Thảo luận:Ahn Jung-Hwan
Dự án Tiểu sử | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Tên bài
sửaTại sao cứ phải phiên âm Hán Việt cho các tên Hàn Quốc. Đọc mấy tên này, rất nhiều người không biết đó là ai. Và trong bài này không hề nhắc đến từ Ahn Jung-Hwan !?.--An Apple of Newton 16:05, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Đã có biểu quyết về vấn đề này rồi mà? Lỗi tại báo chí VN thích chép thẳng từ các nguồn tiếng Anh. Các tên latinh khác vẫn có thể chuyển hướng về đây để mọi người có thể tìm ra. Nguyễn Thanh Quang 16:09, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Tôi không dám nói "lỗi" của ai nhưng làm việc nhiều với người Hàn Quốc, tôi chỉ thấy tên Latinh cả trên email lẫn danh thiếp. Tôi chưa thấy họ yêu cầu phải gọi họ theo phiên âm Hán Việt bao giờ.
- Còn về biểu quyết (nếu tôi không nhầm thì ở bài Danh sách Tổng thống Hàn Quốc), hình như nó chưa hoàn chỉnh, mặc dù Casa có đưa ra điều kiện "Sau một tuần..." nhưng số số người tham dự chưa đủ yêu cầu của Số phiếu tối thiểu cần có cho các cuộc bỏ phiếu khác. Có lẽ mọi người chưa quan tâm lắm đến vấn đề này.--An Apple of Newton 16:21, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Những người Hàn Quốc tôi biết để cả tên Hanja của họ trên danh thiếp, nên ta gọi họ theo âm Hán Việt "trong môi trường nói tiếng Việt" không có gì là sai. Dĩ nhiên khi bạn làm việc trong môi trường quốc tế với họ và những người quốc tịch khác, hiển nhiên là dùng tên tiếng Anh. Nguyễn Thanh Quang 04:40, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Vậy bạn thích Geumgangsan hơn là "núi Kim Cương", Pyongyang hơn là "Bình Nhưỡng"... ? Trong trường hợp này thì liệu tên nào được biết hơn? Nguyễn Thanh Quang 16:14, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Thực sự, tôi chỉ biết từ Bình Nhưỡng được phiên âm từ từ Pyongyang và từ này rất phổ biến ở VN. Các từ khác tôi không rõ có được phiên âm không.--An Apple of Newton 16:21, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Tôi chỉ thấy tiếng Việt không có sự nhất quán, vào thời buổi ngày nay khi mà thông tin về Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ngày càng ngợp thì báo chí tiếng Việt không đủ thời gian và khả năng để dò phiên âm Hán-Việt như trước kia: Bình Nhưỡng, Bạch Đầu sơn, Hán giang, Kim Cương sơn, Kim Nhật Thành... Nếu dùng tên tiếng Anh Choego Inmin Hoeui, Kimjongilia, Chongryon, Han river ... bạn có hiểu đó là gì không nếu chỉ xem sơ qua tên gọi, cái lợi của âm Hán Việt là ở chỗ đó. Chưa kể có những tên như Han river vì không có dấu như tiếng Việt nên dễ nhầm lẫn và trùng nhau, nếu gọi theo âm Hán Việt thì sẽ phân biệt được "Hán Giang", "Hán Thuỷ", "sông Hàn". Nguyễn Thanh Quang 05:03, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Thực sự, tôi chỉ biết từ Bình Nhưỡng được phiên âm từ từ Pyongyang và từ này rất phổ biến ở VN. Các từ khác tôi không rõ có được phiên âm không.--An Apple of Newton 16:21, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Các tên Hàn Quốc này đã có phần thảo luận riêng rồi cơ mà. Cả tên tiếng Anh lẫn tên phiên âm Hán Việt người đọc đều không hiểu và xa lạ. Việc bây giờ là cần áp đặt một quy định nào đó cho các tên riêng Hàn Quốc ở Wikipedia tiếng Việt. Tương lai thì chắc sẽ ngày càng ít người dò phiên âm Hán Việt với độ "nóng" của thông tin toàn cầu như hiện nay. Casablanca1911 04:52, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Âm Hán Việt của các từ trên lần lượt là: "Hội nghị/Quốc hội Nhân dân Tối cao", "hoa Kím Chính Nhật", "Tổng Liên" tức "Tổng hội liên hiệp người Triều Tiên tại Nhật Bản". Như thế cũng xa lạ như tên tiếng Anh sao? Nguyễn Thanh Quang 05:21, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
Yes. Nếu không có giải thích và bài viết kèm theo. Tóm lại là vẫn cần đợi biểu quyết về quy định cho tên chính bài viết này. Casablanca1911 05:37, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Biểu quyết thì vẫn biểu quyết thôi, nhưng tôi e ko đủ số phiếu cần thiết để tổng kết. Còn tên gọi Hán Việt đọc qua có thể hiểu ngay là từ đó nói về gì, còn tên tiếng Anh tôi e bạn phải google ra mới hiểu. Nguyễn Thanh Quang 05:42, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Có thể một số địa danh đã được phiên âm nhưng đa số tên người Hàn Quốc hay Bắc Triều Tiên hiện nay được dùng theo tên Latinh. Sau tên quốc gia là đến thứ này đây. Thật rắc rối! Theo thiển ý của tôi thì chúng ta - một nhóm người - đừng nên tự đề ra quy định nếu chúng ta không chắc chắn. Và tốt nhất là hãy sử dụng những cái mà đa số người đang sử dụng và chấp nhận. Nếu sau này có sự thay đổi nào đó, lúc đó Wiki đổi tên cũng không muộn.--An Apple of Newton 16:45, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Tôi không cho rằng một khi đã tham gia BKTT là phải chờ đợi ai đó hay đi theo đám đông quần chúng. Tại sao Wikipedia không thể tiên phong? Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng việc lười tra Hán Việt trong báo giới còn có ngay cả trong chính các tên riêng tiếng Trung Quốc, bạn thử mở báo ra mà xem. Nguyễn Thanh Quang 01:53, ngày 18 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Có thể một số địa danh đã được phiên âm nhưng đa số tên người Hàn Quốc hay Bắc Triều Tiên hiện nay được dùng theo tên Latinh. Sau tên quốc gia là đến thứ này đây. Thật rắc rối! Theo thiển ý của tôi thì chúng ta - một nhóm người - đừng nên tự đề ra quy định nếu chúng ta không chắc chắn. Và tốt nhất là hãy sử dụng những cái mà đa số người đang sử dụng và chấp nhận. Nếu sau này có sự thay đổi nào đó, lúc đó Wiki đổi tên cũng không muộn.--An Apple of Newton 16:45, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
- Biểu quyết thì vẫn biểu quyết thôi, nhưng tôi e ko đủ số phiếu cần thiết để tổng kết. Còn tên gọi Hán Việt đọc qua có thể hiểu ngay là từ đó nói về gì, còn tên tiếng Anh tôi e bạn phải google ra mới hiểu. Nguyễn Thanh Quang 05:42, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)
wiki không thể đi tiên phong, đơn giản chúng ta chỉ là một phần nhỏ của xã hôi. Bây giờ, bạn nói sông Áp Lục thì nhiều người đọc sử liên tưỏng được chiến tranh Triều Tiên. Chỉ có những người lười dọc sách, chỉ ham đọc báo chí trên mạng mới không biết từ Ấp Lục. Bây giờ viết Yalu thì những người uyên thâm nhiều người không biết là gì.
Nhiều người đi Bắc Hàn về cũng không thể nhận ra nơi họ đã sống nhiều năm nếu viết bằng thay cho Pyongyang thay cho Bình Nhưỡng, Peking thay cho Bắc Kinh vì họ không biết tiếng Anh. Hay Canton, Guangzhou, Quảng Châu. Những trận đánh được ghi trong lịch sử cũng mờ nhạt như trận Nhân Xuyên. Tất nhiên, những người không quan tâm đến trận đánh đó thì đúng là mờ nhạt, nhưng ngôn ngữ là dành cho những người quan tâm. Hay có một bệnh phổ biến là văn mình, viết ra tự cho mình là nhất quả đất nhưng chẳng ai quan tâm.
Bây giờ dịch một trang tiếng Anh nói về Incheon thì chẳng ai biết, trong các tài liệu quân sự tiếng Việt đều nói là Nhân Xuyên. Nếu các bạn đi tiên phong thì, theo tôi, các bạn thông cảm, các bạn uy tín có khi không bằng anh binh nhì về quân sự.
Như vậy, theo tôi Hàn Quốc nên để có phiên âm, nhưng những gì liên quan đến Trung Quốc và Bắc Triều Tiên thì nên có Hán Việt. Rất nhiều từ người Hàn hay dùng nhưng liên quan đến TQ và BTT. Họa còi 12:58, ngày 3 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Nào, thế bây giờ quay lại vấn đề tên bài này, mọi người xem thế nào đây? Tôi không ủng hộ cái tên này, do là cái tên mới biết đến lần đầu, nghe xa lạ. Ahn Jung-Hwan phổ biến hơn nhiều. Chúng ta không nên quá cứng nhắc trong một số trường hợp như thế này, đây không phải tên một người Hán. PS: Tôi cũng chẳng muốn bổ sung thêm bài này nếu như dưới tên bài như vậy. conbo trả lời 15:43, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Câu cuối: 3 tháng 6 năm 2007|Câu trả lời mới: 11 tháng 4 năm 2008, 2 tháng nữa là đủ 1 năm. ☺Hehe FlaVia 16:13, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)