự phát ngôn "70% ca sĩ nam là đồng tính". Nó vượt xa con số của những ước tính khác có dựa trên khảo sát thực (VD ước tính của tổ chức CARE), việc ông Bình nói chưa có điều tra nào ước lượng số lượng người đồng tính ở Việt Nam do đó cũng là tự bịa ra.

http://www.phapluatvn.vn/doi-song/201207/Ket-hon-dong-tinh-cuoc-dau-tranh-giua-luat-va-quyen-yeu-duong-2068977/

do đó ko thể để nguồn này đượcMiG29VN (thảo luận) 06:35, ngày 16 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu bạn không đồng ý với ước tính của chuyên gia này thì mời tìm chuyên gia khác đưa ý kiến khác. Thật buồn cười khi một tên vô danh cho rằng mình biết nhiều hơn một chuyên gia. Bài này đã đưa hết tất cả các ước tính có thể tìm được, không hề nói rằng các con số này đúng hay sai. NHD (thảo luận) 00:44, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Dùng tỉ lệ của các nước khác để ước tính có gì là lạ? Việc số người công khai tự nhận là đồng tính ở những nơi có nhiều kỳ thị đối với họ thấp hơn những nơi khác hoàn toàn dễ hiểu. Tuyên bố của ông tổng thống Iran rằng nước ông ta "không có người đồng tính" đã bị chế giễu và làm trò hề. NHD (thảo luận) 01:43, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Đừng quên là đồng tính ngoài bẩm sinh còn do ảnh hửong môi trường XH. Yếu tố văn hóa khác nhau sẽ dẫn tới số lựong đồng tính khác nhau (dù không thể bằng 0), dù không bị kì thị thì tỷ lệ đồng tính ở các nứoc vẫn sẽ có chênh lệch, nhất là giữa 1 nứoc châu Á với châu Âu, do đó không thể áp đặt tỷ lệ của nước này với nước kia đượcMiG29VN (thảo luận) 01:54, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bạn lại cứ tiếp tục dẫn lái người đọc. Nếu bạn cho rằng ước tính của ông này có gì bất thường hay không chính xác xin mời tìm nguồn nói rõ vậy, còn nếu muốn thúc đẩy ý kiến cá nhân của mình mà không đưa ra nguồn tôi sẽ có biện pháp mạnh hơn. NHD (thảo luận) 15:39, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nếu lý của bạn đúng, hãy lên báo công bố lập luận của bạn rồi cite nguồn vào đây. Còn cãi không không thì tôi cãi cũng được. Mặt trời đỏ (thảo luận) 08:23, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chép bài khác và Internet sửa

Đề nghị chấm dứt việc chép nội dung không biên tập.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 01:34, ngày 1 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tham khảo sửa

  1. ^ American Psychiatric Association (2000). “Gay, Lesbian and Bisexual Issues”. Association of Gay and Lesbian Psychiatrics.
  2. ^ “Just the Facts About Sexual Orientation & Youth: A Primer for Principals, Educators and School Personnel”. American Academy of Pediatrics, American Counseling Association, American Association of School Administrators, American Federation of Teachers, American Psychological Association, American School Health Association, The Interfaith Alliance, National Association of School Psychologists, National Association of Social Workers, National Education Association. 1999. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ “ARQ2: Question A2 – Sexual Orientation”. Centre for Addiction and Mental Health. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ Diamond, Lisa M. (2008). “Female bisexuality from adolescence to adulthood: Results from a 10-year longitudinal study” (PDF). 44 (1). Developmental Psychology: 5–14. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ “Bisexual women – new research findings”. Women's Health News. 17 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ Ponticelli, C. M. (1999). Crafting stories of sexual identity reconstruction. Social Psychology Quarterly, 62, 157–172.
  7. ^ Erzen, T. (2006). Straight to Jesus: Sexual and Christian conversions in the ex-gay movement. Los Angeles: University of California Press.
  8. ^ Thumma, S. (1991). Negotiating a religious identity: The case of the gay evangelical. Sociological Analysis, 52, 333–347.
  9. ^ Kerr, R. A. (1997). The experience of integrating gay identity with evangelical Christian faith. Dissertation Abstracts International, 58(09), 5124B. (UMI No. 9810055).
  10. ^ A New Therapy on Faith and Sexual Identity: Psychological Association Revises Treatment Guidelines to Allow Counselors to Help Clients Reject Their Same-Sex Attractions

Lỗi thời sửa

Trừ mục "Quyền LGBT" (cập nhật đến 2022), bài chủ yếu có thông tin từ 2009, với một ít thông tin trong khoảng 2010–2015, mong có thành viên hiểu biết về chủ đề cập nhật.42.112.97.67 (thảo luận) 05:22, ngày 15 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Câu cú sửa

“Người LGBT ở Việt Nam” nghe hơi kỳ. Tôi nghĩ nên đổi thành “Cộng đồng LGBT tại Việt Nam” hoặc là “Người đồng tính, nhị giới, và chuyển giới tại Việt Nam” sẽ hợp lý hơn – 24.224.216.74 (thảo luận) 03:30, ngày 4 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “LGBT ở Việt Nam”.